- Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Vật lý trị liệu Sài Gòn năm 2018
- Đại học Quốc gia TP Sài Gòn áp dụng cùng lúc 6 phương thức tuyển sinh
- Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn năm 2018
Sư phạm tiếng Dân tộc còn thiếu nhiều nhân lực
Giáo dục nâng cao chất lượng đào tạo
Nghề giáo luôn được xem là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Trong thời đại mới, giáo dục vẫn là lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển hàng đầu, đặc biệt là đào tạo đội ngũ giáo viên. Qua các kỳ tuyển sinh đại học, dù có rất những ngành ngành mới nhưng sư phạm vẫn giữ được sự thu hút của một lượng thí sinh đăng ký thu tuyển khá lớn. Bổ sung ngành mới, sư phạm liệu có thu hút được thí sinh
Tốc độ phát triển rất mạnh mẽ hiện nay của nước ta theo xu hướng hội nhập kéo theo đó là sự hình thành và du nhập những ngành nghề mới như công nghệ thông tin, chăm sóc sắc đẹp, marketing, quản trị logistics,…
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng sư phạm vẫn luôn chiếm được sự quan tâm và ưu tiên cho chất lượng đào tạo. Không chỉ sư phạm truyền thống, mới đây theo thông báo mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2018 sẽ lần đầu tiên chính thức được đưa vào chương trình đào tạo là sư phạm tiếng dân tộc.
Đây có lẽ là một tin rất tích cực với những ai muốn được học và trở thành giáo viên dạy các tiếng dân tộc của nhiều vùng miền cũng như là cách để văn hóa dân tộc ngày càng được giới thiệu một cách không còn đơn thuần chỉ là biết đến, mà là học và tìm hiểu, ứng dụng thực tế. Mặc dù vậy thì việc thay đổi về việc bổ sung ngành mới này liệu có thu hút được nhiều thí sinh vẫn còn là một câu hỏi lớn cần được giải đáp trong kỳ tuyển sinh 2018 sắp tới.
Dự đoán cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Dân tộc
Khái niệm rất mới trong ngành sư phạm nhưng “Sư phạm tiếng dân tộc” khi được công bố trong phương thức tuyển sinh năm nay lại không mang đến sự xa lạ và khó tiếp nhận. Bởi lẽ, Việt Nam được biết đến là đất nước có 54 dân tộc anh em, có một nền văn hóa ngôn ngữ các vô cùng đa dạng và là điểm rất khác biệt của mỗi dân tộc.
Sư phạm tiếng Dân tộc một ngành học mới cần phát triển
Theo như thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì bắt đầu sẽ đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Dân tộc sẽ chủ yếu một số tiếng dân tộc như Khmer, Jrai, X’đăng… Không chỉ sư phạm mà khối ngành ngôn ngữ cũng bổ sung thêm ngôn ngữ Chăm, ngôn ngữ Khmer. Đây là những tiếng dân tộc khá phổ biến và có những đặc trưng trong ngôn ngữ. Sự chỉ đạo của Bộ giáo dục dựa trên tình hình thiếu hụtnhân lực cho ngành học này. Cũng như với Bộ y tế hàng năm sẽ có các định hướng cụ thể cho việc đào tạo lao động cho các ngành Cao đẳng điều dưỡng, Cao đẳng Dược, Bác sĩ, Y tá, xét nghiệm viên,...sao cho thích hợp nhất với nhu cầu sử dụng của thời kỳ này.
Như vậy, các bạn thí sinh khi lựa chọn học ngành này không nên quá lo lắng trước các cơ hội nghề nghiệp khi tốt nghiệp ra trường. Một vài dự đoán về nghề nghiệp chính của Sư phạm tiếng dân tộc trong tương lai: Giảng viên dạy tiếng dân tộc tại các trường đại học; Nghiên cứu khoa học về tiếng dân tộc; Truyền thông về văn hóa ngôn ngữ dân tộc; Phiên dịch viên cho các lĩnh vực có nhu cầu đặc biệt tại các vùng có đồng bào dân tộc; Hướng dẫn viên du lịch,…
Và có thể nói, Sư phạm Tiếng Dân tộc trong tương lai sẽ trở thành một xu hướng không chỉ mới mà còn hứa hẹn với những tiềm năng phát triển và ứng dụng rộng rãi, mở ra những cơ hội tuyệt vời hơn nữa cho ngành sư phạm bên cạnh những ngành sư phạm truyền thống. Bạn Phương Anh sinh viên của trường Cao đẳng y dược TPHCM nhận định rằng bất cứ ngành nào hot, dễ xin việc chắc chắn sẽ nhiều người tham gia xét tuyển vì sinh viên nào cũng muốn có được cơ hội việc làm khi ra trường.