Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim

Cập nhật: 06/04/2021 12:45
Người đăng: Nguyễn Trang | 960 lượt xem

Rối loạn nhịp tim là bệnh gì? Bệnh lý này có nguy hiểm hay không? Đây là những thông tin quan trọng mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ để được tư vấn và cân nhắc về phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Bạn có biết rối loạn nhịp tim là gì không?

Rối loạn nhịp tim chính là tình trạng  tốc độ hoặc nhịp đập của tim bất thường. Điều này có nghĩa là tim của bạn có thể đập nhanh, quá chậm hay có nhịp độ không được đều.

>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích:

Bạn có biết rối loạn nhịp tim là gì không?

Khi nhịp tim lúc nghỉ ngơi trên 100 nhịp trong 1 phút thì sẽ được đánh giá là nhịp tim nhanh. Nhưng nếu như nhịp tim lúc nghỉ ngơi hơn 60 nhịp/ phút được xem là nhịp tim chậm. Theo đó, một số tình trạng rối loạn nhịp tim bao gồm:

- Nhịp nhanh trên thất: có các đợt nhịp tim nhanh bất thường khi nghỉ ngơi.

- Rung tâm nhĩ: đây chính là loại rối loạn phổ biến nhất hiện nay, trong đó tim đập không đều và nhanh hơn so với bình thường.

- Nhịp tim chậm: tim sẽ đập chậm hơn so với bình thường.

- Block tim: tình trạng nhịp tim đập nhanh, khi đó sẽ khiến cho người bệnh bị trụy tim.

- Rung tâm nhất: tình trạng tim đập nhanh và hỗn loạn, sẽ có khả năng gây mất ý thức, đột tử nếu như không được tiến hành điều trị ngay lập tức.

Theo đó, tình trạng này sẽ nặng lên dần bởi cơ tim bị suy yếu hay có thể sẽ bị tổn thương theo thời gian. Nhưng mọi người cần phải lưu ý cần phải có một lối sống lành mạnh nhằm giảm đi tiến triển của bệnh lý.

Tổng hợp các triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn nhịp tim

Bệnh lý này có khi sẽ không gây nên bất kỳ dấu hiệu hay những triệu chứng nào khác. Khi đó, phía các bác sĩ sẽ sớm phát hiện nhịp tim bạn có vấn đề trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhưng nếu như có một dấu hiệu và triệu chứng không đồng nghĩa với việc đang mắc phải những vấn đề hết sức nghiêm trọng.

Những giảng viên của Khoa Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ đến mọi người về các triệu chứng của căn bệnh rối loạn nhịp tim bao gồm:

  • Đau tức tại ngực.
  • Cảm nhận thấy nhịp tim đập ở trong lồng ngực, nhói tim tương tự như cảm giác bồi hồi, hồi hộp.
  • Cảm nhận thấy nhịp tim nhanh hay chậm.
  • Tâm trạng rơi vào trạng thái lo âu.
  • Thở nông hoặc khó thở.
  • Luôn cảm thấy bị mệt mỏi.
  • Gây hoa mắt, chóng mặt và choáng váng.
  • Đổ mồ hôi.
  • Gây ngất xỉu hay có cảm giác như muốn ngất xỉu.

Những nguyên nhân gây bệnh rối loạn nhịp tim

Một số vấn đề sức khỏe sẽ dẫn đến hoặc gây nên tình trạng bệnh lý này bao gồm:

  • Có thể là do một cơn đau thắt ngực đang diễn ra.
  • Bệnh động mạch vành.
  • Cấu trúc tim đã bị thay đổi như: mắc bệnh cơ tim.
  • Sẽ có mô sẹo hình thành tại tim bởi cơn đau thắt ngực trước đây gây nên.
  • Mắc phải bệnh huyết áp tăng cao.
  • Một số trường hợp mắc bệnh đái tháo đường.
  • Tuyến giáp hoạt động ở mức độ kém.
  • Tuyến giáp sẽ hoạt động quá mức.
  • Người mắc phải chứng ngưng thở khi đi ngủ.
  • Thói quen hút thuốc lá.
  • Lạm dụng chất kích thích.
  • Uống quá nhiều thuốc có cồn hoặc caffeine.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng quá.
  • Yếu tố di truyền.
  • Việc dùng một số loại thuốc và thực phẩm chức năng. 

Phương pháp chẩn đoán & Điều trị bệnh rối loạn nhịp tim

Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim

Nhằm để chẩn đoán tình trạng bệnh lý rối loạn nhịp tim, phía các bác sĩ sẽ đánh giá những triệu chứng, cần phải xem qua tiền sử bệnh lý và tiến hành thăm khám sức khỏe thường xuyên. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cần phải thực hiện thêm một số thử nghiệm khác nhằm biết được về khả năng hoạt động của tim. Theo đó, những thử nghiệm để chẩn đoán bệnh lý gồm có:

  • Tiến hành siêu âm tim.
  • Đo điện tâm đồ (ECG).
  • Cấy máy ghi điện tim vào ở trong cơ thể (implantable loop recorder).

Những phương pháp điều trị bệnh lý rối loạn nhịp tim

Không phải đối tượng nào cũng cần phải tiến hành điều trị Y tế cho chứng rối loạn nhịp tim. Thường thì tình trạng bệnh lý này cần phải tiến hành điều trị nếu như gây ra những triệu chứng đáng chú ý hay khiến cho người bệnh có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim ở mức độ nghiêm trọng, hoặc gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp có một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nhịp tim như bị suy tim, khi đó phía các bác sĩ sẽ tập trung điều trị vấn đề đó.

Những phương pháp điều trị bệnh lý rối loạn nhịp tim

Theo đó, các phương pháp có thể cân nhắc lựa chọn nhằm điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim gồm có:

  • Chỉ định sử dụng thuốc: phương pháp này nhằm giải quyết, hoặc có thể phòng ngừa được tình trạng rối loạn nhịp tim hay kiểm soát được nhịp tim. Đối với phương pháp này chỉ được chỉ định lựa chọn trong điều trị nhịp tim đập nhanh bởi chưa có loại thuốc nào cho thấy tác dụng làm tăng nhịp tim rõ ràng đối với người có nhịp tim chậm.
  • Sốc điện chuyển nhịp - Cardioversion: đây là phương pháp điều trị dùng dòng điện nhằm giúp cho nhịp tim quay lại bình thường. Trong quá trình thực hiện, các bạn sẽ được gây mê.
  • Cấy máy khử rung tim - ICD: đây là một trong những thiết bị tương tự với máy tạo nhịp tim, nhằm giúp theo dõi nhịp tim, làm tim đập trở lại nhịp bình thường bất cứ khi nào cần.
  • Cấy ghép máy tạo nhịp tim - Pacemaker: thiết bị nhỏ được hoạt động bằng pin và được cấy vào trong lồng ngực. Pacemaker sẽ tạo ra những tín hiệu điện tương tự như tín hiệu tự nhiên từ tim khỏe mạnh nhằm giúp tim đập ở tốc độ bình thường.

Giải pháp phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim

Nhằm có thể giảm thiểu được nguy cơ gặp phải được tình trạng rối loạn nhịp tim, hoặc những bệnh tim mạch nói chung, khi đó mọi người cần phải tuân thủ một lối sống lành mạnh, đảm bảo tốt cho trái tim. Những lối sống lành mạnh bao gồm:

  1. Luôn luôn đảm bảo một chế độ ăn uống tốt nhất cho hệ tim mạch.
  2. Nói không với hút thuốc lá.
  3. Cần phải duy trì hoạt động thể chất thường xuyên, đảm bảo giữ cân nặng ở mức bình thường.
  4. Cần phải hạn chế, tránh những loại đồ uống có cồn và cafein.
  5. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, một số thuốc có chứa các chất gây kích thích tim đập nhanh hơn.
  6. Nên tránh căng thẳng, căng thẳng hoặc giận dữ quá mức có thể làm ảnh hưởng đến nhịp tim.
  7. Cần phải đi khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên.

Chắc hẳn với toàn bộ những thông tin do các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ về tình trạng rối loạn nhịp tim và cách phòng tránh bệnh tốt nhất. Theo đó, các bạn hãy nên đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được thăm khám định kỳ nhằm được kiểm tra tình trạng sức khỏe và được tư vấn rõ về phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898