Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Giải đáp thắc mắc: Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?

Cập nhật: 13/03/2021 13:09
Người đăng: Nguyễn Trang | 1290 lượt xem

Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu? Đây là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm đến. Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ bật mí những thông tin liên quan đến vấn đề trên, quý độc giả cùng tìm hiểu để biết thêm thông tin.

Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu không?

Đối với bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu? Như lời chia sẻ bệnh tim bẩm sinh chính là một trong các dị tật liên quan đến cấu trúc tim xảy ra từ khi còn ở trong bào thai. Đây được biết đến là dị tật phổ biến nhất trong tất cả những dị tật của trẻ sơ sinh.

Tuy nguy hiểm nhưng hiện nay thì cơ hội phát hiện cũng như điều trị bệnh lý này thành công là rất cao. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh vẫn có thể sinh hoạt và sinh sống như một người bình thường. Như thống kê chung cho thấy, người bẩm sinh có thể sống đến 75 tuổi (+/- 11 tuổi), theo đó chỉ kém hơn so với người khỏe mạnh bình thường là 4 tuổi.

Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu không?

Những nhà nghiên cứu hàng đầu cho rằng người mắc bệnh lý tim bẩm sinh sẽ có tỷ lệ sống cao, thời gian sẽ sống lâu hơn bởi:

  • Những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh đã đủ điều kiện phẫu thuật ở độ tuổi nhỏ hơn.
  • Hiện nay, công nghệ cũng như quy trình tiên tiến đã giúp phát hiện khuyết tật tim bẩm sinh sớm và đạt kết quả chính xác cao. Với phương pháp siêu âm, bệnh tim bẩm sinh có thể sẽ được phát hiện ở tuần thứ 18 của thai kỳ. 
  • Đã xuất hiện những kỹ thuật phẫu thuật mới nhằm giúp điều trị trường hợp dị tật phức tạp được hiệu quả hơn.
  • Quá trình chăm sóc hậu phẫu thuật cũng chuyên sâu và tốt hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh

Đối với những trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh cần phải được theo dõi đặc biệt, kể cả đã được tiến hành phẫu thuật. Quá trình thăm khám thường xuyên cũng rất quan trọng nhằm giúp cho người bệnh và người nha đưa ra được những sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.

Theo đó, một số vấn đề cần phải được lưu ý khi chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh như sau:

Chế độ dinh dưỡng

Đối với những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thông thường sẽ bú kém hoặc sẽ ăn kém hơn do cơ thể mệt mỏi và sức yếu. Chính điều này sẽ khiến cho trẻ khó có thể phát triển chiều cao và cân nặng. Bên cạnh đó, trẻ mắc bệnh sẽ cần lượng Calo nhiều hơn so với bình thường nhằm cung cấp cho hoạt động của tim. Vì vậy, đa phần trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh khi lớn lên sẽ có cơ thể nhỏ, gầy hơn so với các trẻ khác, đi kèm với đó là sức đề kháng cũng yếu hơn.

Nhằm để cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý xây dựng cho trẻ được một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý nhất. Theo đó, việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng là rất cần thiết nếu như trẻ biếng ăn, không tăng cân hay có những biểu hiện bất thường đối với hệ tiêu hóa khác.

Tiến hành dùng thuốc theo đúng hướng dẫn

Đối với những người mắc bệnh tim bẩm sinh cần phải sử dụng thuốc nhằm điều trị những vấn đề có liên quan đến khuyết tật tim như: thuốc tăng cường hoạt động của tim, thuốc hạ huyết áp,... Đối với những trường hợp này, người bệnh cần phải tuân thủ dùng những loại thuốc này nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn.

Lựa chọn những hoạt động thể chất phù hợp

Quá trình luyện tập thể dục, thể thao chính là một trong những phần quan trọng nhằm có được một trái tim thật khỏe mạnh. Vì vậy, người bệnh và các bậc phụ huynh cần phải trao đổi với các bác sĩ nhằm biết được nên chơi bộ môn thể thao nào và cường độ luyện tập ra sao.

Những lưu ý trong quá trình sinh sản

Thực tế cho thấy có khá nhiều phụ nữ mắc khuyết tật tim vẫn mang thai và có khả năng sinh con bình thường. Nhưng cũng cần phải trao đổi với các bác sĩ tim mạch khi có ý định có con. Phí các bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn liệu trình cho người bệnh có nên mang thai hay không, giải thích về quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và đứa trẻ.

Một số dạng khuyết tật tim có thể sẽ khiến cho tình trạng  tim bẩm sinh trở nên tồi tệ hơn ở trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, phía người bệnh cũng cần phải tuân thủ điều trị trước khi có ý định mang thai, hoặc sử dụng thuốc hỗ trợ trong thời gian mang thai.

Ngoài ra, thai nhi cũng sẽ có nguy cơ bị khuyết tật tim sau khi sinh ra. Vì vậy, phụ nữ cũng nên tham khảo ý kiến từ phía các chuyên gia di truyền nhằm có thể lựa chọn tốt nhất cho kế hoạch mang thai của chính mình.

Bệnh tim bẩm sinh và những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Hiểu rõ hơn về những mối nguy hiểm tiềm ẩn sẽ giúp cho người bệnh có thể chủ động phòng tránh được điều không tốt đối với sức khỏe. Theo đó, những người mắc phải bệnh lý này sẽ có nguy cơ mắc phải những vấn đề về sức khỏe như sau:

Bệnh tim bẩm sinh và những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Bệnh viêm nội mạc nhiễm khuẩn

Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng trong các lớp của tim. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh lý có thể sẽ dẫn đến một số vấn đề khác như: tổn thương van tim/ suy tim, hình thành cục máu đông,...

Mắc phải chứng rối loạn nhịp tim

Đây chính là tình trạng tim đập nhanh, quá chậm hoặc là không đều. Chính điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác bởi tim không bơm đủ lượng máu cần thiết đến những cơ quan ở trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có khả năng làm tăng nguy cơ đông máu và tắc mạch.

Loạn nhịp tim ở người mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sẽ xuất phát từ những khuyết tật tim, hoặc từ những tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tim bẩm sinh trước đó.

Làm tăng huyết áp động mạch phổi

Bệnh lý này có thể xảy ra khi huyết áp ở trong những động mạch dẫn từ tim đến phổi sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Theo đó, một số dạng khuyết tật tim có thể làm tăng huyết áp động mạch phổi, khi đó sẽ khiến cho tim và phổi cần phải làm việc nhiều hơn. Nếu như không được tiến hành điều trị, tình trạng này có thể sẽ dẫn đến nguy cơ tim to và bị suy tim.

Mắc phải bệnh về gan

Người mắc bệnh khuyết tật tâm thất độc nhất có nguy cơ cao mắc những bệnh về gan. Vì vậy, cần phải thường xuyên đến kiểm tra đến bệnh viện nhằm giữ gìn sức khỏe tốt nhất.

Những rủi ro tiềm tàng khác

Đối với những người trưởng thành khi mắc bệnh tim bẩm sinh có thể mắc phải những căn bệnh khác như: béo phì, tiểu đường, xơ vữa động mạch,... Nhưng những căn bệnh này ở người mắc bệnh tim bẩm sinh có các biểu hiện khác so với người không mắc . Vì vậy, phía người bệnh cần phải tái khám hàng năm nhằm phát hiện vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, có phương án điều trị kịp thời.

Hy vọng với toàn bộ những thông tin do những giảng viên Cao đẳng Y Dược  Sài Gòn chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về vấn đề bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu. Theo đó, nếu khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe, mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được phía các bác sĩ hỗ trợ thăm khám và tư vấn về phương pháp điều trị bệnh lý phù hợp nhất.

>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích:

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898