Dù có gian nan vất vả nhưng những người làm trong ngành Y họ phải đánh đổi nhiều thứ để chăm sóc và phục vụ tốt cho bệnh nhân. Vì bản thân họ tất cả chỉ vì yêu nghề, dù có như thế nào đi nữa cũng đem đến sự vinh quang tự hào .
- Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Vật lý trị liệu Sài Gòn năm 2018
- Đại học Quốc gia TP Sài Gòn áp dụng cùng lúc 6 phương thức tuyển sinh
- Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn năm 2018
Những chiến binh áo trắng cống hiến thầm lặng
Bác sỹ là chiến binh màu áo trắng
Không chỉ riêng bác sỹ mà những người đang theo học ngành y đều hiểu và biết rằng con đường mà họ đang đi, sắp đi là một con đường có nhiều chông gai, khó khăn. Nhưng đâu phải ai cũng hiểu được điều đó đặc biệt là người ngoài cuộc, người chỉ có thể nhìn thấy một góc nhỏ của cái nghề.
Ngay từ khi còn là sinh viên đã phải mất 5 – 6 năm ngồi miệt mài trên giảng đường, ngày học lý thuyết, tối lại đi trực đêm tại các bệnh viện tiếp xúc với người bệnh, xác chết, những ca cấp cứu nửa đêm. Nếu cố gắng mọi thứ suôn sẻ thì có thể hoàn thành khóa học đúng thời điểm còn không thì vẫn phải mòn mặt lên giảng đường để lấy được cái bằng.
Để trở thành được bác sỹ, hay y tá, điều dưỡng giỏi thì còn mất rất nhiều thời gian để đào tạo, gọt dũa, phải cống hiến lâu dài thì mới mong bù đắp lại được những gì đã bỏ ra. Từ trước tới nay nghề y chưa bao giờ là nghề đơn giản hay nhẹ nhàng, thời gian làm việc phải phụ thuộc vào bệnh nhân, bất kể đêm hay ngày. Công việc vất vả là thế nhưng luôn phải mang trong mình sức khỏe và ý chí bên bỉ tâm hồn lạc quan để chiến đấu với nghề. Thế mới thấy nghề y lắm gian lan.
Nghề y mà không có lòng yêu nghề thì khó theo đuổi và bám trụ, nhiều bạn học xong rồi ra làm được vài năm, thậm chí là vài tháng đã xin nghỉ việc vì không chịu được áp lực – Bạn Thu Nga đang theo học liên thông Cao đẳng Y Dược chia sẻ.
Muốn làm nghề Y, bạn phải tận tâm
Tận tâm với nghề để có vinh quang
Mặc dù cực khổ gian nan nhưng chỉ có duy nhất một ngày được xã hội vinh danh. Mà để được vinh danh thì cũng đã đánh đổi cả tuổi xuân- thời gian – tiền bạc – công sức, nhiều là thế nhưng nhận lại được bao nhiêu. Mọi người đâu biết rằng trong quá trình làm nghề và cống hiến, nghề y phải đối mặt với bao gian lan cực khổ, áp lực từ bệnh nhân, lãnh đạo, đạo đức nghề nghiệp, cả bạo hành nghề y. Rồi nhiều người không biết gì, hiểu gì về nghề chỉ thấy một vài người trách thì mình cũng trách, thấy chê là mình cũng chê, thử hỏi một nền y học có phát triển tốt hay không khi mà nhân loại chỉ nhìn vào những hạn chế để bới móc, coi đó là một cái cớ để chỉ trích mỗi khi gặp sai xót nhỏ ? Những bữa ăn vội trên bàn, những cái chợp mắt tranh thủ, hay nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân luôn tiềm ẩn, từ chất thải y tế, những khó khăn ấy ai thấu cho.
Hầu hết đối với những người làm nghề lâu năm đều coi bệnh viện là ngôi nhà thứ 2 của chính mình, khi phải dành rất nhiều thời gian cho bệnh viện chứ không chỉ làm giờ hành chính, đủ 8 tiếng trên ngày. Không còn một chút thời gian cho bản thân, cho người thân gia đình.
Theo giảng viên khoa Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ : Sẽ có một quy chế dành cho bác sỹ, mỗi ngày bác sỹ chỉ khám cho 15 – 30 bệnh nhân, nhưng ở nước mình có khi 1 ngày làm việc có khi phải khám cho hàng trăm bệnh nhân, nếu không khám hết thì lại nói làm việc thiếu trách nhiệm, còn khám đủ thì sẽ bảo làm việc qua loa, thế mới thấy được sự nghịch lý chua chát với nghề.
Vì đã trót say nghề thì thôi hãy cố gắng để cân bằng, làm tốt mọi thứ nhất có thể, niềm vui và niềm an ủi lớn khi còn gắn bó với nghề chính và nụ cười hạnh phúc của bệnh nhân hay những lời cảm ơn chân thành sâu sắc, chỉ khi coi đó là niềm vui bạn mới đủ sức cống hiến và tiếp tục học tập cho chính cái nghiệp mà mình đã theo.