Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Tin tức y dược

8 bệnh viện từ chối các sản phụ chuyển dạ giữa dịch Covid-19

Cập nhật: 25/06/2020 13:01
Người đăng: Nguyễn Trang | 926 lượt xem

5 giờ sáng, Gautam tỉnh giấc với cơn co thắt chuyển dạ dữ dội. Suốt 15 giờ, cô được chồng đưa đi 8 bệnh viện, sức khỏe ngày càng yếu.  

"Tại sao bác sĩ không cho em nhập viện?", Neelam Kumari Gautam, 30 tuổi, liên tục hỏi chồng, Bijendra Singh, 31 tuổi. "Chuyện gì đang xảy ra vậy? Em sẽ chết mất".

Singh cũng bắt đầu hoảng loạn. Anh biết mình đang chống lại điều gì. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 tại Ấn Độ ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới một ngày được báo cáo lớn thứ ba thế giới (chỉ sau Mỹ và Brazil), nền y tế vốn căng thẳng và ít được đầu tư của nước này bắt đầu ...

>>> Cập nhật thêm tin tức:

8 bệnh viện từ chối các sản phụ chuyển dạ giữa dịch Covid-19

Cơ sở dữ liệu gần đây hé lộ người chết trên đường, phía sau xe cứu thương, bị từ chối chăm sóc tích cực. Việc Gautam được đưa đến tổng cộng 8 bệnh viện ở khu vực đô thị lớn nhất Ấn Độ trong 15 tiếng là một cánh cửa tàn khốc hé lộ những gì đang diễn ra tại đất nước hơn 1,3 tỷ dân này.

Các quy tắc tại Ấn Độ kêu gọi đưa ra các dịch vụ khẩn cấp, song những người dân cần điều trị vẫn bị từ chối trong sự tuyệt vọng, đặc biệt ở thủ đô New Delhi. Số ca nhiễm tăng nhanh chóng, các bệnh viện ở New Delhi đều quá tải, nhân viên y tế lo sợ phải điều trị cho bệnh nhân mới trong trường hợp họ mắc Covid-19.

Neelam Kumari Gautam (phải) chụp ảnh cùng chồng và con trai. Ảnh: Bijendra Singh

Neelam Kumari Gautam (phải) chụp ảnh cùng chồng và con trai. Ảnh: Bijendra Singh

"Bệnh nhân Covid-19 có rất ít, hoặc không có cơ hội được nhập viện, nhưng bệnh nhân khác cần được chăm sóc đặc biệt cũng rất khó được bệnh viện tiếp nhận", Đại sứ quán Đức tại New Delhi cảnh báo.

"Tình trạng tại New Delhi đang rất khủng khiếp và thảm hại", hội đồng xét xử tại Tòa án Tối cao Ấn Độ nhận xét. Chính phủ Ấn Độ đang vất vả đối phó với cuộc khủng hoảng chồng chéo với nền kinh tế đi xuống và vụ việc 20 binh sĩ thiệt mạng trong đụng độ biên giới.

Singh và Gautam thuộc tầng lớp trung lưu đang lên của Ấn Độ, cả hai đã có một bé trai 6 tuổi. Trong tháng cuối thai kỳ, Gautam phải nằm viện 5 ngày vì huyết áp cao, chảy máu và nghi ngờ mắc thương hàn. Hôm 5/6, cô chuyển dạ, được chồng đưa đến ESIC Model, một bệnh viện công lớn ở Noida.

Nhớ lại, Singh kể hai vợ chồng anh rất sốc khi bác sĩ nói "Đeo khẩu trang vào, nếu không tôi sẽ tát cô" ngay khi vừa gặp. Khó thở, Gautam xin được thở oxy, song không những cô không được giúp mà còn bị bệnh viện yêu cầu tới nơi khác điều trị. Bệnh viện thứ hai cũng từ chối nhận Gautam với lý do không thể cung cấp dịch vụ chăm sóc đặc biệt.

Nền y tế Ấn Độ vốn đã gặp nhiều khó khăn trước dịch Covid-19. Khi bệnh dịch bùng phát, chính phủ không kịp mở rộng quy mô bệnh viện, dẫn đến tình trạng thiếu hàng nghìn giường bệnh, hàng trăm toa xe lửa được dùng làm phòng bệnh. Dù vậy, việc có hay không tiếp nhận bệnh nhân không mắc Covid-19 vẫn là vấn đề đau đầu của nhiều cơ sở y tế.

Tại một số bệnh viện, bệnh nhân bắt buộc phải làm xét nghiệm hoặc kiểm tra thân nhiệt trước khi được điều trị.

Các bệnh viện tư nhân thì sợ tiếp nhận bệnh nhân mới, đặc biệt những người mắc bệnh hô hấp, vì không muốn phải đóng cửa nếu một trong những bệnh nhân mới dương tính với nCoV.

Khi tình trạng từ chối bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng, chính phủ Ấn Độ yêu cầu các bệnh viện mở cửa đối với tất cả bệnh nhân. Song, tình trạng này vẫn tiếp diễn. Một bé trai 13 tuổi tử vong hồi tháng 4 sau khi bị 6 bệnh viện từ chối. Bé trai khác ở Punjab gặp vấn đề tắc nghẽn đường thở chết trên tay một bác sĩ sau khi bị 7 bệnh viện từ chối điều trị. Bác sĩ này là người quen của gia đình cậu bé, cũng không đồng ý cứu.

"Thật mất nhân tính", Dheeraj Singh, bác sĩ tại Punjab nói.

Bệnh viện thứ ba Gautam được chồng đưa tới từng là nơi điều trị các vấn đề trước khi sinh cho cô. Cho Gautam thở oxy, bệnh viện này vẫn đột ngột yêu cầu cô chuyển viện vì lý do sợ cô nhiễm nCoV.

"Chúng tôi chỉ là một bệnh viện sản khoa nhỏ, chúng tôi đã làm những gì mình có thể", giám đốc bệnh viện nói.

"Không phải bệnh viện không thể, mà là không muốn cứu vợ tôi. Họ không hề quan tâm cô ấy sống hay chết", người chồng bức xúc.

Sau khi bị bệnh viện thứ ba từ chối với lý do "vợ anh sẽ không qua khỏi. Đưa cô ấy tới bất cứ bệnh viện nào anh muốn", Singh gọi cảnh sát nhờ giúp đỡ. Hai cảnh sát can thiệp, các bác sĩ vẫn không nhận Gautam - lúc này trong tình trạng sức khỏe nguy hiểm.

Tại bệnh viện thứ 8, Gautam nhắm mắt, thì thào "Hãy cứu tôi" khi một lần nữa bị từ chối. Tối cùng ngày, Gautam qua đời trên đường trở lại Viện Khoa học Y tế Chính phủ. Em bé trong bụng cô cũng không qua khỏi.

Cơ quan điều tra cáo buộc ban giám đốc và nhân viên các bệnh viện tội "bất cẩn".

Gautam không phải sản phụ duy nhất tại Ấn Độ qua đời vì không được nhập viện.

Trong khi nhà chức trách xem xét cáo buộc, Singh dành cả ngày ở nhà chăm sóc con trai Rudraksh. Cậu bé đòi vứt bỏ tất cả quần áo của mẹ vì chúng khiến cậu nhớ tới mẹ. Niềm vui trong ánh mắt cậu bé 6 tuổi nuôi ước mơ trở thành bác sĩ tắt dần.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo Vnexpress.net!

 

Tin Liên quan
mot-so-bi-quyet-hoc-tot-nganh-y-duoc 5 bí quyết học ngành Y dược đạt kết quả cao Với đặc thù công việc có tính chất nhẹ nhàng, thu nhập ổn định thế nhưng với người hoạt động trong lĩnh vực ngành Y Dược cần phải nắm chắc kiến thức cũng như các kỹ năng ngay từ còn ngồi trên ghế nhà trường. Dưới đây là 5 bí quyết học ngành Y dược đạt kết quả cao bạn cần bỏ túi ngay. y-khoa-chung-minh-lay-vo-hon-tuoi-chong-ca-doi-hanh-phuc-giau-sang Y khoa chứng minh: lấy vợ hơn tuổi, chồng cả đời hạnh phúc giàu sang Mới đây Y khoa đã chứng minh rằng đàn ông lấy vợ hơn tuổi thì cả đời chồng sẽ sống hạnh phúc và giàu sang. Bởi suy nghĩ của phụ nữ luôn chín chắn hơn đàn ông. Vì thế ai lấy được vợ như vậy là tài sản vô cùng quý giá đó. hoc-cao-dang-duoc-ra-lam-gi-cao-dang-y-duoc-sai-gon-tuyen-sinh-2021 Học cao đẳng Dược ra làm gì? Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2023 Ngành Dược là một trong những ngành có cơ hội việc làm cao. Học cao đẳng Dược ra làm gì? Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2023 với điều kiện gì? quy-trinh-thuc-hien-dieu-kien-thu-tuc-lam-ho-so-cap-chung-chi-hanh-nghe-duoc Quy trình thực hiện, điều kiện, thủ tục làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Dược Quy trình thực hiện, điều kiện, thủ tục làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Bài viết này sẽ tổng hợp các thông tin liên qua đến hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Dược.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898