Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Tin tức y dược

Câu chuyện sau 21 năm khi Bác sĩ Minh bị đình chỉ công tác

Cập nhật: 11/06/2018 18:37
Người đăng: Nguyễn Điêp | 8963 lượt xem

Sự việc đã  diễn ra đúng 21 năm trở về trước khi một vụ tai biến y khoa diễn ra ở bệnh viện Mắt Trung ương đã giết chết đi một bác sĩ tài năng trong ngành y.

Vào buổi sáng ngày 16/7/1996 khi bác sĩ Nguyễn Duy Minh đã được thực hiện thủ thuật tiêm thuốc Gentamycin và Hydrocortison vào khoang cạnh nhãn cầu 2 mắt cho bệnh nhân Nguyễn Tiến Khê theo chỉ đạo. Được khoảng mấy tiếng sau thì bệnh nhân kêu đau nhức mắt trái và không nhìn thấy gì nên đã được các bác sĩ lựa chọn ca mổ cấp cứu ngay lập tức.

Các bác sĩ luôn phải hết mình trong công việc

Từ lúc đó bệnh nhân Khê đã phải trải qua những tháng ngày cực kì tồi tệ và bởi thế nên gia đình bệnh nhân đã gây áp lực tới BS Minh khiến bộ Y tế phải đưa quyết định ngừng công tác giành của bác sĩ Minh  và kèm theo đó là bồi thường thiệt hại 30 triệu đồng.

Bữa ăn của một sinh viên trường ĐH Y Hà Nội thời điểm ấy rơi vào 750 đồng, ai khá hơn ăn gấp đôi là 1500 đồng. Có 10 triệu thôi là có thể mua được một căn hộ lớn 2 tầng ở khu Giảng Võ.

Bác sĩ Minh công tác tại khoa Golocom và là một người thầy nổi tiếng giỏi chuyên môn cũng như rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy cho sinh viên. BS Minh là người rất đẹp trai, hiền lành và khiên tốn nên rất được các bạn sinh viên yêu quý.

Hình ảnh thầy Minh hàng ngày ở khoa Glocom cả ngày lặng lẽ ngồi nhìn những chồng bệnh án và những dãy bàn ghế trống. Trước mặt thầy bao giờ cũng là một tập báo nói về vụ tai biến mà trong đó thầy như là một kẻ tội đồ.

Trên thực tế thì Bác sĩ Minh không phải là người mắc sai lầm nhưng bệnh nhân Khê lại là người do BS Minh điều trị nên không thể thanh minh bất cứ điều gì cả và bất cứ ai. Bệnh nhân Khê mất đi thị lực cũng đã khiến Bs Minh quá đau buồn nhưng việc áp lực được đưa ra từ phía gia đình bệnh nhân và kèm theo là cái nhìn và phản ứng của đồng nghiệp trong một tình huống tai biến y khoa đã khiến cho Bs Minh rơi vào kết cục vô cùng bi thảm.

Những dư luận nóng lên hàng ngày và cũng chính bởi thế nên Bệnh viện mắt Trung ương đã phải gửi đề nghị Trường ĐH Y Hà Nội tạm đình chỉ công tác hướng dẫn sinh viên thực tập và cũng đình chỉ luôn cả việc đi tu nghiệp tại Pháp của Bs Minh. Đó cũng chính là cánh cửa cuộc đời của sự nghiệp bác sĩ Minh có được nhưng đã bị khép lại.

Trong lớp học của thầy Minh ngày đó chúng tôi có dịp ngồi chia sẻ với nhau về những câu chuyện vui buồn. Chúng tôi cũng là những học trò cuối cùng của thầy Minh giảng dạy, thầy đã dạy bảo chúng tôi rất nhiều và bản thân chúng tôi cũng đã học được rất nhiều điều từ thầy. Nhưng cái hố đen đang lớn dần trong trái tim thầy Minh đã quá lớn, nó chôn vùi mọi thứ tình cảm và việc làm.

Vẫn nhớ thời gian mà Viện trưởng Bệnh viện Mắt Trung ương đã nhận được cuộc diện thoại từ gia đình bác sĩ Minh báo tin, Bs Minh đã thắt cổ tự tử tại nhà riêng, Khi biết được thông tin Bộ Y tế đã cử thứ trưởng Lê Ngọc Trọng nhanh chóng viết báo cáo lên Chính phủ để giải trình về cái chết của Bs Minh. Thời điểm đó đám tang của bác sĩ Minh đã được Bệnh viện mắt Trung ương và ĐH Y Hà Nội cùng nhau tổ chức cho rất chu đáo.

Bác sĩ không được phép mắc sai lầm

Hiện tại xã hội luôn đòi hỏi ở ngành y quá cao khi không cho phép các cán bộ y tế không được phép mắc sai lầm.

Có thể thấy được ngay cả ngành công nghiệp hàng không thì cũng có thể nhận được ra những điều đó là không thể. Bởi đơn giản đó là việc chỉ cần mắc 1 sai lầm nhỏ sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc hơn rất nhiều lần so với tai biến y khoa. Những lỗi trong y khoa sẽ thường bị đổ lỗi cho một cá nhân và cách giải quyết của vấn đề này sẽ là đình chỉ công tác, sau đó thì tùy theo mức độ lỗi mà thi hành kỉ luật.

Không chỉ câu chuyện của Bs Minh trên mà ngay cả hình ảnh bác sĩ Nguyễn Thị Minh bị người nhà bệnh nhân quay clip phát tán lên mạng Internet cũng là một ví dụ rất điển hình. Hình ảnh gác chân cao của Bs Minh cũng chỉ là một lỗi ứng xử hoàn toàn cá nhân.

Khi đặt ra một giả thiết đó chính là một nữ bác sĩ đang chỉ còn 2 năm nữa về hưu, khi ngồi khám hàng ngày và phải tiếp cận đến hàng trăm bệnh nhân mà lại toàn là cháy bé. Cuối giờ thì bị bố bệnh nhân vào gây sự rồi chỉ đạo bác sĩ phải khám thế này thế kia một cách vô lý, điều gì sẽ xảy ra đây?

Ở cái độ tuổi như chị Minh thì gần như đa số họ bị suy van tĩnh mạch chi dưới nên chỉ cần đứng một lúc lâu hoặc ngồi lì vài tiếng một chỗ sẽ khiến cho cảm giác kiến căn râm ran và giòi bò trong xương như người nghiện. Bởi thế mà tôi vẫn thường khuyên các bệnh nhân của tôi hãy gác chân lên cao nếu có thể, còn những người bị suy tĩnh mạch chi thì luôn làm điều đó như một phản xạ.

Đó cũng chính là lý do để giải thích về hành động gác chân của Bs Minh. Nhưng đoạn Clip đã được phát tán chóng mặt và khiến cho xã hội đã miệt thị và sỉ nhục đến cả giới y khoa.Có rất nhiều lí do như thế, để giải thích cho hành động tại sao Bs Nguyễn Thị Minh gác chân cao khi phải trả lời những câu đôi co gây sự của người nhà bệnh nhân.
Khi đoạn clip đăng tải trên mạng Internet, nó đã lan truyền chóng mặt. Người ta dành những lời miệt thị không chỉ với Bs Minh, mà còn để sỉ nhục giới cả y khoa và khiến chị minh bị đình chỉ công tác.

Tại sao chúng ta không cố thử đặt ra câu hỏi có điều gì bất ổn khiến cho chị Minh mắc lỗi như vậy, tại sao luôn nghĩ Bs Minh đang dính lỗi mất lịch sự với người nhà bệnh nhân. Tại sao không lựa chọn cho một bác sĩ khám 1 ngày chỉ khám 10 – 15 bệnh nhân, mà lại luôn bị rơi vào tình trạng ngày khám chả trăm bệnh nhân nên mới dẫn đến tình trạng này. Đến khi có lỗi hay sai sót gì thì bác sĩ sẽ là người phải sống trọn đời với cảm giác tội lỗi, còn thủ phạm thực sự đó chính là lỗi hệ thống thì vẫn luôn ở đó.

Theo nguồn: BS. Trần Văn Phúc

 

Tin Liên quan
mot-so-bi-quyet-hoc-tot-nganh-y-duoc 5 bí quyết học ngành Y dược đạt kết quả cao Với đặc thù công việc có tính chất nhẹ nhàng, thu nhập ổn định thế nhưng với người hoạt động trong lĩnh vực ngành Y Dược cần phải nắm chắc kiến thức cũng như các kỹ năng ngay từ còn ngồi trên ghế nhà trường. Dưới đây là 5 bí quyết học ngành Y dược đạt kết quả cao bạn cần bỏ túi ngay. y-khoa-chung-minh-lay-vo-hon-tuoi-chong-ca-doi-hanh-phuc-giau-sang Y khoa chứng minh: lấy vợ hơn tuổi, chồng cả đời hạnh phúc giàu sang Mới đây Y khoa đã chứng minh rằng đàn ông lấy vợ hơn tuổi thì cả đời chồng sẽ sống hạnh phúc và giàu sang. Bởi suy nghĩ của phụ nữ luôn chín chắn hơn đàn ông. Vì thế ai lấy được vợ như vậy là tài sản vô cùng quý giá đó. hoc-cao-dang-duoc-ra-lam-gi-cao-dang-y-duoc-sai-gon-tuyen-sinh-2021 Học cao đẳng Dược ra làm gì? Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2023 Ngành Dược là một trong những ngành có cơ hội việc làm cao. Học cao đẳng Dược ra làm gì? Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2023 với điều kiện gì? quy-trinh-thuc-hien-dieu-kien-thu-tuc-lam-ho-so-cap-chung-chi-hanh-nghe-duoc Quy trình thực hiện, điều kiện, thủ tục làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Dược Quy trình thực hiện, điều kiện, thủ tục làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Dược như thế nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Bài viết này sẽ tổng hợp các thông tin liên qua đến hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Dược.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898