Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tìm hiểu về kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị viêm dạ dày

Cập nhật: 07/04/2021 14:49
Người đăng: Nguyễn Trang | 1267 lượt xem

Bệnh lý viêm dạ dày nhiều người mắc phải nhiều nhất hiện nay. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này và những phương pháp điều trị bệnh dứt điểm mọi người cùng tham khảo thông tin liên quan dưới đây.

Bệnh viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày chính là tình trạng tổn thương gây nên tình trạng viêm mạc dạ dày. Các tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn khiến cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh lý viêm loét dạ dày có thể sẽ gây nên tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu như xuất hiện ổ loét lớn và bị chảy máu. Trong trường hợp bệnh nhân không được phát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa nhằm điều trị kịp thời, khi đó người bệnh sẽ có thể gây nên tình trạng tử vong do bị mất máu.

>>> Tìm hiểu thêm thông tin:

viem-da-day-la-gi
Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày

Tình trạng viêm loét dạ dày gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở người già và chiếm khoảng 60% trong số những trường hợp gặp phải.

Tìm hiểu những triệu chứng nhận biết bệnh viêm dạ dày

Như lời chia sẻ của những giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về những triệu chứng nhận biết bệnh viêm dạ dày cụ thể như sau:

  • Tình trạng ăn mất ngon.
  • Đau tại vùng bụng trên.
  • Gây cảm giác buồn nôn và ói mửa.
  • Đầy hơi sau khi ăn.
  • Trong trường hợp niêm mạc dạ dày bị chảy máu, bạn sẽ có các triệu chứng như: đi tiêu phân đen, ói mửa ra máu hay có thể bị dịch ói có màu nâu lợn cợn trong đó.

Bên cạnh đó, những dấu hiệu/ triệu chứng khác không được liệt kê cụ thể tại đây. Tốt nhất khi có các dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe, mọi người hãy đến ngay bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây chính nên bệnh viêm dạ dày cụ thể như sau:

  • Thường xuyên sử dụng những loại thuốc giảm đau và kháng viêm: những loại thuốc này khi sử dụng lâu dài sẽ gây nên tình trạng ức chế chất bảo vệ niêm mạch dạ dày, dẫn đến tình trạng đau và bị viêm loét dạ dày.
  • Viêm khuẩn HP: như nhận định cho thấy đây là một loại vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống, phát triển ở trên lớp nhầy niêm mạc dạ dày người lớn. Theo đó, chúng tiết ra độc tố làm mất đi khả năng chống lại acid của niêm mạc. Theo đó, nguyên nhân chính gây nên bệnh dạ dày mãn tính tiến triển dần dần bị loét hay có thể gây nên bệnh ung thư dạ dày.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt: quá trình ăn uống không đúng bữa, không điều độ, tình trạng ăn quá no/ quá đói, thói quen uống nhiều rượu nên dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ viêm mạc bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng viêm dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Tình trạng stress: tình trạng muộn phiền, căng thẳng, tức giận, lo lắng, sợ hãi khi đó sẽ khiến mất cân bằng chức năng đối với dạ dày làm dịch vụ dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương đã gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Những nguyên nhân tự miễn hay do hóa chất,... cũng có khả năng gây nên bệnh viêm loét dạ dày.

Kỹ thuật chẩn đoán & Phương pháp điều trị bệnh

1. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Quá trình chuẩn đoán bệnh viêm dạ dày thông thường được phía các bác sĩ thường được dựa trên những mô tả triệu chứng của bệnh nhân. Nhưng để có thể đảm bảo được mức độ chính xác, phía các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm như: nội soi dạ dày, xét nghiệm máu/ phân xét nghiệm H.pylori. 

2. Phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Thông thường đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit được gây nên bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Bên cạnh đó, mọi người lưu ý hãy tránh uống nhiều bia/ rượu, tránh sử dụng những loại thuốc như: naproxen, ibuprofen, aspirin trong suốt quá trình điều trị.

phuong-pha-dieu-tri-benh-viem-da-day
Tham khảo về những phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả

Bên cạnh đó, mọi người cũng cần phải cân nhắc sử dụng thêm những loại thuốc dưới đây nhằm có thể hạn chế được nồng độ axit dạ dày như:

  • Những chất ức chế bơm proton như: Esomeprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Iansoprazole, Rabeprazole.
  • Kháng sinh Histamin-2 (H2) như: Cimetidine, famotidine, Nizatidine, Ranitidine.
  • Ngoài ra, một số trường hợp sẽ được chỉ định truyền dịch, những loại thuốc khác nhằm để giảm được nồng độ axit đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Thói quen sinh hoạt kiểm soát bệnh viêm dạ dày

Theo đó, những lối sống và những biện pháp tại nhà dưới đây sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát tình trạng viêm loét dạ dày hiệu quả hơn bao gồm:

  • Hãy ăn nhiều bữa ăn trong một ngày. Nhưng mỗi lần chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ.
  • Hãy ăn những thức ăn đã được đun sôi nấu chín.
  • Cần phải rửa tay trước khi ăn nhằm tránh được tình trạng nhiễm trùng.
  • Chấm dứt thói quen hút thuốc lá.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, lưu ý không được tự ý mua thuốc uống điều trị bệnh viêm loét dạ dày khi chưa được kê đơn.
  • Hãy tái khám định kỳ nhằm kiểm tra được những triệu chứng, kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn.

Đối với viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori chính là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Hiện nay, với sự tiến bộ của Y học hiện đại, vi khuẩn Helicobacter pylori loại trừ được bằng những phác đồ kháng sinh, thuốc kháng tiết dịch vị. 

Nhưng ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc khá cao, nên bệnh nhân cần phải tuân thủ quá trình điều trị đúng thuốc và theo đúng phác đồ của các bác sĩ chỉ định. Lưu ý, bệnh lý này cũng có khả năng tái phát bởi tái nhiễm Helicobacter pylori khi sử dụng chung bát đũa đối với những người mang vi khuẩn đó, vì vậy nếu được khuyến khích người thân trong gia đình hãy cùng tham gia điều trị nếu như chẳng may họ cũng đồng bệnh viêm dạ dày. Đây cũng được xem là một trong những giải pháp bảo vệ sức khỏe đối với bạn và người thân trong gia đình.

Hy vọng với những thông tin tổng hợp trên mọi người đã hiểu được về bệnh viêm dạ dày là gì và đâu là những triệu chứng nhận biết bệnh. Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bệnh lý bất thường, tốt nhất mọi người hãy đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898