Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Trĩ ngoại là bệnh gì? Phương pháp điều trị bệnh dứt điểm

Cập nhật: 04/03/2021 17:12
Người đăng: Nguyễn Trang | 1565 lượt xem

Trĩ ngoại là bệnh gì? Phương pháp chữa trĩ ngoại nào hiệu quả nhất? Để có lời giải đáp chính xác cho những thắc mắc trên các bạn cùng tham khảo chi tiết những thông tin liên quan dưới đây.

Trĩ ngoại là bệnh gì?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở dưới lớp da xung quanh tại phần hậu môn - nơi xuất hiện nhiều dây thần kinh cảm giác nên thường có xu hướng gây nên tình trạng đau đớn đối với người bệnh.

>>> Tìm hiểu thêm một số thông tin:

tri-ngoai-la-benh-gi
Giải thích rõ về bệnh trĩ ngoại là gì

Trong trường hợp bệnh trĩ ngoại không được thuyên giảm sau tầm 1 - 2 tuần, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng nhằm giúp bạn có thể đi đại tiện được dễ dàng hơn. Nhưng đối với những trường hợp mắc phải bệnh trĩ ở mức độ nghiêm trọng, phía các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đi búi trĩ.

Những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ ngoại

Những giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn và một số bác sĩ chuyên gia có chia sẻ đến mọi người về những triệu chứng cơ bản nhất để có thể nhận biết bệnh trĩ như sau:

Đặc biệt nhận biết bệnh trĩ chính là thường gây ngứa ngáy và đau tại vùng hậu môn. Hay một số trường hợp bạn còn cảm nhận được búi trĩ khi dùng tay chạm vào tại vị trí hậu môn. Búi trĩ ngoại thông thường sẽ có màu hơi hồng hơn do với các khu vực da khác xung quanh.

1. Đi đại tiện ra máu

Người mắc bệnh trĩ sẽ có thể thấy máu trong phân của họ. Theo đó, máu thường sẽ xuất hiện tại bề mặt phân, có màu đỏ tươi bởi nó chảy trực tiếp từ búi trĩ bị tổn thương.

Nhưng lượng máu chảy khi đi đại tiện không quá nhiều. Do đó, nếu như bạn thấy xuất hiện nhiều máu khi đi đại tiện hãy nhanh chóng liên hệ nhanh chóng đến với các bác sĩ.

2. Xuất hiện cục máu đông ở trong búi trĩ

Trĩ huyết khối sẽ hình thành bởi những tĩnh mạch bị phình ra bên trong búi trĩ nên sẽ có cục máu đông. Khi đó dòng máu sẽ không được lưu thông được, gây nên tình trạng đau đớn, khó chịu đối với những người mắc bệnh lý này.

Cơ thể của mỗi chúng ra thường có cơ chế làm tiêu biến đi cục máu đông, nên giúp làm giảm đi những triệu chứng của bệnh cũng như cảm giác đau. Nếu như cục máu đông biến mất, khi đó búi trĩ bên ngoài sẽ có thể là lớp da thừa quanh hậu môn. Khi đó, phía các bác sĩ chỉ định chữa trị ngoại bằng cách phẫu thuật cắt bỏ đi phần da thừa, nếu như dễ bị dính vào phân và rất khó khăn trong quá trình làm vệ sinh.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Một số nguyên nhân cũng như những yếu tố làm tăng nguy cơ gây nên bệnh trĩ ngoại nói riêng và bệnh trĩ nói chung, gồm có:

  • Tình trạng béo phì.
  • Chế độ ăn uống ít hàm lượng chất xơ.
  • Nâng tạ hay các đồ vật nặng.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Đứng hay ngồi lâu trong một thời gian dài.
  • Bụng báng nước - Đây là tình trạng tích tụ lượng chất lỏng gây nên áp lực lên dạ dày và đường ruột.

Theo đó, bệnh trĩ ngoại được phân biệt so với những loại trĩ khác cơ bản là do vị trí của búi trĩ, cụ thể:

  • Bệnh trĩ nội hình thành bên trong thành trực tràng và sẽ không gây đau nhưng có thể gây tình trạng chảy máu khi tiêu.
  • Sau búi trĩ, đây chính là tình trạng bệnh trĩ nội đôi khi tiến triển phình ra bên ngoài của hậu môn. Nhưng cũng tùy vào từng mức độ mà búi trĩ sẽ có thể tự co lại vào phía trong, hay cần có lực tác động mới đẩy chúng vào được.
  • Đối với bệnh trĩ ngoại chính là tình trạng búi trĩ sẽ nằm ngoài hậu môn và có xu hướng gây nên tình trạng đau đớn hơn so với trĩ nội.

Lưu ý: Một người sẽ có thể mắc nhiều loại bệnh trĩ cùng một thời điểm.

Tổng hợp những phương pháp chữa trị ngoại

Để chữa trĩ ngoại các bệnh nhân hãy cùng tham khảo một số phương pháp cụ thể như sau:

tong-hop-nhung-phuong-phap-chua-tri-ngoai
Tham khảo những phương pháp điều trị trĩ ngoại hiệu quả

1. Chữa trị ngoại thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt

- Chế độ ăn uống: điều này rất quan trọng bởi sẽ giúp cho mọi người có thể phòng chống mắc bệnh trĩ hiệu quả, phòng tình trạng bệnh tái phát và giúp tránh lạm dụng thuốc, tránh xa bác sĩ chỉ định điều trị. 

Lời khuyên dành cho mọi người hãy ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất xơ mỗi ngày như: rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả. Bởi 70% cơ thể chính là nước, do đó hãy uống nhiều nước mỗi ngày khi đó cơ thể sẽ hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, có khả năng đào thải được những chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể. Bệnh trĩ sẽ không điều trị khỏi hoàn toàn nếu như bệnh nhân không tuân thủ theo một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Chế độ sinh hoạt: đây cũng là một trong những chữa trĩ ngoại quan trọng giúp các bạn có thể khắc phục bệnh trĩ hiệu quả, đồng thời phòng chống tái phát trĩ đó là không nên ngồi hay đứng quá lâu trong một tư thế. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải:

+ Hãy luyện tập thể dục hàng ngày, vận động những bộ môn nhẹ nhàng và tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, thay vì đó hãy đứng dậy vài phút sau khi ngồi 1h.

+ Cân nhắc lựa chọn các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như: bơi lội, đi bộ, dưỡng sinh nhằm có thể phòng tránh được bệnh trĩ.

+ Cần phải tập thói quen đi cầu thang hàng ngày vào một giờ nhất định, khi đó sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động mềm mại hơn, đặc biệt tránh được tình trạng táo bón - đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. 

2. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc

Theo đó, thuốc sẽ có tác dụng trong quá trình điều hòa lưu thông ruột:

  • Có khả năng chống ỉa lỏng.
  • Điều trị tình trạng táo bón bằng thuốc nhuận tràng.
  • Loại thuốc đạn và mỡ: khi đặt hay bôi ở phần hậu môn sẽ có tác dụng che phủ bảo vệ niêm mạch ở búi trĩ, bôi trơn cho phân dễ đi qua.
  • Những loại thuốc có khả năng chống viêm.
  • Thuốc làm tăng trương lực và bền vững thành mạch. 

Bên cạnh đó, sẽ có một số loại thuốc chữa trĩ ngoại tiêu biểu như: thuốc toàn thân uống: aflon 500mg tại chỗ: Proctolog viên đặt vùng hậu môn/ dạng Cream bôi,.. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải đến gặp các bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng phù hợp. Đối với bệnh trĩ ngoại sẽ đi kèm với một số triệu chứng như: táo bón, đường ruột, giảm đau và thuốc kháng sinh.

3. Áp dụng phương pháp thủ thuật

Theo đó, những thủ thuật phổ biến nhất trong chữa trĩ ngoại bao gồm: thắt vòng cao su, tiêm xơ, nước sôi, quang đông hồng ngoại. Nhưng ưu, nhược điểm của phương pháp này được thể hiện cụ thể như sau:

+ Ưu điểm:

  • Đơn giản, nhanh và gọn, đặc biệt sẽ không gây cảm giác đau đớn.
  • Điều trị ngoại trĩ được, chi phí rẻ, ít ảnh hưởng đến quá trình công tác. Áp dụng tốt đối với trĩ độ 1 và độ 2.
  • Kết quả đạt được cao từ 70 - 90%.

+ Nhược điểm:

  • Mức độ điều trị hiệu quả triệt căn kém.
  • Sẽ không lấy được bệnh phẩm để tiến hành làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.
  • Không áp dụng được trong những trường hợp trĩ lớn, sa lâu ngày, sẽ có kết hợp sa niêm mạc trực tràng.

Phương pháp phòng ngừa trĩ

Điều quan trọng nhất để có thể phòng bệnh trĩ ngoại tiến triển là các bạn cần phải hạn chế được tình trạng táo bón xảy ra, tránh làm cho phân bị khô và khó đi ra ngoài. Bên cạnh đó, một số giải pháp khác giúp các bạn phòng ngừa được bệnh trĩ, gồm có:

- Cần phải uống nhiều nước mỗi ngày, nước tiểu ở mức bình thường nên có màu vàng nhạt.

- Bổ sung thêm hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống như: rau xanh, hoa quả, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc.

- Cần phải tham gia vào những hoạt động rèn luyện thể chất, không nên ngồi một chỗ quá lâu nhằm giúp tăng cường nhu động ruột tự nhiên.

- Đặc biệt, không được ngồi quá lâu ở trong nhà vệ sinh như: đọc báo, lướt Web, chơi games,...

- Đối với những trường hợp bị táo bón, hay tình trạng trĩ tái phát hãy kịp thời trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ.

Tổng hợp tất cả những thông tin trên hy vọng mọi người đã có thể hiểu rõ về bệnh trĩ là gì và những phương pháp giúp kiểm soát, chữa trĩ ngoại dứt điểm. Tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với đường ruột, các bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898