Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Thoái hóa khớp gối là bệnh gì ? Có những các điều trị nào ?

Cập nhật: 30/03/2021 11:20
Người đăng: Nguyễn Trang | 1042 lượt xem

Khi bị thoái hóa khớp gối nên làm gì? Dưới đây các bác sĩ chuyên gia và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải đáp thắc mắc trên, các bạn cùng tìm hiểu để có lời giải đáp chính xác nhất.

Khớp gối là gì?

Khớp gối chính là vị trí tiếp giáp giữa 3 xương: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của phần xương bánh chè và tất cả được bao phủ bởi sụn khớp.

>>> Tìm hiểu thêm:

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối

Khớp gối đóng một vài trò rất quan trọng và đảm nhiệm toàn bộ cơ thể, đồng thời cũng là khớp vận động nhiều nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân nó dễ bị thoái hóa hơn so với các khớp khác.

Thoái hóa khớp gối là gì ?

Thoái hóa khớp là hiện tượng xảy ra đối với các tổn thương trước hết trên về mặt sụn khớp. Theo thời gian thì phần sụn khớp sẽ bị bào mòn, trở nên xù xì và mỏng hơn, mất tính đàn hồi và không bảo vệ được đầu xương. Tiếp sau đó là các biến đổi ở bề mặt khớp, tăng quá trình lắng đọng Canxi hình thành những gai xương. Cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp và làm hư khớp. Vậy, khi bị thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Những nguyên nhân, yếu tố gây nên thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp gối rất đa dạng, nhưng những giảng viên Khoa Điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã liệt kê ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh lý này, bao gồm:

Vấn đề tuổi tác gây nên thoái hóa khớp gối

Khi độ tuổi càng cao, thì quá trình tổng hợp của sụn sẽ bị suy giảm. Thời kỳ sau độ tuổi trưởng thành thì những tế bào sụn sẽ không có khả năng tự sinh sản và tự tái tạo được nữa.

Yếu tố cân nặng ảnh hưởng đến khớp gối

Theo một số nghiên cứu cho thấy yếu tố cân nặng ảnh hướng đến khớp gối, khi trọng lượng cơ thể tăng 0.45kg đồng nghĩa khớp gối phải chịu thêm 1.5kg khi đi và chịu thêm 4.5kg khi chạy. Trọng lượng dư thừa sẽ tạo áp lực lên 2 khớp gối, sụn khớp sẽ nhanh hao mòn hơn và dần dần hỏng theo thời gian.

Phụ nữ thừa cân béo phì > 40 tuổi sẽ có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao hơn 6 lần so với những người bình thường. Người béo phì chỉ cần giảm 5kg sẽ có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp đến một nửa.

Chấn thương tổn hại đến khớp gối

Chấn thương do bị tai nạn hoặc do chơi thể thao: bị giãn/ đứt dây chằng, làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi,... khiến sụn bị tổn thương ở mức nghiêm trọng. Nếu như người bệnh không điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng bị lệch trục khớp, gây thoái hóa từ từ.

Tình trạng vận gắng sức: trong quá trình lao động nặng/ tập luyện, chơi thể thao với cường độ mạnh cũng dẫn đến nguy cơ bị thoái hóa khớp nhanh chóng.

Khớp gối bị ảnh hưởng do không tập thể dục thường xuyên

Không thường xuyên luyện tập thể dục: những cơ bị lỏng lẻo, khớp xương thiết tính linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân cũng như dây chằng bị sai lệch. Trong trường hợp tăng sức mạnh cơ có thể giảm đến khoảng 30% nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối.

Sử dụng corticoid không đúng cách ảnh hưởng đến khớp gối

Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách: những loại thuốc này sẽ áp dụng nhiều trong quá trình điều trị kháng viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Nếu như lạm dụng corticoid đồng nghĩa với việc tăng mức độ thoái hóa khớp.

Hệ miễn dịch phá hủy: sụn khớp vốn không được nuôi dưỡng bởi mạch máu mà bởi dịch khớp, do đó nó không được nhận biết là một phần của cơ thể. Vì vậy, thay vì bảo vệ cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoạt sụn khớp khớp nơi, bất kể đó là sụn hư hay sụn khỏe mạnh.

Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học cũng là 1 yếu tố ảnh hưởng đến khớp gối khi ăn uống thiếu chất sẽ khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn. Hoặc uống bia/ rượu quá nhiều sẽ khiến cho sụn khớp bị hủy hoại ở mức độ nghiêm trọng.

Giới tính ảnh hưởng đến khớp gối

Yếu tố về giới tính: phụ nữ ở độ tuổi > 55 thường có nguy cơ mắc phải bệnh viêm khớp hơn so với nam giới. Bởi dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, đồng thời thói quen đi giày cao gót sẽ gây áp lực trực tiếp lên sụn và tạo cơ hội bị thoái hóa tiến triển nhanh chóng.

Những bệnh lý khác ảnh hưởng đến khớp gối

Những bệnh lý khác: một số bệnh lý có mức độ ảnh hưởng đến xương khớp và sụn như: bệnh gout, béo phì, tiểu đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa, viêm khớp dạng thấp, bàn chân bẹt,...

 Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì ?

Khi bị thoái hóa khớp gối nên làm gì, đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Chế độ ăn uống cũng là một trong những vấn đề có khả năng suy giảm được tình trạng bệnh lý. 

Chế độ sinh hoạt dành cho người mắc bệnh thoái hóa khớp gối

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng có chỉ ra chế độ ăn uống phù hợp nhất đối với người mắc bệnh thoái hóa khớp như sau:

  • Những loại cá nước lạnh: cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích chính là những loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng acid béo omega-3. Đây là một loại chất kháng viêm hiệu quả và khuyến cáo người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa/ tuần.
  • Nước hầm từ xương ống, sụn sườn bò, bê sẽ có khả năng cung cấp nhiều chonroitin và glucosamin, đây chính là các hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Bên cạnh đó, các món ăn này còn bổ sung thêm được lượng Canxi dồi dào, rất tốt đối với hệ xương khớp.
  • Thực vật: những loại ngũ cốc, đậu nành, rau xào trong mỗi bữa ăn hàng ngày chính là những loại thực phẩm có khả năng tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa rất tốt.
  • Những loại thịt heo, thịt gia cầm được nuôi hữu cơ: hãy luân phiên trong khẩu phần ăn uống hàng ngày để khẩu phần được ăn trong chế độ dinh dưỡng được đa dạng hơn.
  • Trái cây: chanh, cam, đu đủ chứa nhiều men kháng viêm, hàm lượng Vitamin C sẽ giúp kháng viêm hiệu quả, tăng cường được độ dẻo dai đối với những khớp. 
  • Hàm lượng chất béo lành mạnh như: dầu dừa, bơ thực vật, dầu ô liu nguyên chất và những loại hạt. Đối với những chất có trong cơ và đậu nành sẽ có khả năng kích thích tế bào sụn sinh trưởng thêm Collagen - đây chính là một thành phần protein chính của gân, xương, sụn.

6 cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Trong trường hợp chăm sóc khớp không đúng cách, thì vô tình đây sẽ là thủ phạm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp gối. Theo đó, những cách phòng ngừa bệnh phù hợp cùng với những biện pháp đơn giản bao gồm:

  1. Cần phải luyện tập thể dục đều đặn và đúng cách mỗi ngày. Các bạn có thể lựa chọn những bộ môn thể thao như: đi bộ, đạp xe đạp, tránh các tác động quá mạnh hay đột ngột. 
  2. Cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giàu hàm lượng Canxi, khoáng chất, tránh dùng bia/ rượu, những chất kích thức gây thần kinh bị co cứng. 
  3. Đối với dân văn phòng sau 1 - 2h ngồi làm việc cần phải nghỉ giải lao, hoặc thay đổi về tư thế trong khoảng 20 phút nhằm tránh cơ và các khớp bị mỏi.
  4. Cần phải biết cách kiểm soát cân nặng tốt nhất, tránh tình trạng béo phì, thừa cân.
  5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tìm hiểu và nghiên cứu về những kiến thức liên quan đến bệnh xương khớp.
  6. Hãy thực hiện xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày, nhất là vào buổi sáng và chiều. Khi tiến hành massage sẽ giúp cho cơ bắp được thư giãn và lưu thông máu được tốt hơn.

Tình trạng thoái hóa khớp gối chính là tác nhân hàng đầu gây nên tàn phế. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở đầu gối, khi đó các bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị nhằm tránh để lại biến chứng đối với sức khỏe về sau.

Hy vọng với tất cả những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về vấn đề thoái hóa khớp gối nên làm gì và cách phòng bệnh như thế nào. Hãy tái khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra sức khỏe và nếu như phát hiện bệnh sẽ được chữa trị kịp thời các bạn nhé!

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898