Nước mía là loại đồ uống giải khát quen thuộc trong mùa hè luôn được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của nước mía các bạn cùng tham khảo chi tiết thông tin ở bài viết dưới đây.
Top 9 tác dụng của nước mía
Uống nước mía nhằm giúp giải tỏa được cơn khát vào mùa hè, để giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về tác dụng của nước mía những giảng viên Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ một số thông tin hữu ích như sau:
1. Có khả năng cung cấp năng lượng nhanh
Uống nước mía giúp cho mọi người tăng thêm năng lượng trong một khoảng thời ngắn, tránh khả năng mất nước trong ngày nắng oi bức. Những loại đường đơn trong nước mía sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thụ dễ dàng. Vì vậy, điều này đã chứng minh được rằng nước mía có khả năng tăng lượng đường ở trong cơ thể một cách tự nhiên.
2. Phòng ngừa căn bệnh ung thư quái ác
Trong nước mía có chứa rất nhiều Canxi, Magie, Sắt, Kali, Mangan,... vì vậy có tính kiềm. Ngoài ra, nước mía còn chứa flavonoid, nên có khả năng chặn được những tế bào ung thư, nhất là bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.
3. Hỗ trợ tăng cường chức năng gan
Uống nước mía đúng cách sẽ giúp mọi người có khả năng giảm nhẹ đi những căn bệnh liên quan đến gan như: bệnh vàng da một cách tự nhiên. Đối với bệnh lý vàng da do gan hoạt động không tốt, cũng như tình trạng ống mật bị tắc. Mía có khả năng giúp các bạn duy trì được tính kiềm một cách tự nhiên, giúp duy trì độ cân bằng điện giải trong cơ thể. Vì vậy sẽ có khả năng phòng ngừa được tình trạng gan hoạt động quá tải.
4. Tác dụng của nước mía đối với hệ tiêu hóa
Nước mía sẽ giúp các bạn có khả năng cải thiện tốt được hệ tiêu hóa ở mức tốt nhất. Hàm lượng Kali có trong nước mía sẽ hỗ trợ cần bằng độ pH trong dạ dày, điều tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần trong việc giúp hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, loại đồ uống này cũng có khả năng phòng ngừa được tình trạng nhiễm trùng dạ dày.
5. Ổn định được chức năng của thận
Tác dụng của nước mía cũng rất tốt đối với thận, trong loại đồ uống này không có chứa hàm lượng cholesterol, rất ít Natri và không có hàm lượng chất béo bão hòa, nekne sẽ hỗ trợ tối đa duy trì sức khỏe của thận. Đồng nghĩa với việc khi thận khỏe, sức khỏe tổng thể của cơ thể bạn sẽ được cải thiện.
6. Giảm nhẹ về căn bệnh tiểu đường
Trong nước mía có hàm lượng đường cao nên sẽ luôn luôn khiến cho bệnh nhân tiểu đường lo lắng khi sử dụng. Nhưng khi sử dụng có chừng mực nhất định, những người mắc phải bệnh lý này vẫn có thể sử dụng và cảm nhận tác dụng từ loại nước uống này mang lại.
Theo đó, với lượng đường tự nhiên trong loại đường tự nhiên trong nước mía có chỉ số đường thấp. Điều này đồng nghĩa nước mía có khả năng ngăn ngừa được tình trạng đường huyết tăng ở mức độ đột biến.
7. Hỗ trợ hệ xương và răng phát triển
Trong mía rất giàu hàm lượng Canxi nên sẽ hỗ trợ xương và răng phát triển tốt hơn mỗi ngày. Vì vậy, các bạn có thể ăn mía hoặc uống nước mía để tận dụng tối đa những tác dụng của mía.
8. Giảm đau được một số bệnh lý
Một số căn bệnh lây lan sang đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận,... thường sẽ khiến các bạn cảm thấy nóng rát và khó chịu. Nhằm có thể cải thiện được tình trạng này, các bạn hãy tiến hành pha nước mía cùng với chanh, hoặc với nước dừa tươi để uống.
9. Cải thiện được vấn đề về răng miệng
Trong nước mía rất giàu khoáng chất như: Photpho, Canxi, vì vậy sẽ có khả năng củng cố về men răng, giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh sâu răng. Tác dụng của nước mía còn có khả năng khắc phục hơi thở có mùi do bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng được liệt kê ở trên.
Một số lưu ý khi uống nước mía
Khi uống nước mía đúng cách và đúng thời điểm sẽ phát huy được tác dụng và mang lại những hiệu quả nhất định đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để tác dụng của nước mía phát huy tác dụng tối đa, mọi người cần phải lưu ý kỹ một số vấn đề như sau:
- Không nên uống nước mía khi đang dùng một số loại thuốc khác: trong trường hợp các bạn đang uống những loại thuốc bổ sung, thuốc đông máu khi đó không nên uống nước mía. Do những loại thuốc này sẽ có khả năng cản trở tác dụng của Policosanol và sẽ khiến cho tác dụng của loại đồ uống này trở nên vô nghĩa.
- Không nên dùng nhiều nước mía đối với phụ nữ đang mang thai. theo như những chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần bổ sung thêm nhiều chất từ nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi đó thành phần cơ bản của nước mía chính là đường. Khi cơ thể nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sẽ có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
- Không được để nước mía quá lâu ở trong tủ lạnh: nước mía là thức uống tốt, nhưng khi để quá lâu, hoặc nếu bảo quản trong điều kiện trong phù hợp thì rất dễ tạo môi trường tối cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, do đó sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ở mức độ cao.
- Những người béo phì cần tránh: như những nhà khoa học nghiên cứu, trong nước mía thì đường chiếm đến 70%, còn lại là thành phần chất béo, bột, đạm. Do đó, nước mía sẽ có khả năng cung cấp thêm rất nhiều năng lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, dễ gây nên tình trạng tăng cân và béo phì.
Tổng hợp những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về tác dụng của nước mía và những lưu ý khi sử dụng loại đồ uống này. Tốt nhất mọi người hãy uống nước mía vào buổi chiều là tốt nhất và phát huy được những tác dụng đối với sức khỏe.
>>> Tham khảo thêm: