Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Chia sẻ thông tin trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì

Cập nhật: 16/04/2021 15:46
Người đăng: Nguyễn Trang | 1140 lượt xem

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Đây là một trong những vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến. Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ bật mí chi tiết những thông tin liên quan đến vấn đề trên, mọi người cùng tìm hiểu để biết rõ hơn nhé!

Lý do trẻ bị tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ có thể do ở dạng cấp tính và mãn tính. Nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus Rota gây nên chính là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lý tiêu chảy cấp tính đối với trẻ nhỏ. Thông thường bệnh lý này sẽ tự khỏi trong vòng từ 3 - 10 ngày. Đối với trẻ từ 6 - 32 tuần tuổi có thể sẽ chích ngừa bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus Rota bằng cách tiêm RotaTeq.

>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích:

Tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho trẻ bị tiêu chảy

Dưới đây, các giảng viên Khoa Cao đẳng Hộ sinh - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh tiêu chảy bao gồm:

  • Virus;
  • Vi khuẩn;
  • Thuốc;
  • Ký sinh trùng;
  • Trẻ nhạy cảm với một số loại thức ăn nhất định.
  • Tiêu chảy E Coli.
  • Bị rối loạn chức năng đường ruột.

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn nhằm giúp cho hệ tiêu hóa có thể làm việc từ từ và không quá sức. Ruột non và hệ thống tiêu hóa của bé trong thời điểm này còn yếu. Khi đó sẽ mất một thời gian nhằm để cho hệ tiêu hóa được phục hồi và trở lại như bình thường. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng nếu như mất khoảng 3- 4 ngày phân của trẻ mới trở lại như bình thường, do điều trị bệnh tiêu chảy cần phải có thời gian.

Bật mí thông tin trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì là tốt nhất

Theo đó, trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy các bậc phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn cho trẻ những loại thức ăn dưới đây:

Nên cho trẻ uống nước chanh

Trong nước chanh tự nhiên có chứa rất nhiều axit citric và hàm lượng Vitamin C, cả 2 đều có tính kháng khuẩn. Vitamin C sẽ kích thích và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Khi uống một lượng đủ nước chanh không đường sẽ rất tốt đối với những người mắc bệnh tiêu chảy có liên quan đến vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh tiêu chảy, chanh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình bổ sung nước, Calo trong cơ thể và chất điện giải. Khi trẻ bị tiêu chảy, các bạn cần phải hòa nước chanh cùng với nước ấm và cho thêm một ít muối để cho trẻ uống nhằm tạo được cảm giác dễ chịu hơn.

Trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gừng

Hiện nay, gừng được trồng khắp mọi nơi ở nước ta và được sử dụng để lấy củ ăn hoặc để làm thuốc. Theo như nhận định thì gừng chính là một trong những thần dược trong quá trình hỗ trợ hệ tiêu hóa. Gừng sẽ có khả năng kích thích nhu động ruột, làm tăng quá trình vận chuyển thức ăn nhưng sẽ không gây nên tình trạng co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng hơn, chống lại tình trạng buồn nôn, bị đầy hơi và bị tiêu chảy.

Cho trẻ ăn lựu để tránh bị tiêu chảy

Đối với trẻ đã lớn, đã đủ răng để nhai, khi đó các bạn hãy cho trẻ ăn lựu, hoặc có thể cho trẻ uống nước ép lựu pha loãng cùng với nước. Các mẹ hãy cho trẻ uống 1 lần/ ngày nhằm giúp giảm được tình trạng bị tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gạo trắng

Tuy bị nhiều nhưng các bậc phụ huynh thường bỏ qua, gạo chính là một trong những loại thực phẩm có khả năng tiêu hóa nhanh, đặc biệt là khi bị tiêu chảy. Gạo sẽ có khả năng làm se, giúp cho phân của trẻ cứng hơn. 

Gạo được biết đến là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời bởi có chứa nhiều Carbohydrate. Bên cạnh đó, gạo cũng có khả năng kích thích được quá trình phát triển của vi khuẩn có ích đối với nhu động ruột bình thường. Do đó, các mẹ cho trẻ ăn gạo trắng thay vì ăn gạo lứt, bởi trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ rất khó tiêu khi trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ em bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Với những thông tin được cung cấp ở trên mọi người cũng đã hiểu được vấn đề khi em bé bị tiêu chảy nên ăn gì tốt cho sức khỏe và sớm cải thiện được tình trạng bệnh lý. Vậy, trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì? Dưới đây các giảng viên của Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ đến với các bậc phụ huynh về các thực phẩm trẻ không nên ăn khi bị tiêu chảy, gồm có:

Những thực phẩm trẻ nên tránh trong trường hợp bị tiêu chảy

Các loại trái cây và nước ép

Bởi trong trường hợp này cơ thể của trẻ chưa có khả năng tiêu hóa được những loại đường có trong các loại trái cây, đường này sẽ gây nên tình trạng khó chịu đối với trẻ. Vì vậy, trẻ em < 4 tháng tuổi có thể sẽ bị tiêu chảy khi sử dụng bất kỳ loại nước ép trái cây nào. Theo đó, một số loại nước ép trái cây và loại trái cây mọi người nên tránh dùng cho trẻ khi bị tiêu chảy như: lê, đào, táo,...

Sữa chua & Những chế phẩm từ sữa

Sữa công thức cũng như sữa bò sẽ có khả năng gây tiêu chảy đối với trẻ. Những loại đường trong công thức có thể sẽ khiến cho trẻ bị tiêu chảy nặng hơn, còn những protein trong sữa có thể sẽ khiến cho trẻ khó tiêu hóa. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải tránh, hoặc tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ trước khi có ý định cho trẻ < 1 tuổi uống sữa công thức hoặc là sữa bò. 

Tôm, cá và những loại hải sản khác

Ở trong nhóm thực phẩm này có chứa những protein kích ứng sẽ có khả năng gây kích ứng đối với trẻ, gây nên tình trạng đau bụng và nôn trớ. Đồng thời, những loại thủy sản này có lớp nhầy ở trên bề mặt, mùi tanh dễ hấp dẫn những loại vi khuẩn đường ruột như: shigella, salmonella. Các vi khuẩn này chính là mầm bệnh hàng đầu gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ, do đó khi trẻ bị tiêu chảy thì các mẹ nên tránh cho trẻ tiêu thụ những loại thực phẩm này.

Hy vọng với toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn thực phẩm gì để tốt cho sức khỏe. Mọi người lưu ý trong trường hợp tình trạng bệnh lý trở nên nặng hoặc không thể kiểm soát được, hãy sớm đưa trẻ đến Trung tâm Y tế/ bệnh viện gần nhất để được phía các bác sĩ thăm khám cụ thể.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898