Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Những nguyên nhân khiến trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Cập nhật: 07/04/2021 12:47
Người đăng: Nguyễn Trang | 879 lượt xem

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy theo như nhận định là một trong những trường hợp thường gặp. Vậy đây là nguyên nhân và những dấu hiệu để nhận biết tình trạng bệnh lý này? Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ bật mí những kiến thức hữu ích liên quan, các bà mẹ cùng đọc hiểu và có hướng xử lý kịp thời khi gặp phải trường hợp này nhé!

Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Kháng sinh là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay, mục đích nhằm điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đối với trẻ nhỏ và người lớn. Nhưng việc sử dụng kháng sinh có thể sẽ gây nên những tác dụng phụ không như mong muốn. Trong đó tác dụng phụ thường gặp nhất chính là tính trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu:

Những nguyên nhân khiến trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy do kháng sinh được biết đến là tình trạng trẻ đi tiêu lỏng, xảy ra bởi những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn. Theo đó, hiện tượng này thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ bởi hệ tiêu hóa vẫn chưa được phát triển hoàn chỉnh.

Thông thường ở trong đường ruột của trẻ sẽ tồn tại một quần thể vi sinh vật gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại với nhiều loài khác nhau. Trong số đó, vi khuẩn có lợi sẽ có chức năng trong quá trình duy trì hệ vi sinh ở mức độ cân bằng để tăng cường tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, loại bỏ được những độc tố, có thể kìm hãm sự sinh trưởng cũng như phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh là loại thuốc khi đi vào trong cơ thể sẽ có khả năng tiêu diệt, hoặc sẽ ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn ở những cơ quan, có thể sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn có lợi ở trong đường ruột. Chính điều này sẽ làm phá vỡ mức độ cân bằng của hệ vi sinh khiến hại khuẩn có cơ hội phát triển và lấn át. Do đó, sẽ dẫn đến tình trạng trẻ em uống kháng sinh bị tiêu chảy.

Đồng thời, việc dùng kháng sinh còn có thể sẽ khởi phát tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Clostridium difficile hay C.difficile (C.diff). Thường thì vi khuẩn này sẽ tồn tại ở trong ruột non và sẽ không nên bất kỳ vấn đề gì. Nhưng quá trình sử dụng kháng sinh nhằm để tiêu diệt vi khuẩn có lợi sẽ tạo điều kiện để cho vi khuẩn C.diff phát triển không thể kiểm soát được và sẽ làm phát bệnh. Nhưng nếu như để lâu và không được điều trị đúng cách, thì tình trạng này sẽ dẫn đến bị viêm đại tràng.

Theo như các chuyên gia hàng đầu, bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây nên tình trạng mất cân bằng hệ sinh đường ruột, đặc biệt là các thuốc kháng sinh phổ biến sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy khi uống kháng sinh.

Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Đối với trẻ < 2 tuổi thường rất dễ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh hơn so với trẻ lớn. Theo đó, tình trạng tiêu chảy sẽ có thể kéo dài từ khoảng 1 - 7 ngày, bắt đầu từ giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 8 của đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhưng cũng có một số trường hợp trẻ sơ sinh uống kháng sinh bị tiêu chảy từ ngày đầu tiên và sẽ kéo dài trong khoảng vài tuần sau khi dùng thuốc.

Theo đó, các giảng viên Khoa Cao đẳng Hộ sinh - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có chia sẻ về những dấu hiệu cơ bản nhất về tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy như sau:

  • Trẻ sẽ bị đau bụng.
  • Đi đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày (thông thường sẽ nhiều hơn 3 lần).
  • Trong mỗi lần đi ngoài thì trẻ đều rặn.
  • Trong phân sẽ kèm theo dịch nhầy, thức ăn vẫn chưa tiêu hóa (hay còn được gọi là phân sống), hoặc sẽ bị ra máu.
  • Tại vùng hậu môn sẽ bị hăm đỏ bởi trong phân có tính axit.
  • Phân có màu xanh, có xuất hiện bọt và vàng lổn nhổn.

Những vấn đề các bà mẹ cần chú ý khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy luôn được nhiều bà mẹ quan tâm đến. Theo như các chuyên gia sức khỏe chia sẻ trong trường hợp trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy thì mọi người không nên quá hoang mang, thay vì đó cần phải bình tĩnh và tiến hành thực hiện các bước cụ thể như sau:

Không được vội vàng cho trẻ ngừng dùng thuốc kháng sinh

Đối với các trường hợp trẻ chỉ tiêu chảy ở mức độ nhẹ, các mẹ hãy nên cho trẻ uống kháng sinh theo đúng như chỉ định về liều lượng mà bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn. Vì nếu như ngừng sử dụng thuốc kháng sinh giữa chừng sẽ vô tình làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh trong những lần sử dụng sau.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên tự ý cho trẻ sử dụng những loại thuốc có công dụng cầm tiêu chảy khi chưa được bác sĩ chỉ định cụ thể. Vì những loại thuốc này sẽ có khả năng tương tác với thuốc mà bé đang dùng, khi đó sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Nên cho trẻ uống men vi sinh có chứa nấm men nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy trong trường hợp bị loạn khoản ở mức độ nặng/ không thể ngừng sử dụng kháng sinh, khi đó bạn hãy cho trẻ sử dụng thêm men vi sinh trong đó có chứa Probiotic & Prebiotic nhằm để cân bằng lại chủng vi sinh đường ruột.

Theo đó, đã có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau chứng minh men vi sinh có thể mang lại sự hỗ trợ tích cực đối với hệ tiêu hóa, nhằm giúp điều trị; phòng ngừa được tình trạng tiêu chảy cũng như những tác dụng phụ khác nhau do kháng sinh gây nên.

Probiotic bao gồm nấm men và lợi khuẩn. Theo nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh, do đó nên dùng chủng men Lactobacillus rhamnosus, nhất là Saccharomyces boulardii. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng sản phẩm men có chứa nấm men Saccharomyces boulardii rất an toàn khi sử dụng cho trẻ < 2 tuổi. Do đó, Saccharomyces boulardii đã được Hiệp hội Tiêu hóa Gan mật & Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu, (ESPGHAN), Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO), đồng thuận của Hội Nhi Việt Nam khuyến cáo nên dùng trong quá trình điều trị viêm dạ dày ruột cấp, tiêu chảy cấp và tiêu chảy do kháng sinh đối với trẻ nhỏ.

Nhưng để đảm bảo an toàn hơn, trước khi dùng bất kỳ loại chế phẩm men vi sinh nào, do đó mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng an toàn nhất. Vì sẽ có trường hợp dùng Probiotic không có lợi, ví dụ như trường hợp trẻ bị suy giảm miễn dịch/ suy nhược nghiêm trọng.

Các mẹ cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh, mọi người cần phải lưu ý về việc chăm sóc trẻ theo một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Thay vì cho trẻ dung nạp các món ăn thông thường, thì các mẹ nên cho trẻ ăn thêm những sản phẩm có công dụng trong việc bổ sung lợi khuẩn như: yến mạch, sữa chua,...

Các mẹ cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
  • Thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ mỗi ngày cần phải cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất đó là: đạm - tinh bột - chất béo - chất xơ & Vitamin.
  • Uống kháng sinh bị tiêu chảy khiến cho trẻ bị mất nước. Do đó, mọi người cần phải bổ sung nước, chất điện giải cho trẻ thường xuyên nhằm tránh đi tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, cũng cần phải cho trẻ ăn các loại rau củ có công dụng giữ nước như: củ cải đường, cà rốt, chuối, hồng xiêm, bí, cam,... sẽ rất tốt đối với hệ tiêu hóa, sẽ tăng cường sức đề kháng đối với trẻ.
  • Đồng thời, cần phải hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn khô, hoặc nước giải khát đóng chai.
  • Cần phải hạn chế thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng cho bé dễ tiêu hóa như: súp, bột, cháo,... Các mẹ cần phải băm nhỏ hoặc xay, hoặc cũng có thể rây mịn đồ ăn, nấu chín kỹ rồi mới cho trẻ ăn.
  • Không nên cho trẻ ăn những loại đậu hạt, bởi thực phẩm này sẽ sinh ra nhiều hơi ở ruột. Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên cho trẻ dùng thực phẩm có chứa nhiều gia vị.
  • Khi trẻ bị tiêu chảy, các bà mẹ không nên cho trẻ uống những loại nước uống có ga, bởi những loại nước này có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì đó mọi người có thể cho trẻ ăn yaourt. 

Tìm giải pháp điều trị hăm tã cho trẻ

Trong trường hợp trẻ bị hăm quanh hậu môn, hoặc tại vùng đóng bỉm do bị tiêu chảy, các mẹ cần phải vệ sinh nhẹ nhàng tại khu vực này bằng nước sạch, cần phải lau khô rồi mới bôi lên một lớp Vaseline, hoặc kem chứa kẽm như: Zincofax, Penaten hay những loại kem khác có công dụng chống hăm.

Cần phải theo dõi các biểu hiện & Đưa trẻ đi khám kịp thời

Lời khuyên nhằm để giải quyết được vấn đề trẻ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh là cần phải đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu như xuất hiện những triệu chứng như:

  • Trẻ sốt cao.
  • Hoặc bị tiêu chảy ở mức độ nặng.
  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và không chịu ăn uống gì.
  • Phân xuất hiện máu. 
  • Đau bụng ở mức độ nặng.
  • Có những dấu hiệu mất nước như: cáu kỉnh, nước tiểu ít, cơ thể mệt mỏi hoặc bị khô miệng.

Khi đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế, phía các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán được tình trạng tiêu chảy của trẻ nhằm có phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Hoặc nếu như trẻ bị tiêu chảy trầm trọng, khi đó các bác sĩ sẽ đổi loại kháng sinh đang dùng và tiến hành truyền nước cho trẻ trong trường hợp cần thiết.

Với toàn bộ những thông tin chia sẻ ở trên do các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ đến với mọi người về tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy và những bước cần phải thực hiện khi rơi vào tình trạng này. Tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe của trẻ, các mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được hỗ trợ tư vấn và thăm khám cụ thể hơn. Đặc biệt, tránh để lại những biến chứng đối với sức khỏe của trẻ về sau.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898