Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Bạn có biết dị cảm là bệnh gì không?

Cập nhật: 29/08/2023 17:13
Người đăng: Nguyễn Trang | 2816 lượt xem

Dị cảm là bệnh gì? Đâu là những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh dị cảm? Để có lời giải đáp chính xác nhất cho những thắc mắc ở trên, quý độc giả cùng cập nhật chi tiết thông tin ở bài viết dưới đây.

Giải thích dị cảm là bệnh gì?

Dị cảm là bệnh gì? Dị cảm chính là cảm giác tê/ nóng rát xảy ra thường xuyên nhất ở tứ chi như: vùng tay, cánh tay, chân/ bàn chân. Nhưng tình trạng này cũng có thể sẽ xảy ra ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.

Giải thích dị cảm là bệnh gì?
Giải thích dị cảm là bệnh gì?

Một số trường hợp mắc bệnh dị cảm mãn tính hoặc sẽ kéo dài, đây chính là dấu hiệu của một chấn thương hoặc tình trạng thần kinh nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng & Nguyên nhân gây dị cảm

Những triệu chứng của bệnh dị cảm

Những triệu chứng dị cảm hoặc dây thần kinh bị chèn ép gồm có: 

  • Bị đau/ nóng rát.
  • Ngứa ngáy/ cảm giác như bị “kim chích”.
  • Cảm thấy khu vực bị ảnh hưởng mất cảm giác.
  • Bị tê/ cảm giác kém tại khu vực bị ảnh hưởng.
  • Châm chích/ cảm giác bị ngứa ngáy.
  • Luôn cảm giác tại khu vực ảnh hưởng bị mất đi cảm giác.
  • Da có thể sẽ bị nóng/ lạnh.

Đối với những triệu chứng dị cảm có thể sẽ liên tục/ không liên tục. Thông thường, các cảm giác này xảy ra trong khu vực bị ảnh hưởng nhưng cũng có thể sẽ lan rộng ra vùng xung quanh.

Những nguyên nhân gây dị cảm

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây dị cảm mãn tính khác nhau gồm có:

  • Gây đa xơ cứng.
  • Đột quỵ.
  • Hàm lượng Vitamin D, hoặc những Vitamin khác trong cơ thể cao.
  • Huyết áp cao.
  • Đau cơ xơ.
  • Đa xơ cứng.
  • Hoặc khối u trong tủy sống/ não.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
  • Bị nhiễm trùng.
  • Hoặc những đối tượng bị chấn thương thần kinh.
  • Hay dây thần kinh bị nén/ chèn ép.

Một dây thần kinh bị chèn ép khi có quá nhiều áp lực vì những mô xung quanh tác động lên nó. Đối với áp lực này sẽ gây nên dị cảm ở khu vực của dây thần kinh đó phụ trách và chức năng của dây thần kinh bị gián đoạn. Tình trạng chèn ép dây thần kinh cũng có thể sẽ xảy ra bất cứ vị trí nào ở trên cơ thể như: ở mặt, cổ tay hoặc lưng. Thoát vị đĩa đệm tại cột sống dưới cũng có thể gây nên tình trạng đau tại lưng, chân/ bàn chân ở vùng bị ảnh hưởng. Hội chứng ống cổ tay chính là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép tại vùng cổ tay gây tê và ngứa ngáy tại ngón tay

Tìm hiểu những yếu tố làm tăng nguy cơ dị cảm 

Một số trường hợp có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị cảm được kể đến bao gồm:

  • Béo phì: tăng cân có thể sẽ gây chèn ép đến dây thần kinh.
  • Giới tính: phụ nữ sẽ có nhiều khả năng mắc phải hội chứng ống cổ tay, có thể là do ống thần kinh hẹp hơn.
  • Phụ nữ mang thai: tăng cân và bị tích nước có liên quan đến thai kỳ có thể sẽ gây sưng và áp lực đến dây thần kinh.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: tiểu đường có thể sẽ gây tổn thương đến thần kinh và mô.
  • Bệnh tuyến giáp: sẽ khiến một người có nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay.
  • Nằm nghỉ ngơi lâu trong giường: nằm nghỉ ( ví dụ như dưỡng bệnh) trong một khoảng thời gian dài có thể sẽ gây chèn ép dây thần kinh, làm tăng nguy cơ dị cảm.
  • Những đối tượng bị viêm khớp dạng thấp: sẽ gây nên tình trạng viêm, cũng có thể nén những dây thần kinh ở khớp.
  • Vận động quá mức đối với một số cơ: đối với người có công việc hay những sở thích đòi hỏi phải chuyển động lặp đi lặp lại của bàn tay, khuỷu tay/ bàn chân có nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh, dị cảm/ tổn thương thần kinh.

Chẩn đoán & Điều trị dị cảm

Các cách giúp chẩn đoán bệnh dị cảm chính xác nhất

Nhằm có thể chẩn đoán được bệnh dị cảm, đầu tiên phía các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bệnh sử và đặt ra các câu hỏi về triệu chứng của bạn hiện tại. Tiếp đến bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra thể chất, đưa ra đề nghị những xét nghiệm gồm có:

  • Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh: đối với phương pháp này đo tốc độ những xung thần kinh di chuyển nhanh trong cơ bắp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): nhằm giúp xét nghiệm những khu vực khác nhau của cơ thể với mức độ chi tiết cao.
  • Điện cơ đồ (EMG): xem xét hoạt động điện của cách những dây thần kinh và cơ bắp tương tác.
  • Tiến hành làm siêu âm: sẽ được áp dụng tại khu vực nhỏ hơn, nhằm để tìm kiếm sự chèn ép/ tổn thương thần kinh, ví dụ như trong hội chứng ống cổ tay.

Loại xét nghiệm mà phía các bác sĩ chỉ định sẽ phải phụ thuộc vào kết quả của những lần xét nghiệm này, cộng với các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh lý của từng bệnh nhân.

4 Phương pháp điều trị bệnh dị cảm mới nhất hiện nay

Những lựa chọn điều trị dị cảm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân có một tình trạng Y tế tiềm ẩn sẽ gây ra các triệu chứng, từ đó phía các bác sĩ sẽ điều trị những trình trạng này. Phía các giảng viên của Khoa Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã chia sẻ đến mọi người về những phương pháp điều trị bệnh dị cảm gồm có:

Tổng hợp những phương pháp điều trị bệnh dị cảm
Tổng hợp những phương pháp điều trị bệnh dị cảm

Nghỉ ngơi & Băng bó những vùng bị ảnh hưởng

Bác sĩ sẽ đưa ra lời đề nghị bạn cần phải nghỉ ngơi khi dây thần kinh bị chèn ép. Điều quan trọng nhất là các bạn cần phải dừng những hoạt động gây chèn ép dây thần kinh nhằm cho những mô lành lại. Hoặc một số trường hợp bạn cũng cần phải nẹp khu vực bị thương nhằm ngăn ngừa khu vực đó chuyển động.

Nhưng việc dùng nẹp trong thời gian dài có thể sẽ gây ra các vấn đề khác. Vì vậy, bạn phải tuân thủ chính xác những hướng dẫn của các bác sĩ nhằm tránh được các tình huống không đáng có.

Chỉ định dùng thuốc

Một số loại thuốc như: naproxen natri (Aleve), ibuprofen (Advil, Motrin) và thậm chí những thuốc steroid ở dạng tiêm dùng đối với vùng bị ảnh hưởng, khi đó sẽ giảm được tình trạng đau, sưng và bị viêm.

Đối với các trường hợp dị cảm lâu dài do bị đau cơ xơ hóa, những loại thuốc gồm có: duloxetine (Cymbalta) và pregabalin (Lyrica) sẽ giúp ích cho bệnh nhân.

Vật lý trị liệu

Phương pháp này sử dụng nhằm để tăng cường sức mạnh trong các cơ xung quanh dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cơ bắp khỏe hơn sẽ giúp giảm bớt sự chèn ép mô và ngăn ngừa nó tái phát. Khi cơ bắp khỏe mạnh cũng có thể sẽ cải thiện tính linh hoạt, phạm vi chuyển động, di chuyển ở trong khu vực bị ảnh hưởng. 

Tiến hành làm phẫu thuật

Trong trường hợp các phương pháp điều trị ở trên vẫn không được thuyên giảm đi triệu chứng dị cảm, khi đó phía các bác sĩ sẽ tiến hành làm phẫu thuật nhằm làm giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép.

Phương pháp phẫu thuật có nghĩa là giải phóng dây chằng ống cổ tay, loại bỏ một gai xương, hoặc một phần của đĩa đệm thoát vị ở phía sau. Đối với từng phương pháp phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào những triệu chứng cụ thể mà từng bệnh nhân gặp phải, cũng như các nguyên nhân gây ra bệnh. 

Tất cả những thông tin do các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được biết rõ về dị cảm là bệnh gì và các phương pháp điều trị bệnh. Tốt nhất mọi người hãy nên thăm khám sức khỏe định kỳ, nhằm sớm phát hiện bệnh và được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm:

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898