Bao nhiêu thì được xem là nhịp tim chuẩn? Câu hỏi này được nhiều người đặt ra và gửi về chuyên mục tư vấn sức khỏe. Dưới đây các chuyên gia sẽ bật mí chi tiết những thông tin liên quan đến vấn đề trên, quý độc giả cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Nhịp tim chuẩn đối với người bình thường
Theo như các giảng viên hàng đầu chia sẻ nhịp tim chuẩn đối với mỗi người sẽ không giống nhau, cũng tùy thuộc vào từng độ tuổi, giới tính cũng như thể trạng sức khỏe,... Theo đó, đối với người từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường trong khi nghỉ ngơi sẽ dao động từ khoảng 60 - 100 nhịp/ phút. Người có thể trạng càng khỏe thì nhịp tim khi đó càng thấp. Người vận động viên chuyên nghiệp, khi ở chế độ nghỉ ngơi thì nhịp tim trung bình sẽ chỉ ở khoảng 40 nhịp/ phút. Lấy ví dụ: Vận động viên đua xe đạp Lance Armstrong - Được xem là huyền thoại của làng thể thao thế giới, tim của anh chỉ đập khoảng 32 nhịp/ tim.
Như nghiên cứu của Cơ quan Y tế quốc gia tại Vương quốc Anh, dưới đây các giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ bảng tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng theo từng độ tuổi như sau:
>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích:
- Những điều thú vị nhất đối với hệ tiêu hóa ở người lớn
- Bật mí những cách giảm nhịp tim hiệu quả ngay tại nhà
- Tình trạng đánh trống ngực có nguy hiểm hay không?
Nhịp tim ở từng thời điểm sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
- Tình trạng sức khỏe & Bệnh lý;
- Hoạt động thể chất của cơ thể trước lúc đó;
- Nhiệt độ của môi trường;
- Tư thế đứng/ ngồi/ nằm.
Bên cạnh đó, đối với trạng thái tinh thần, cảm xúc cũng sẽ có mức độ ảnh hưởng đến nhịp tim như: vui mừng, lo lắng, sợ hãi, cảm xúc giận dữ,... Một số loại thuốc cũng sẽ có khả năng làm ảnh hưởng đến nhịp tim. Nhưng khi đề cập đến nhịp tim chuẩn, hoặc nhịp tim bình thường, nghĩa là nhịp tim được đo khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn.
Lưu ý khi nhịp tim bị rối loạn
Trong trường hợp do một nguyên nhân hay có tác động nào đó khiến cho nhịp tim đập trái tim trở nên bất thường như: nhịp tim đập nhanh (> 100 nhịp/ phút), nhịp tim chậm 9< 60 nhịp/ phút), hoặc tim đập lúc nhanh lúc chậm, thậm chí nhịp tim đập nhưng lại không thất mạch, khi đó sẽ được gọi là rối loạn nhịp tim. Trong cuộc sống hàng ngày thì sẽ không tránh khỏi được những khi trái tim bị lạc nhịp. Theo đó, trình trạng này thường xuất phát từ các nguyên nhân rất “đời thường” như: hoạt động gắng sức, rơi vào trạng thái căng thẳng, bị rối loạn tâm lý hoặc những thói quen xấu như: hút thuốc lá, thức khuya, hoặc sử dụng một số chất kích thích như dùng uống/ rượu, trà đặc, cafe,...
Tổng hợp các triệu chứng của rối loạn nhịp tim
Ngoài các bệnh lý có liên quan trực tiếp đến tim mạch như: thiếu máu cơ tim, suy tim, những bệnh lý về van tim (hở van tim và hẹp van tim), bệnh tim bẩm sinh, viêm cơ tim,... Đây chính là các căn nguyên có mức độ ảnh hưởng đến dẫn truyền xung động điện trong tim, gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim còn có mức độ liên quan đến một số bệnh lý, hoặc nguyên nhân khác nhau bao gồm:
- Bệnh tiểu đường;
- Tăng huyết áp;
- Người bị rối loạn mỡ máu;
- Bị viêm phế quản cấp tính/ mãn tính.
- Cường giáp;
- Rối loạn cân bằng kiềm - toan và điện giải.
- Người bị thiếu máu, bị thiếu hụt dinh dưỡng.
- Hoặc cũng có khi những loại thuốc chống loạn nhịp tim chính là thủ phạm gây nên tình trạng bị rối loạn nhịp tim.
Bên cạnh đó, đã có nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không thể nào xác định được nguyên nhân. Do đó, không phải khi nào ai ai cũng có thể duy trì được nhịp tim chuẩn. Nhưng một số trường hợp bị rối loạn nhịp tim không đáng kể, thậm chí là vô lại. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp cần phải đến thăm khám tại bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được phía các bác sĩ thăm khám cụ thể.
Trong trường hợp nào bệnh nhân rối loạn nhịp tim cần đi thăm khám?
Đa phần những bệnh tim mạch đều có thể sẽ ảnh hưởng hoặc gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng diễn biến thầm lặng và chỉ có thể thoáng qua. Do đó, trong trường hợp gặp bất kỳ bất thường nào đối với trái tim, tốt nhất mọi người hãy nhanh chóng đến các Trung tâm Y tế/ bệnh viện gần nhất để được phía các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán sớm đối với các vấn đề về hệ tim mạch. Theo đó, các trường hợp dưới đây cần phải được ưu tiên điều trị rối loạn nhịp tim kịp thời bao gồm:
- Bị loạn nhịp, kèm theo tình trạng khó thở, đau tại vùng ngực/ cổ/ vai/ cánh tay hoặc tại vùng lưng.
- Tim đập nhanh/ chậm, kèo theo tình trạng hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực, hoặc bị choáng ngất.
- Bị rối loạn nhịp tim xuất hiện đi kèm với các biểu hiện bất thường khác như: cơ thể mệt mỏi kéo dài, sụt cân, kèm theo tình trạng đau đầu, giảm đi khả năng gắng sức, vã mồ hôi.
- Nhịp tim chuẩn, bỗng loạn nhịp đột ngột, xuất hiện khi bạn vừa sử dụng một số loại thuốc điều trị nào khác.
Làm gì để lấy lại được nhịp tim như bình thường?
Đối với các trường hợp bị rối loạn nhịp tim muốn lại lại được nhịp tim như bình thường, thì bên cạnh việc thăm khám và điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa, mỗi một người cần phải thực hiện các giải pháp như sau:
+ Nên thay đổi hoặc từ bỏ đi các thói quen xấu như: hút thuốc lá, bia/ rượu,... những điều trị sẽ giúp cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim.
+ Nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt đối với sức khỏe của hệ tim mạch như: cá (cá thu, cá hồi,...), rau xanh, nên hạn chế mỡ động vật và nguồn Cholesterol (trứng, sữa béo...).
+ Nên cân bằng công việc, giảm bớt đi căng thẳng trong cuộc sống.
+ Tăng cường quá trình luyện tập thể dục thể chất.
Bên cạnh đó, khi đã được chỉ định điều trị thì khi đó người bệnh cần phải tuân thủ theo như đúng hướng điều trị rối loạn nhịp tim của phía bác sĩ. Cai thuốc cũng là một trong các giải pháp nhằm giúp cho trái tim giúp cho nhịp tim đập bình thường.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị, nhằm giúp cho bệnh nhân lấy lại được nhịp tim chuẩn như ban đầu. Đồng thời, cũng tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân, khi đó phía các bác sĩ sẽ tư vấn được phương pháp thích hợp nhất, cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc điều trị chung bao gồm:
- Cần phải sử dụng thuốc chống loạn nhịp theo đúng phác đồ mới nhất.
- Nên loại bỏ được các tác nhân thủ phạm gây nên tình trạng loạn nhịp như: chất kích thích, thuốc.
- Dùng thuốc chống loạn nhịp theo đúng phác đồ mới nhất.
- Áp dụng các nghiệm pháp giúp làm giảm nhịp tim như: nghiệm pháp Valsalva, gây cường phó giao cảm (ấn nhãn cầu, ấn và xoa xoang động mạch cảnh),...
- Đối với những trường hợp bị rối loạn nhịp tim ở mức độ nghiêm trọng, hoặc không thể nào đáp ứng được khả năng điều trị nội khoa, mức nhịp tim chuẩn không đạt được. Khi đó, những phương pháp can thiệp khác có thể áp dụng như: sốc điện tim, phẫu thuật tim, đặt máy tạo nhịp, đốt điện sinh lý,...
Ngoài ra, tầm soát sớm nguy cơ tim mạch, phòng ngừa bệnh luôn chính là điều quan trọng nhất, nhằm giúp có thể duy trì nhịp tim chuẩn, cần phải hạn chế được các biến cố nguy hiểm đối với sức khỏe.
Chắc hẳn với toàn bộ các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về hệ số của nhịp tim chuẩn. Bên cạnh đó, quý độc giả cũng biết thêm về các phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa được tình trạng nhịp tim đập loạn nhịp một cách hiệu quả nhất.