Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

TOP 5 nguyên nhân gây tê cánh tay nhất định bạn phải biết

Cập nhật: 30/03/2021 15:28
Người đăng: Nguyễn Trang | 1221 lượt xem

Nguyên nhân gây tê cánh tay do đâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra và gửi về những chuyên mục tư vấn sức khỏe. Dưới đây các bác sĩ chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn kỹ về vấn đề này, mọi người cùng tìm hiểu để biết thêm những thông tin liên quan dưới đây.

>>> Tìm hiểu thêm một số bệnh lý:

Nguyên nhân gây tê cánh tay là do đâu ?

Nguyên nhân gây tê cánh tay tương ứng với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Có thể do thói quen ngồi, ngủ sai thế làm cản trở đến quá trình lưu thông máu, đi kèm với đó là tạo thêm áp lực đè nặng lên các dây thần kinh và sẽ khiến cho tay trở nên bị tê cứng. Ngoài ra, tình trạng tê cánh tay còn chính là nguy cơ cảnh báo cơn đau tim hoặc đột quỵ phát sinh.

5 nguyên nhân phổ biến gây tê cánh tay

Theo đó các giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có chỉ ra những nguyên nhân gây tê cánh tay phổ biến nhất hiện nay gồm có:

1. Vùng cánh tay bị tê do máu lưu thông kém

Bị tắc nghẽn mao mạch sẽ gây nên quá trình cản trở những tế bào hồng cầu đi từ tim đến các cơ quan khác và ngược lại, do đó sẽ dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tê cứng, ngứa ran tứ chi, trong đó gồm có: cánh tay, bàn tay, cẳng tay và bàn chân.

Nguyên nhân gây tê cánh tay do máu lưu thông kém

Bên cạnh đó, việc lưu thông máu không thuận lợi còn kéo theo một số triệu chứng khác như: 

  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.
  • Tay chân lạnh.
  • Cẳng chân, mắt cá hoặc bàn chân thường có xu hướng sưng lên.
  • Da tái nhợt và xanh.
  • Đau khớp hoặc ở vùng cơ.

Trên thực tế cho thấy máu lưu thông kém không phải là một bệnh lý. Theo đó, tình trạng này chỉ báo hiệu bạn đang ngồi hoặc đứng quá lâu, chỉ cần di chuyển và vận động nhiều hơn. Nhưng đối với tê cánh tay do tắc nghẽn mao mạch chính là nguy cơ cảnh báo một số tình trạng bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng như:

  • Xuất hiện huyết khối: những cục máu đông tụ lại với nhau ở trong mao mạch sẽ gây cản trở dòng chảy của những hồng cầu.
  • Xơ vữa động mạch: hàm lượng Cholesterol tích tụ thành các mảng bám lên thành mao mạch, do đó sẽ khiến bộ phận này xơ cứng và thu hẹp lại nên hạn chế số lượng hồng cầu đi qua.
  • Bệnh đái tháo đường: khi lượng đường trong máu đạt ngưỡng cao sẽ hình thành các mảng bám ở thành mao mạch nên sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: đây chính là một dạng xơ vữa động mạch ở vùng tay và chân.

Giải pháp điều trị

Trường hợp bị tê cánh tay do máu lưu thông không tốt thì các bạn sẽ có rất nhiều những giải pháp tương ứng để điều trị, cụ thể:

  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Hãy sử dụng băng thun nhằm làm giảm sưng các chi.
  • Chỉ định dùng thuốc kê đơn đối với những trường hợp nghiêm trọng.
  • Tiến hành phẫu thuật, chỉ dành cho tình trạng tắc nghẽn mao mạch bởi khối huyết lớn.

2. Do bị hẹp ống sống cổ nên gây tê tay

Đối với vùng ống sống cổ bị thu hẹp khi đó sẽ tạo ra áp lực lên vùng tủy sống và những dây thần kinh. Vì vậy, những người mắc phải chứng hẹp ống sống cổ thường xuyên sẽ có xu hướng bị tê cánh tay, cảm giác đau tại vùng cổ và lưng.

Thống kê chung chi thấy tình trạng bệnh lý này dễ bị phát sinh đối với những người bị thoái hóa cột sống cổ. Ngoài ra, những chấn thương cổ, khối u xuất hiện ở cột sống cổ cũng là nguyên nhân gây hẹp ống sống cổ.

Khi gặp phải tình trạng này, các bạn hãy nhanh chóng điều trị Y tế càng sớm càng tốt, cụ thể:

  • Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu.
  • Thuốc kê đơn.
  • Tiến hành phẫu thuật.

3. Tê cánh tay cảnh báo đột quỵ

Thường thì tình trạng đột quỵ sẽ dễ bị xảy ra nếu như lượng máu đến não bị ngăn cản. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó mọi người cần phải nhanh chóng đi cấp cứu. Vì vậy, tốt nhất các bạn không được xem nhẹ những triệu chứng như:

Báo động nguy cơ bị đột quỵ
  • Tầm nhìn bị thay đổi.
  • Bị tê liệt một bên tay/ chân/ nửa đầu.
  • Luôn cảm thấy đờ đẫn.
  • Khó có thể nói chuyện.
  • Cơn đau đầu đột ngột phát sinh với mức độ dữ dội.
  • Cảm thấy hoa mắt; chóng mặt.

Các chuyên gia chia sẻ, tình trạng đột quỵ có ở 2 dạng chính gồm có:

  • Đột quỵ xuất huyết: tiến hành điều trị bằng phẫu thuật để chữa lành được các mao mạch đã bị tổn thương.
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: dùng thuốc nhằm làm tan huyết khối gây cản trở máu đến não.

4. Liệt thoát vị đĩa đệm

Khi đĩa đệm đã bị trượt ra khỏi vị trí bên trong đốt sống có nguy cơ chèn vào các dây thần kinh quanh quanh, do đó sẽ dẫn đến tình trạng bị tê cánh tay hoặc đau nhức. Tuy nhiên, tình trạng này cũng còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện nay để các bác sĩ cân nhắc tư vấn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp. Trong đó, những phương pháp đáng phải kể đến gồm có: chỉ định dùng thuốc giảm đau, tập vật lý triệu liệt hoặc cũng có thể tiến hành phẫu thuật.

5. Mối quan hệ giữa tê cánh tay và hội chứng thoát ngực

Hội chứng thoát ngực đề cập đến hiện tượng dây thần kinh, mao mạch đi qua vùng xương đòn với xương sườn đầu bị chèn ép. Vì vậy, khi mắc phải bệnh lý sẽ sẽ có xu hướng bị tê cánh tay. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy yếu ở cổ và cánh tay.

Theo đó, giải pháp khắc phục đó là các bác sĩ sẽ đưa ra bài tập vật lý trị liệu nhằm tăng cường vùng cơ ngực và cơ bụng. Điều này nhằm cải thiện được tư thế của người bệnh. Khi áp lực đè nén lên dây thần kinh và mao mạch sẽ được giảm.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng sẽ kê thêm đơn thuốc đặc trị để ngăn ngừa huyết khối, cải thiện được tình trạng đau nhức. Trong trường hợp tình trạng bệnh lý không được cải thiện thì có thể các bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành làm phẫu thuật.

Tổng hợp những thông tin chung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về nguyên nhân gây tê cánh tay và những giải pháp điều trị phù hợp nhất. Tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe khi đó các bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám và tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898