Mướp đắng có công dụng như thế nào đối với sức khỏe? Liều lượng sử dụng sẽ được chỉ định như thế nào? Toàn bộ những thông tin này mọi người nên trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ hay những vị thầy thuốc Đông Y để được tư vấn cụ thể.
Tìm hiểu về công dụng của Mướp đắng
Mướp đắng hay còn được gọi với cái tên khác là Khổ qua, đây là loại thực vật có quả và hạt được sử dụng để làm thuốc.
>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích:
- Mao lương hoa vàng: Công dụng, Liều lượng & Khả năng tương tác
- Hồ đằng bốn cánh có công dụng như thế nào khi điều trị?
- Bạn có biết rõ về những công dụng của cau đối với sức khỏe không?
* Sử dụng qua đường uống
Mướp đắng được sử dụng trong quá trình điều trị nhiều dạng rối loạn dạ dày - ruột như viêm loét đại tràng, viêm loét đường tiêu hóa, táo bón, ký sinh trùng đường ruột.
Mướp đắng còn được dùng trong quá trình điều trị tiểu đường, sốt, sỏi thận, vẩy nến, bệnh lý về gan, những vấn đề có liên quan đến kinh nguyệt, hoặc sử dụng trong quá trình điều trị hỗ trợ ở bệnh nhân HIV/ AIDS.
* Sử dụng ngoài da
Mướp đắng được sử dụng nhằm điều trị những vết thương và nhiễm trùng da sâu. Bên cạnh đó, mướp đắng còn được sử dụng cho những mục đích sử dụng khác, do đó mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Hướng dẫn về liều lượng sử dụng Mướp đắng
Nước ép mướp đắng: sử dụng 50 - 100ml/ ngày nhằm điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Dịch chiết mướp đắng: dùng 1.000 - 2.000mg/ ngày (chia ra thành 2 - 3 lần). Tránh sử dụng mướp đắng đối với phụ nữ mang thai, người mắc bệnh cao huyết áp và người đang hồi phục sau khi tiến hành phẫu thuật.
Liều dùng thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược có thể sẽ không giống nhau ở mỗi bệnh nhân, cũng tùy thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Sản phẩm bổ sung thảo dược không phải khi nào cũng mang lại cảm giác an toàn. Do đó, mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhằm tìm ra được liều lượng sử dụng phù hợp nhất.
Hướng dẫn về cách dùng mướp đắng an toàn
Mướp đắng có chứa chất hóa học giống với Insulin có thể sẽ giúp làm hạ đường huyết. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về cách hoạt động ở trong cơ thể của mướp đắng. Do đó, mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn thêm mọi thông tin.
Mọi người nên dùng mướp đắng theo đúng chỉ định của các bác sĩ, cần phải kiểm tra thêm đầy đủ thông tin ở trên nhãn thuốc nhằm được hướng dẫn cụ thể về loại thảo dược này. Do đó, nếu như có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình dùng mướp đắng, các bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ.
Tác dụng phụ & Những lưu ý khi dùng Mướp đắng
Những tác dụng phụ khi sử dụng mướp đắng
Trong thời gian sử dụng mướp đắng mọi người có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ như:
- Đau nhức đầu.
- Gây kích thích đường tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng).
Cũng đã có trường hợp được báo cáo về tình trạng hôn mê do hạ đường huyết, rung tâm nhĩ có liên quan đến quá trình uống mướp đắng. Tuy nhiên, không phải ai khi dùng mướp đắng cũng gặp phải những tác dụng phụ ở trên. Do đó, mọi người gặp bất kỳ thắc mắc gì về những tác dụng phụ nào đó ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, khi đó các bạn cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ.
Những lưu ý quan trọng trước khi sử dụng mướp đắng
Trước khi dùng mướp đắng, mọi người cần phải báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như:
+ Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú.
+ Trường hợp bị dị ứng với từng thành phần của thảo dược.
+ Bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, trong đó bao gồm thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng,...
+ Có ý định dùng cho trẻ em và những người lớn tuổi.
+ Trường hợp bạn đang và hoặc đã từng mắc phải những bệnh lý như tiểu đường bởi mướp đắng có nguy cơ làm hạ đường huyết xuống mức thấp khi sử dụng chung cùng với những thuốc hạ đường huyết khác, bệnh thiếu men G6PD, đối với bệnh nhân này nên tránh sử dụng mướp đắng.
Những quy định về thực phẩm chức năng thảo dược thường sẽ ít nghiêm ngặt hơn so với các quy định về thuốc, dù đã được nghiên cứu nhằm xác định được mức độ an toàn của loại thảo dược này. Bên cạnh đó, cần phải cân nhắc về lợi ích và những rủi ro trước khi dùng, mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng mướp đắng để điều trị bệnh.
Khả năng tương tác của Mướp đắng
Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược sẽ có khả năng tương tác với một số loại thuốc bạn đang dùng. Do đó, cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc những người phụ trách chuyên môn trước khi dùng.
Sử dụng mướp đắng cùng với những loại thuốc điều trị tiểu đường sẽ có khả năng làm hạ huyết áp xuống quá thấp, trong một số trường hợp dùng chung thì cần phải điều chỉnh về liều lượng. Một số thuốc được dùng nhằm điều trị bệnh tiểu đường gồm có insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase PresTab®, Micronase®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) và những loại thuốc khác.
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng sẽ có khả năng tương tác cùng với một số loại thức ăn, đồ uống có cồn, làm thay đổi hoạt động của thảo dược, hoặc sẽ làm gia tăng thêm nguy cơ của những tác dụng phụ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ về quá trình ăn uống, thuốc lá, bia/ rượu trước thời gian dùng loại thảo dược này.
Hướng dẫn cách thức bảo quản Mướp đắng
Mọi người cần phải bảo quản thảo dược mướp đắng ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất, tránh những nơi ẩm ướt hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Mỗi một loại thảo dược sẽ có các phương pháp bảo quản không giống nhau. Do đó, mọi người hãy đọc kỹ thông tin ở trên nhãn thuốc, hoặc trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể. Mọi người nên để loại thảo dược này tránh xa khỏi tầm với của trẻ em và vật nuôi ở trong gia đình.
Thảo dược mướp đắng sẽ được tiến hành bào chế ở những dạng như:
- Khổ qua sống hoặc nấu chín.
- Nước ép mướp đắng.
- Dịch chiết mướp đắng hoặc dạng viên nén.
Tổng hợp những thông tin ở trên do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về công dụng của mướp đắng và liều dùng tương ứng. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là những thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu.