Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tổng hợp các bài thuốc dân gian của dược liệu Diệp hạ châu

Cập nhật: 16/12/2020 16:44
Người đăng: Nguyễn Trang | 987 lượt xem

Dược liệu Diệp hạ châu có công dụng như thế nào trong quá trình điều trị bệnh? Dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí đến với mọi người về các bài thuốc dân gian điều trị bệnh có liên quan đến Diệp hạ châu, mọi người cùng tìm hiểu nhé. 

Những thông tin chung về dược liệu Diệp hạ châu

Diệp hạ châu được biết đến là một loại cỏ mọc hàng năm, chiều cao tầm khoảng 30cm, hoặc có khi đạt đến 60 - 70cm. Phần thân khá nhẵn, mọc thẳng và sẽ có màu hồng đỏ. Lá mọc so le, có hình dạng bầu dục, xếp sít nhau thành  2 dãy. Mặt trên lá sẽ có màu xanh lục nhạt, mặt dưới hơi xám và cuống lá rất ngắn.

>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích:

Những thông tin chung về dược liệu Diệp hạ châu

Hoa mọc ở kẽ lá, đơn tính cùng với gốc và có cuống ngắn. Quả năng có hình cầu, hơi dẹt và mọc rũ xuống ở dưới da. Quả có khía mờ và có gai, ở trên trong có chứa hạt hình 3 cạnh. Do quả nằm dưới lá nên loài cây này có tên gọi tương ứng là Diệp hạ châu (Diệp: lá, hạ: dưới, châu: quả).

Vào tháng 4 - 6 sẽ là mùa hoa, còn tháng 7 - 9 thường là mùa quả. Tại Việt Nam, chi này có tầm khoảng 40 loài, nhưng đáng chú ý nhất là Phyllanthus urinaria L (Diệp hạ châu hoặc là chó đẻ răng cưa, quả có gai) và P. niruri L. (được gọi với cái tên là cây chó đẻ, quả nhẵn).

Bộ phận sử dụng của Diệp hạ châu

Thông thường Diệp hạ châu sẽ dùng toàn cây, chỉ bỏ mỗi rễ. Diệp hạ châu có thể được dùng tươi hoặc phơi sấy khô.

Những thành phần hóa học trong Diệp hạ châu

Cây Diệp hạ châu có chứa rất nhiều chất thuộc những nhóm hóa học như: 

  • Tanin: axit elagic, axit galic,...
  • Flavonoid: kaempferol, quercetin, rutin.
  • Axit hữu cơ: axit succinic, axit ferulic, axit dotricontanoic.
  • Triterpen: stigmasterol, stigmasterol-3-0-ꞵ-glucosid, ꞵ-sitosterol,…
  • Phenol: methylbrevifolin carboxylat.
  • Lignan: phylanthin.
  • Những thành phần khác: n-octadecan, axit dehydrochebulic methyl ester, triacontanol, phylanthurinol acton.

Những công dụng của dược liệu Diệp hạ châu

Những thử nghiệm ở trên động vật cho thấy chiết xuất của Diệp hạ châu có công dụng trong quá trình bảo vệ gan. Bên cạnh đó, Diệp hạ châu còn có công dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh và diệt nấm.

Trong Y học cổ truyền, Diệp hạ châu có tính mát, vị hơi đắng, có công dụng tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, tán ứ, lợi tiểu và thông huyết mạch.

Còn trong dân gian, Diệp hạ châu được sử dụng để điều trị tình trạng mụn nhọt, viêm da, chữa viêm họng, lở ngứa, trẻ em bị tưa lưỡi, sản hầu ứ huyết đau bụng, chàm má. Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng được dùng để điều trị bệnh gan, rắt rết cắn, sốt.

Tại Ấn Độ, dùng Diệp hạ châu thay thế cho cây chó đẻ P.Niruri điều trị tình trạng khó tiêu, bệnh đường niệu - sinh dục, phù, bệnh lậu và hỗ trợ cho người mắc bệnh đái tháo đường. Hiện nay, Diệp hạ châu đã có mặt trong các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, làm thuốc để điều trị được chứng thấp nhiệt (chán ăn, nóng trong người, táo bón, nặng nề, vàng da, mụn nhọt,...) thường gặp đối với người bị rối loạn chức năng gan, bị viêm gan siêu vi B.

Hướng dẫn liều lượng sử dụng Diệp hạ châu điều trị bệnh

Chỉ định sử dụng 20 - 40g Diệp hạ châu/ ngày ở dạng cây tươi hoặc dạng sao khô, dùng sắc đặc để uống.

Hoặc nếu như sử dụng ở dạng thoa, đắp ngoài da thì sẽ không giới hạn về liều lượng sử dụng.

Những bài thuốc dân gian của dược liệu Diệp hạ châu

Dưới đây là những bài thuốc dân gian của dược liệu Diệp hạ châu được các bác sĩ/ dược sĩ, các vị thầy thuốc chia sẻ gồm có:

Những bài thuốc dân gian của dược liệu Diệp hạ châu

+ Chữa bị thương ứ máu: Lá, cành cây Diệp hạ châu, mần tưới, mỗi thứ dùng một nắm, giã nhỏ thêm đồng tiện (nước tiểu của bé trai)  rồi vắt lấy nước uống, bã được dùng để đắp. Nếu như có thể các bạn hãy hòa thêm cùng với bột đại hoàng với liều lượng 8 - 12g vào thì càng tốt.

+ Điều trị viêm gan vàng da, viêm thận tiểu ra máu, mắt đau sưng đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy: Diệp hạ châu 40g, dành dành 12g, mã đề 20g. Tiến hành sắc lấy nước uống.

+ Chữa nhọt độc sưng đau: dùng một nắm Diệp hạ châu cùng với một ít muối đem giã nhỏ. Thêm một chút nước đun sôi để uống vào và vắt lấy nước cốt để uống, dùng phần bã đắp lên vị trí bị đau.

+ Điều trị bệnh sốt rét: Diệp hạ châu 8g, dây hà thủ ô, thảo quả, lá mãng cầu ta tươi, dây gắm mỗi vị 10g, thường sơn, hạt cau, dây cóc, ô mai mỗi vị  4g. Toàn bộ mang đem đi sắc với 600ml nước đến khi còn lại khoảng 200ml, chia đều thành 2 lần uống trước khi lên cơn sốt rét 2h. Trong trường hợp không hết cơn sốt, có thể thêm 10g sài hồ.

+ Điều trị tình trạng không ngon miệng, sốt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu: Diệp hạ châu 1g, xuyên tâm liên 1g, nhọ nồi 2g. Toàn bộ mang đi phơi khô ở trong râm rồi tán bột. Tiếp đến hãy sắc bộ này uống, hãy uống hết ngay cùng một lúc và dùng 3 lần/ ngày.

Một số lưu ý quan trọng khi dùng Diệp hạ châu

Nhằm để dùng Diệp hạ châu một cách an toàn và có hiệu quả, các bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ hoặc các thầy thuốc Đông Y uy tín. Một số loại thuốc, thảo dược và thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng sẽ có khả năng tương tác không như mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong suốt quá trình sử dụng nếu như xuất hiện những triệu chứng bất thường, khi đó hãy tạm ngừng sử dụng và thông báo lại với các bác sĩ.

Không được dùng dược liệu Diệp hạ châu cho phụ nữ đang mang thai, trẻ em < 2 tuổi. Diệp hạ châu cũng sẽ có khả năng tương tác cùng với một loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác mà bạn đang dùng. Nhằm để đảm bảo an toàn hơn khi dùng và mang lại hiệu quả, cần phải hỏi ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Những thông tin ở trên do các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về Diệp hạ châu và các bài thuốc dân gian điều trị bệnh. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là các thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế được lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898