Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Bệnh vảy phấn hồng nên điều trị như thế nào?

Cập nhật: 11/03/2021 16:02
Người đăng: Nguyễn Trang | 1048 lượt xem

Vảy phấn hồng được biết đến là một căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Vậy đâu là phương pháp điều trị bệnh lý này? Dưới đây là những thông tin liên quan, các bạn hãy cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về bệnh lý này nhé! 

Bệnh vảy phấn hồng là gì? 

Bệnh vảy phấn hồng được biết đến là một loại phát ban thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó đối tượng thường gặp ở nữ giới. Theo đó, bệnh thường bắt đầu từ các đốm hồng ở dạng hình tròn/ ở dạng hình bầu dục tại vùng ngực, bụng hoặc ở vùng lưng và sau đó sẽ lan rộng ra khắp người. 

>>> Tìm hiểu thêm một số bệnh lý:

Tìm hiểu về bệnh vảy phấn hồng là gì?

Đa phần vào mùa xuân và mùa thu chính là những khoảng thời gian có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đa phần bệnh vảy phấn hồng sẽ tự khỏi hẳn trong vòng từ 3 - 8 tuần là không để lại bất kỳ dấu vết nào cả.

Những nguyên nhân & Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng

1. Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng

Hiện nay, những nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được các nguyên nhân gây nên bệnh vảy phấn hồng. Theo đó, đã có một vài dẫn chứng cho thấy nguyên nhân gây nên bệnh lý này có thể là do nhiễm trùng bởi virus, nhất là một số chủng virus Herpes gây nên. Lưu ý, đây không phải là loại virus gây nên tình trạng mụn rộp sinh dục.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người thắc mắc bệnh vảy phấn hồng có lây hay không. Những giảng viên của Khoa Cao đẳng Dược TPHCM và các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định bệnh lý này không lây. Tuy bệnh lý này khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng đặc tính của bệnh lý này sẽ không phải là bệnh truyền nhiễm.

2. Những triệu chứng cơ bản nhất để nhận biết bệnh vảy phấn hồng

Đối với những người mắc phải bệnh vảy phấn hồng thường xuất hiện những tổn thương ở trên bề mặt da ở dạng hình thoi, có màu hồng, bờ hơi nhô. Các triệu chứng khác có thể là những tổn thương với hình tròn xuất hiện thêm ít vảy, sẩn nhô lên với màu hồng.

Theo đó, vị trí bệnh vảy nến hồng thường xuất hiện nhất là ở vùng ngực/ bụng/ hay bên hông, thân mình, mặt trong cánh tay, hoặc có thể ở mặt trong đùi, hoặc một số trường hợp khác cũng có thể xuất hiện ở trên mặt.

Mọi người hết sức lưu ý cần phải phân biệt bệnh vảy phấn hồng cùng với những bệnh có triệu chứng tương tự như:

  • Bệnh nấm da.
  • Giang mai giai đoạn II. 
  • Viêm da da dầu.
  • Bị nổi mề đay.
  • Viêm da do bị nhiễm liên cầu.
  • Vảy nến thể chấm giọt.

Phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng

Đa phần những trường hợp mắc phải bệnh vảy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh từ khoảng 3 - 8 tuần mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Quá trình điều trị bệnh lý này chính là điều trị những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Những phương pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng

Theo đó, một số loại thuốc sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng bao gồm:

+ Thuốc kháng virus như: famciclovir, acyclovir và kháng sinh như: erythromycin. Đối với những loại thuốc này sẽ có khả năng rút ngắn được thời gian mắc bệnh xuống còn khoảng từ 1 - 2 tuần. Đối với trường hợp bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy nhiều hơn, khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn thêm những loại kem có chứa corticoid như: Flucinar, Diprosone, Elomet,... nhằm có thể giảm được những triệu chứng ngứa ngáy. 

+ Sử dụng những loại thuốc kháng Histamin như: Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine,

+ Dùng những loại xà phòng có hắc ín, hoặc acid salicylic nhằm có thể làm bong vẩy.

+ Đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh lý này sẽ được khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine, tránh những hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, cần phải nghỉ ngơi trong điều kiện có nhiệt độ mát, thông khí tốt nhằm có thể làm giảm đi được những cảm giác khó chịu.

Trong trường hợp xác định được nguyên nhân gây bệnh, khi đó hãy tiến hành điều trị theo nguyên nhân. Sau khoảng thời gian 3 tháng điều trị bệnh vảy hồng mà bệnh lý không được thuyên giảm, khi đó các bạn hãy đến tái khám tại những cơ sở/ bệnh viện da liễu để được thăm khám cụ thể hơn.

Tìm hiểu về phương pháp hạn chế bệnh vảy phấn hồng

Nhằm có thể hạn chế được diễn biến của bệnh vảy phấn hồng khi đó các bạn hãy thử áp dụng một số phương pháp cụ thể như sau:

- Nhằm có thể hạn chế được những tiến triển của bệnh vảy phấn hồng, khi đó những thói quen sinh hoạt cũng như phong cách sống cần phải được điều chỉnh nhằm có thể giảm được thời gian mắc bệnh.

- Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Lưu ý, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định, hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê dành riêng cho bạn.

- Cần phải tái khám đúng lịch hẹn nhằm có thể theo dõi được diễn biến của những triệu chứng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại. 

- Đồng thời, các bạn hãy thông báo cụ thể về những loại thuốc bạn đang trong thời gian sử dụng những loại bạn đang dùng. 

- Nên tắm bằng nước ấm, có thể sử dụng những sản phẩm tắm từ bột yến nhằm điều  trị bệnh được hiệu quả hơn.

Bệnh vảy phấn hồng nên ăn gì là tốt nhất?

Những chuyên gia da liễu cho biết, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý nhất sẽ mang lại nhiều tác dụng hiệu quả hơn trong quá trình dùng những loại thuốc điều trị. Dưới đây các chuyên gia dinh dưỡng cũng như các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những lời khuyên về những thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày đối với người mắc bệnh vảy phấn hồng, cụ thể:

1. Những thực phẩm có chứa Omega - 3

Đối với những người mắc phải những bệnh lý này cần phải bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều hàm lượng Omega - 3 như: cá basa, cá hồi, cá thu,... Bởi nó sẽ có tác dụng trong việc ức chế những chất gây viêm trong bệnh vảy phấn hồng. Theo đó, mỗi ngày các bạn hãy sử dụng khoảng 150g cá biển/ ngày trong một thời gian dài, khi đó sẽ có thể giảm được khả năng tái phát bệnh được hiệu quả hơn.

2. Ăn nhiều loại rau quả có chứa Beta - Caroten

Đối với các loại rau quả có chứa nhiều Beta - Caroten như: cà rốt, bơ, nhất là xoài sẽ có khả năng bảo vệ cấu trúc da rất tốt.

3. Vừng đen

Trong vừng đen có chứa rất nhiều dầu béo có cấu trúc tương tự như Omega - 3, bên cạnh đó chúng còn chứa rất nhiều hàm lượng Vitamin E cần thiết cho lớp Collagen dưới da. Khi đó, sẽ giúp cho da trở nên được khỏe mạnh và căng mịn hơn rất nhiều.

4. Các loại ngao sò

Ngao sò được biết đến là những thực phẩm có chứa rất nhiều kèm, đây được biết đến là khoáng chất rất cần thiết nhằm giúp tăng cường sức đề kháng đối với cơ thể, có khả năng bổ sung thêm dưỡng chất cho da được khỏe mạnh. Do đó, trong trường hợp không bị dị ứng với hải sản, khi đó các bạn hãy bổ sung thêm các thực phẩm này thường xuyên nhằm điều trị bệnh vảy phấn hồng được hiệu quả hơn.

5. Bông cải xanh

Ở trong bông cải xanh có chứa một lượng lớn axit folic, nó sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp kháng thể, nhằm nâng cao hệ miễn dịch được hiệu quả. Do đó, những người mắc phải bệnh vảy phấn hồng thì nên ăn nhiều bông cải xanh sẽ tốt nhất.

Hy vọng với toàn bộ những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về bệnh vảy phấn hồng là gì và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trên bề mặt da, khi đó các bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm da liễu để được hỗ trợ thăm khám và tư vấn về phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898