Bệnh nha chu được biết đến là một tình trạng nhiễm trùng nướu ở mức độ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến các mô mềm và dần phá hủy men răng. Vậy, đâu là phương pháp chẩn đoán về điều trị bệnh lý này. Để biết thêm những thông tin liên quan, mọi người cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh nha chu là gì?
Bệnh nha chu là gì? Đây là tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm gây tổn thương đến những mô mềm, làm phá hoại men răng. Khi đó, răng sẽ dần bị mất đi, hoặc sẽ bị suy yếu nghiêm trọng do bị viêm nha chu, điều này sẽ dẫn đến những cơn đau tim/ đột quỵ, hay gặp phải những vấn đề về sức khỏe ở mức độ nghiêm trọng.
>>> Tìm hiểu thêm một số bệnh lý:
- Tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh mạch vành
- Bệnh bạch cầu: Kỹ thuật chẩn đoán & Phương pháp điều trị bệnh
- Bệnh béo phì: Nguyên nhân & Biến chứng của căn bệnh
Nha chu được biết đến là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến, nhưng cũng dễ dàng để ngăn chặn. Bệnh lý này chính là hậu quả của quá trình vệ sinh răng miệng kém. Do đó, các bạn hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày và đồng thời kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu.
Nguyên nhân & Triệu chứng nhận biết bệnh nha chu
1. 4 nguyên nhân chính gây bệnh nha chu
Đa phần tình trạng bệnh viêm nha chu bắt đầu mảng bám - một màng dính vào răng chủ yếu là vi khuẩn . Trong trường hợp không được điều trị, răng sẽ mắc phải bệnh viêm nha chu, bao gồm:
- Mảng bám ở trên răng khi ăn tinh bột và đường sẽ tương tác cùng với vi khuẩn ở trong khoang miệng. Vệ sinh răng 2 lần/ ngày, sử dụng nha khoa mỗi ngày sẽ giúp các bạn có thể loại bỏ được những mảng bám, nhưng mảng bám này sẽ lại được hình thành một cách nhanh chóng.
- Đối với mảng bám cứng lại dưới đường viền nướu, lâu ngày sẽ trở thành cao răng. Khi đó, cao răng sẽ khó có thể loại bỏ hơn đó là mảng bám, nó cũng sẽ ẩn chứa đầy vi khuẩn. Đối với mảng bám và cam răng càng nhiều ở trên răng, khi đó vàng gây ra nhiều thiệt hại. Chúng ra không có khả năng loại bỏ được cao răng bằng cách đánh răng hàng ngày, hoặc sử dụng chỉ nha khoa mà phải cần đến gặp bác sĩ nha khoa để có thể loại bỏ chúng.
- Mảng bám có thể sẽ gây viêm nướu, đây chính là dạng bệnh nha chu nhẹ nhất. Viêm nướu chính là tình trạng nướu bị kích thích, bị viêm một phần nướu xung quanh chân răng. Viêm nướu cũng có để để điều trị hoàn toàn, khi được điều trị đúng cách và chăm sóc răng miệng tốt hơn tại nhà.
- Viêm nướu thường diễn ra có thể gây nên bệnh viêm nha chu, cuối cùng sẽ làm cho túi nha chu phát triển giữa nướu và răng sẽ ẩn chứa đầy mảng bám, chứa nhiều vi khuẩn và cao răng. Theo thời gian, những túi này sẽ trở nên sâu hơn, ẩn chứa nhiều vi khuẩn hơn. Trong trường hợp không điều trị, tình trạng nhiễm trùng sâu sẽ gây mất mô nướu và xương, nghiêm trọng hơn sẽ mất đi một hoặc nhiều răng. Bên cạnh đó, viêm mãn tính liên tục có thể gây nên tình trạng căng thẳng, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh.
2. Những triệu chứng nhận biết bệnh nha chu
Nướu khỏe sẽ có màu hồng, cứng và vừa khít quanh răng. Theo đó, những triệu chứng của bệnh nha chu sẽ bao gồm:
- Vùng nướu sẽ bị sưng.
- Nướu sẽ dễ bị chảy máu hơn.
- Vùng nướu có màu đỏ tươi, hoặc là màu đỏ thẫm.
- Xuất hiện những khoảng trống mới phát triển giữa vùng răng và nướu.
- Nướu không bao chặt vào răng, làm cho phần răng trông sẽ dài hơn so với bình thường.
- Có mủ giữa răng và nướu.
- Răng có dấu hiệu lung lay.
- Gây cảm giác hôi miệng.
- Cảm giác đau nhức khi nhao.
- Người bệnh sẽ lựa chọn phía bên không đau để nhai thức ăn.
Hiện nay, có rất nhiều những loại bệnh nha chu viêm khác nhau. Tuy nhiên, những loại phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Viêm nha chu mãn tính: đây được xem là loại bổ biến nhất và có mức độ ảnh hưởng đến người lớn và trẻ nhỏ cũng có thể bị ảnh hưởng. Loại bệnh này gây nên sự tích tụ mảng bám, theo thời gian sẽ gây nên tình trạng phá hủy nướu và xương, cuối cùng sẽ gây nên tình trạng mất răng nếu như không sớm được điều trị.
- Viêm nha chu tấn công thường bắt đầu từ thời thơ ấu, hoặc trong khoảng thời gian đầu của độ tuổi trưởng thành. Theo đó, bệnh lý này sẽ có xu hướng theo gia đình dẫn đến nguy cơ bị mất răng nhanh chóng, khi mất răng sẽ không thể điều trị được.
- Bệnh nha chu hoại tử, đặc trưng bởi mô nướu bị chết, phần dây chằng răng và xương hỗ trợ do bị thiếu nguồn cung cấp máu nên dẫn đến hoại tử, hoặc có thể sẽ bị nhiễm trùng ở mức độ nặng. Bệnh lý này thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch bị ức chế như bị nhiễm HIV, người bị suy dinh dưỡng, điều trị ung thư, hoặc có thể do các nguyên nhân khác.
Phương pháp chẩn đoán & Điều trị bệnh nha chu
1. Những phương pháp chẩn đoán bệnh nha chu
Nhằm để có thể xác định xem người đó có mắc bệnh nha chu hay không, mức độ nghiêm trọng như thế nào, khi đó các nha sĩ sẽ thực hiện như sau:
- Cần phải hỏi về tiền sử bệnh lý, hay những yếu tố có thể góp phần làm xuất hiện, hoặc là nặng hơn vào những triệu chứng như: hút thuốc, sử dụng một số loại thuốc gây khô miệng.
- Hãy kiểm tra miệng nhằm tìm kiếm được những mảng bám, cao răng tích vụ, từ đó đánh giá xem có dễ bị chảy máu hay không.
- Cần phải đo được độ sâu túi nha giữa rảnh của nướu, răng bằng cách đặt một đầu dò nha khoa ở bên cạnh răng, bên dưới đường viền nướu. Trong trường hợp nướu khỏe khi đó độ sâu của túi thường nằm trong khoảng từ 1 - 3mm. Trường hợp sâu hơn 4mm có thể chỉ bị viêm nha chu, hoặc sâu hơn 6mm thì sẽ không có khả năng làm sạch hẳn.
- Tiến hành chụp hình x - quang nha khoa nhằm kiểm tra được tình trạng mất xương ở các khu vực mà nha sĩ đã kiểm tra cụ thể về độ sâu túi.
2. Phương pháp điều trị bệnh nha chu
Quá trình điều trị bệnh sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ nha chu, nha sĩ hay có thể là các nhân viên vệ sinh nha khoa. Mục tiêu nhằm điều trị bệnh nha chu, làm sạch triệt để được những túi xung quanh răng, phòng ngừa được những tổn thương cho xương xung quanh. Theo đó, người bệnh khi đó sẽ có cơ hội nhằm điều trị thành công khi áp dụng thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày đảm bảo, hãy ngừng sử dụng thuốc lá.
Những phương pháp điều trị bệnh nhan chu không phẫu thuật. Trong trường hợp viêm nha chu không tiến triển, quá trình điều trị có thể sẽ bao gồm những thủ thuật ít xâm lấn như:
- Tiến hành cạo vôi nhằm có thể loại bỏ được cao răng cũng như vi khuẩn ở trên bề mặt răng, bên dưới nướu. Theo đó, phương pháp này có thể dùng các dụng cụ chuyên dụng, hoặc sử dụng laser/ thiết bị sóng siêu âm.
- Bào láng được gốc răng khi đó sẽ làm mịn bề mặt chân răng, có thể ngăn chặn được quá trình tích tụ cao răng, vi khuẩn và có thể loại bỏ được những sản phẩm phụ của vi khuẩn góp phần gây viêm hoặc trì hoãn chữa lành, hoặc gắn lại nướu ở trên bề mặt của răng.
- Kháng sinh: chỉ định dùng tại chỗ hoặc có thể uống nhằm giúp kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Đối với thuốc kháng sinh tại chỗ có thể gồm nước súc miệng kháng sinh, hoặc có thể là gel chứa kháng sinh vào khoảng trống giữa răng và nướu. Hay có thể dùng túi sau khi làm sạch sâu. Nhưng đối với kháng sinh đường uống có thể sẽ rất cần thiết để có thể loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị phẫu thuật bệnh nha chu. Trong trường hợp người bệnh mắc phải bệnh viêm nha chu tiến triển, khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bằng phẫu thuật nha khoa, cụ thể:
- Tiến hành phẫu thuật giảm túi - Flap surgery.
- Phương pháp ghép mô liên kết lấp đầy.
- Ghép xương (Bone grafting).
- Phương pháp Protein kích thích mô.
Tổng hợp toàn bộ những thông tin cung cấp trên những giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến mọi người về bệnh nha chu là gì và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Lời khuyên dành cho mọi người hãy thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên, nhằm kiểm tra răng miệng hoặc khi phát hiện những bệnh lý bất thường sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.