Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh bạch cầu

Cập nhật: 11/03/2021 11:43
Người đăng: Nguyễn Trang | 919 lượt xem

Bệnh bạch cầu là bệnh gì? Đâu là những nguyên nhân gây bệnh lý này? Dưới đây là những thông tin liên quan đến bệnh lý này, mọi người hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn bệnh lý này.

Bệnh bạch cầu là gì?

Bệnh bạch cầu hay còn được gọi là bệnh máu trắng, đây là bệnh ung thư các mô tạo máu của cơ thể trong đó bao gồm hệ bạch huyết và tủy xương. Hiện nay, bệnh máu trắng có nhiều dạng. Theo đó, có một số dạng bệnh máu trắng nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em, những dạng khác xảy ra chủ yếu đối với người lớn.

Tìm hiểu về bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu thường có liên quan đến những tế bào bạch cầu có chức năng giúp cho cơ thể có khả năng chống lại nhiễm trùng. Nhưng đối với những người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương sẽ xảy ra những tế bào bạch cầu bất thường, khi đó sẽ khiến cho cơ thể bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân & Triệu chứng nhận biết bệnh bạch cầu

1. Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu sẽ xảy ra khi ADN của tế bào máu chưa được trưởng thành, chủ yếu là những tế bào bạch cầu, bị hư theo một cách nào đó. Chính điều này sẽ làm cho những tế bào máu phát triển và phân chia liên tục, khi đó sẽ khiến cho số lượng bạch cầu bất thường trong máu tăng lên.

Những tế bào khỏe mạnh sẽ chết sau một thời gian, các tế bào mới khi đó sẽ sản xuất trong tủy xương sẽ thay thế những tế bào chết. Nhưng tế bào máu bất thường sẽ không chết, vì vậy sẽ khiến cho chúng tập trung trong máu ngày một nhiều, lấn át và ngăn chặn những tế bào khỏe mạnh hoạt động.

2. Những triệu chứng cơ bản nhận biết bệnh bạch cầu

Một số giảng viên Khoa Cao đẳng Điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, cũng như các bác sĩ chuyên khoa đã có chỉ ra những triệu chứng cơ bản của bệnh bạch cầu, gồm có:

- Sự đông máu kém: đối với bệnh bạch cầu, những tế bào bạch cầu chưa trưởng thành lấn át tiểu cầu có vai trò quan trọng giúp đông máu. Điều này sẽ khiến cho người bị dễ bị bầm tím, hoặc chảy máu dễ dàng, lành chậm. Một số trường hợp cũng sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ đến tím ở trên cơ thể, đó là xuất huyết đỏ.

- Nhiễm trùng thường xuyên: những tế bào bạch cầu sẽ có vai trò quan trọng nhằm sẽ chống lại tình trạng nhiễm trùng. Trong trường hợp bị ức chế, hoặc không hoạt động đúng, khi đó bạn sẽ mắc nhiễm trùng thường xuyên. Trong những trường hợp này hệ miễn dịch có thể sẽ tấn công những tế bào cơ thể khỏe mạnh khác.

- Thiếu máu: số lượng bạch cầu bất thường phát triển nhanh sẽ khiến cho chúng ăn dần tế bào hồng cầu. Khi lượng tế bào hồng cầu giảm, bạn có thể sẽ bị thiếu máu. Những triệu chứng điển hình của thiếu máu như: nặng nhọc, khó thở, da nhợt nhạt.

- Những triệu chứng khác: trong trường hợp mắc bệnh bạch cầu, các bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng buồn nôn, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, xuất hiện những triệu chứng tương tự như cúm, đau xương, cơ thể mệt mỏi,... Nếu như gan, hay lá lách phì đại các bạn có thể sẽ cảm thấy no, sẽ ăn ít hơn và dẫn đến tình trạng giảm cân. Tình trạng giảm cân cũng có thể xảy ra khi gan, hoặc lách không phì đại. Tình trạng nhức đầu cũng có thể cho rằng những tế bào ung thư đã xâm chiến đến hệ thống thần kinh trung ương.

Những những triệu chứng trên cũng có thể là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe khác . Vì vậy, các bạn cần phải tiến hành làm xét nghiệm cần thiết, nhằm có thể xác định chẩn đoán bệnh bạch cầu.

Kỹ thuật chẩn đoán & Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu

1. Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh bạch cầu

Phía các bác sĩ phát hiện bệnh bạch cầu mãn tính thông qua quá trình xét nghiệm máu thông thường, trước khi những triệu chứng bắt đầu. Trong trường hợp các bác sĩ nghi ngờ bạn đang mắc bệnh bạch cầu, khi đó họ sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm như sau:

Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh bạch cầu

+ Thăm khám sức khỏe: bác sĩ sẽ tìm ra những dấu hiệu thực tế của bệnh bạch cầu như: sưng hạch bạch huyết, nhợt nhạt do thiếu máu hoặc bị phì đại gan/ lá lách.

+ Tiến hành làm xét nghiệm máu: tiến hành kiểm tra mẫu máu của bạn, phía các bác sĩ cũng có thể xem xét nhằm xác định xem mức độ bất thường của hồng cầu, bạch cầu cũng như tiểu cầu. Trên cơ sở đó sẽ xác định được bệnh bạch cầu.

+ Tiến hành làm xét nghiệm tủy xương: phía các bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành làm một thủ thuật nhằm lấy một mẫu tủy xương từ phần xương hông bằng kim dài và mỏng. Khi đó, mẫu xương sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm nhằm có thể tìm kiếm được tế bào ung thư bạch cầu. Những xét nghiệm chuyên biệt về những tế bào ung thư bạch cầu sẽ giúp cho các bác sĩ xác định những lựa chọn điều trị phù hợp dành cho bạn.

2. Những phương pháp điều trị bệnh bạch cầu

Quá trình điều trị bệnh bạch cầu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Phía các bác sĩ sẽ xác định những lựa chọn điều trị bệnh bạch cầu dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe hiện tại, loại bệnh bạch cầu từng bệnh nhân đang mắc phải, bệnh có mức độ lây lan sang bộ phận khác hay không, trong đó gồm cả hệ thống thần kinh trung ương,...

Theo đó, những phương pháp điều trị phổ biến nhất được sử dụng nhằm có thể chống lại được bệnh bạch cầu gồm có:

1. Hóa trị

Đây chính là phương pháp điều trị chính cho bệnh bạch cầu. Phía các bác sĩ sẽ sử dụng hóa chất nhằm tiêu diệt hết toàn bộ những tế bào bạch cầu. Nhưng cũng tùy vào loại bệnh bạn đang mắc phải, khi đó phía các bác sĩ chỉ định dùng một loại thuốc duy nhất, hoặc cũng có thể kết hợp cùng với những loại thuốc hóa trị khác. Đối với các loại thuốc này có thể sẽ được chỉ định ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm truyền, hoặc cũng có thể được tiêm tĩnh mạch.

2. Liệu pháp sinh học

Trong phương pháp này sẽ bao gồm những phương pháp điều trị nhằm giúp hệ thống miễn dịch của bệnh nhân nhận biết, tấn công những tế bào ung thư bạch cầu.

3. Liệu pháp nhắm trúng đích

Trong phương pháp này sẽ sử dụng những loại thuốc tấn công những khu vực dễ tổn thương trong tế bào ung thư, ví dụ như: imatinib có khả năng ngăn chặn được hoạt động của một số loại protein trong những tế bào ung thư bạch cầu cũ người mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính, trên cơ sở đó các bác sĩ có thể sẽ kiểm soát tốt bệnh.

4. Phương pháp xạ trị

Sẽ sử dụng tia X hoặc những chùm năng lượng cao khác, nhằm làm tổn thương đến những tế bào ung thư bạch cầu, ngăn chặn được quá trình phát triển của chúng. Các bạn cũng có thể nhận được bức xạ trong một khu vực cụ thể của cơ thể, hoặc ở trên toàn bộ cơ thể. Liệu pháp xạ trị có thể sẽ sử dụng trước khi các bạn tiến hành làm cấy ghép tế bào gốc.

5. Ghép tế bào gốc

Đây chính là một thủ thuật nhằm có khả năng thay thế được tủy xương bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh. Nhưng trước khi tiến hành ghép tế bào gốc, bệnh nhân cần phải thực hiện hóa trị/ xạ trị liều cao, nhằm tiêu diệt tủy xương của bệnh. Tiếp đến, các bác xí xe truyền tế bào gốc tạo màu vào cơ thể nhằm giúp có thể xây dựng lại tủy xương.

Các bạn cũng có thể nhận được tế bào gốc từ người hiến, hoặc là chính mình. Ghép tế bào gốc rất giống với ghép tủy xương.

Trên đây chuyên trang caodangyduochcm.vn đã chia sẻ đến cho mọi người những thông tin liên quan đến bệnh bạch cầu và đề cập đến những triệu chứng nhận biết bệnh. Theo đó, khi phát hiện một trong những dấu hiệu bệnh lý này, các bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được thăm khám sức khỏe cụ thể.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898