Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Khả năng tương tác của Bromazepam khi dùng cùng với các thuốc khác

Cập nhật: 05/03/2021 11:47
Người đăng: Nguyễn Trang | 1445 lượt xem

Thuốc Bromazepam có mức độ hoạt động lên chất hóa học trong não, có tác dụng trong quá trình điều trị tình trạng lo âu, căng thẳng, lo lắng. Nhưng cũng tùy vào từng tình trạng bệnh lý khác nhau, khi đó các bác sĩ/ dược sĩ sẽ cân nhắc để điều chỉnh được liều lượng và cách sử dụng an toàn nhất.

Thuốc Bromazepam có công dụng như thế nào?

Thuốc Bromazepam thuộc nhóm Benzodiazepine, hoạt động bằng cách tác động lên những chất hóa học trong não. Thuốc Bromazepam có khả năng điều trị tình trạng lo lắng, lo âu và căng thẳng. Trường hợp lo lắng và căng thẳng liên quan đến tình trạng căng thẳng bình thường ở trong cuộc sống, khi đó không được chỉ định sử dụng thuốc để điều trị bệnh.

>>> Tìm hiểu công dụng của một số loại thuốc:

Tìm hiểu những công dụng của thuốc Bromazepam

Ngoài ra, thuốc Bromazepam cũng được chỉ định điều trị một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, cũng tùy vào từng tình trạng bệnh lý, độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng điều trị bệnh của mỗi người để cân nhắc điều chỉnh được liều lượng và cách sử dụng thuốc tương ứng.

Bromazepam - Liều lượng & Cách dùng thuốc an toàn

1. Liều lượng Bromazepam điều trị bệnh

Trước khi kê đơn thuốc Bromazepam các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh lý, cũng tùy vào từng độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người để cân nhắc điều chỉnh được liều lượng thuốc điều trị bệnh tương ứng.

Liều Bromazepam dành cho người lớn

- Liều thuốc được chỉ định nhằm làm giảm được tình trạng lo lắng:

  • Người lớn được chỉ định liều dùng khởi đầu tương ứng 6 - 18mg/ ngày và được chia thành nhiều lần dùng. Theo đó, liều lượng có thể đạt ở mức 60mg/ ngày đã được sử dụng.
  • Người cao tuổi: liều khởi đầu lớn nhất sẽ đạt 3mg/ ngày.

Hướng dẫn liều dùng Bromazepam dành cho trẻ em

Hiện nay, mức độ hiệu quả và tính an toàn của thuốc Bromazepam dành cho trẻ < 18 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ an toàn khi sử dụng. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn về việc có nên sử dụng thuốc này cho trẻ hay không.

Những tác dụng phụ khi dùng Bromazepam

Cần phải báo cáo cho các bác sĩ biết càng sớm càng tốt nếu như trong thời gian dùng thuốc Bromazepam bạn cảm thấy không được khỏe. Thuốc Bromazepam đa phần sẽ cải thiện được tình trạng lo âu đối với đa phần những người được chỉ định sử dụng thuốc này, cũng có thể sẽ xảy ra một số tác dụng phụ.

Mỗi một loại thuốc đều có khả năng gây nên những tác dụng phụ khác nhau, nhưng sẽ tùy vào từng mức độ khác nhau. Đôi khi những tác dụng phụ ở mức rất nghiêm trọng, nhưng đa phần đều không nghiêm trọng và không làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tiến hành điều trị một số tác dụng phụ. Trường hợp đối tượng bệnh nhân > 65 tuổi, khi đó sẽ gia tăng thêm những tác dụng phụ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Do đó, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn rõ nếu như gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào khác.

Cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ nếu như bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây, hoặc là các triệu chứng khiến cho bạn lo lắng như:

  • Gây chóng mặt.
  • Gây cảm giác buồn ngủ và cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.
  • Đau nhức đầu.
  • Suy nhược cơ bắt.
  • Gặp phải những giấc mơ khó chịu.

Đây chính là những tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc Bromazepam

Ngoài ra, các bạn cùng cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ nếu như:

  • Nổi phát ban.
  • Bị mờ mắt hoặc giảm thị lực.
  • Gây cảm giác chán ăn.
  • Run rẩy khó chịu. 
  • Bị khô miệng.
  • Gặp phải tình trạng nói lắp.
  • Giảm sự chú ý, mất trí nhớ, thiếu tập trung hoặc nhớ lẫn lộn với nhau.

Nói các bác sĩ/ dược sĩ nếu như khi sử dụng thuốc Bromazepam xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: 

  • Lo âu hoặc tạo phấn khích đột ngột.
  • Gặp ác mộng.
  • Nhìn thấy, hoặc cảm thấy, hay có thể nghe thấy những điều không có thật.

Đây chính là các tác dụng phụ ở mức độ nghiêm  trọng, do đó các bạn cần phải được chăm sóc Y tế đặc biệt.

Cần phải báo cáo ngay cho các bác sĩ, hoặc đến ngay trạm Y tế/ bệnh viện gần nhất, nếu như khi sử dụng thuốc Bromazepam xuất hiện những tác dụng phụ như:

  • Khó thở.
  • Hoặc thở gấp.

Đây là các tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng nhất. Do đó, các bạn cần phải được chăm sóc Y tế khẩn cấp. Những tác dụng phụ đối với thuốc Bromazepam là rất hiếm khi xảy ra.

Nhưng không phải đối tượng nào trong thời gian sử dụng thuốc Bromazepam cũng gặp phải những tác dụng phụ ở trên. Vì vậy, để giảm thiểu được những tình trạng này mọi người cần phải tuân thủ quá trình sử dụng thuốc Bromazepam theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ. Trường hợp tình trạng bệnh lý không được thuyên giảm, hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường khi đó hãy quay lại gặp bác sĩ.

Một số lưu ý trước khi sử dụng Bromazepam

Mọi người không được sử dụng thuốc Bromazepam nếu như:

- Bạn bị dị ứng với thuốc Bromazepam, hoặc thuốc Benzodiazepine khác, hay các thành phần có trong những loại thuốc khác.

 - Hoặc xuất hiện những triệu chứng của phản ứng dị ứng như:

  • Thở gấp.
  • Sưng mặt/ môi/ lưỡi/ cổ họng hay những bộ phận khác ở trên cơ thể.
  • Nổi phát ban, ngứa ngáy khó chịu ở trên da.
  • Thở khò khè hoặc khó thở.

- Bạn bị ngừng thở tạm thời trong khi ngủ.

- Hoặc bạn đang trong thời gian mắc phải những bệnh về phổi nặng và mãn tính.

- Đang mắc phải bệnh gan ở mức độ nặng.

- Những người bị suy nhược, yếu cơ.

- Thời gian sử dụng của thuốc Bromazepam đã hết thời gian sử dụng.

Lưu ý, không được cho trẻ tiếp xúc với thuốc Bromazepam. Mức độ an toàn cũng như hiệu quả của thuốc này cho trẻ vấn chưa được minh chứng. Vì vậy, hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định sử dụng thuốc này.

Thuốc Bromazepam có khả năng tương tác như thế nào?

Thuốc Bromazepam cũng có khả năng tương tác với những loại thuốc khác, hoặc gia tăng thêm những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Do đó, mọi người cần phải cho các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như bạn đang trong thời gian dùng những loại thuốc được kê đơn, không được kê, thảo dược, thực phẩm chức năng,... dựa vào đó các bác sĩ/ dược sĩ sẽ xem xét điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị bệnh tương ứng. Không được tự ý ngừng sử dụng thuốc, tăng/ giảm hay kéo dài về thời gian sử dụng thuốc này khi chưa được các bác sĩ cho phép.

Khả năng tương tác của thuốc Bromazepam

Cho các bác sĩ biết nếu như đang sử dụng những loại thuốc khác như, gồm thuốc không được kê từ nhà thuốc, siêu thị thuốc. Theo đó, một số loại thuốc sẽ có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác như:

 + Thuốc điều trị bệnh trầm cảm.

+ Những loại thuốc ngủ, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần khác.

+ Những loại thuốc giảm đi tình trạng lo âu.

+ Thuốc điều trị một số vấn đề về tinh thần, tình cảm,

+ Thuốc giảm đau.

+ Thuốc giãn cơ.

+ Thuốc nhằm kiểm soát được những cơn động kinh.

+ Thuốc điều trị dị ứng và cảm lạnh.

+ Thuốc mê.

+ Thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn.

+ Hoặc thuốc điều trị nhiễm HIV.

+ Thuốc điều trị bệnh tim, hoặc bệnh tăng huyết áp.

+ Disulfiram - Thuốc điều trị lạm dụng rượu.

+ Cimetidine - Thuốc điều trị loét.

Rượu sẽ có khả năng làm tăng tác dụng của thuốc Bromazepam, vì vậy mọi người cần phải cân nhắc trong thời gian sử dụng thuốc này cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Một số loại thuốc nhất định không được sử dụng trong mỗi bữa ăn hay những thức ăn khác. Rượu, thuốc lá sẽ có khả năng tương tác với thuốc Bromazepam. Do đó, các bạn cần phải trao đổi với các bác sĩ, hoặc những chuyên gia sức khỏe để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Tình trạng sức khỏe cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc Bromazepam. Do đó, cần phải báo cáo với các bác sĩ nếu như đang mắc phải những bệnh lý như:

+ Tăng huyết áp, hoặc hạ huyết áp.

+ Bệnh gan, thận, phổi.

+ Bệnh tăng nhãn áp.

+ Trầm cảm, rối loạn tâm thần hoặc tâm thần phân liệt.

+ Bạn thường bị những cơn co giật, hoặc bị động kinh.

Lời khuyên: Mọi người cần phải cần phải bảo quản thuốc Bromazepam ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất. Không được bảo quản thuốc này ở trong phòng tắm, haowjc nơi có nhiệt độ ẩm ướt. Tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ, hoặc tham khảo thêm thông tin ở trên nhãn thuốc để biết được các bảo quản thuốc tương ứng.

Những thông tin trên liên quan đến thuốc Bromazepam do giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ về cách sử dụng an toàn. Nhưng đây chỉ thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898