Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tìm hiểu về công dụng của thuốc Benzatropine

Cập nhật: 12/03/2021 15:21
Người đăng: Nguyễn Trang | 1206 lượt xem

Thuốc Benzatropine được chỉ định điều trị chứng bệnh Parkinson, co thắt bới những tác dụng phụ của thuốc an toàn. Để hiểu rõ về cách sử dụng thuốc an toàn, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được chỉ định điều trị bệnh tương ứng.

Thuốc Benzatropine là gì?

Thuốc Benzatropine thông thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị những triệu chứng của bệnh Parkinson, triệu chứng co thắt do những tác dụng phụ đối với thuốc an toàn như: thuốc chống loạn thần,... Thuốc này thuộc vào lớp thuốc được gọi là thuốc kháng Cholenergic hoạt động bằng cách ức chế một chất tự nhiên nào đó. Vì, vậy sẽ có khả năng làm giảm triệu chứng cứng cơ, đổ mồ hôi, giảm tiết nước bọt, giúp cải thiện được khả năng đi bộ đối với những người mắc bệnh Parkinson.

cong-dung-cua-thuoc-benzatropine
Thuốc Benzatropine có công dụng như thế nào?

Thuốc kháng Cholinergic có khả năng ngăn chặn được tình trạng co thắt cơ bắp ở mức độ nghiêm trọng ở lưng, cổ và mắt, hoặc cũng có khả năng gây bởi những loại thuốc tâm thần. Thuốc này cũng có thể làm giảm đi tác dụng khác như: cứng cơ bắp/ cứng. Benzatropine không có tác dụng điều trị những chứng co thắt gây nên bởi tình trạng rối loạn vận động muộn, có thể sẽ khiến chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc Benzatropine không chỉ định đối với trẻ < 3 tuổi. 

Cách sử dụng thuốc Benzatropine như thế nào an toàn?

Mọi người hãy dùng thuốc Benzatropine theo đường uống, thông thường dùng 2 - 4 lần/ ngày vào bữa ăn và trước khi đi ngủ, hoặc tuân thủ quá trình dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Phía các bác sĩ sẽ giúp các bạn bắt đầu ở liều thấp, tăng liều nhằm tìm ra được liều dùng tốt nhất. Liều lượng thuốc này sẽ được chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác hay khả năng đáp ứng điều trị bệnh của từng người.

Trong trường hợp bạn đang dùng những dung dịch Benzatropine dạng uống, cần phải tiến hành đo lường liều lượng thuốc bằng dụng cụ Y tế chuyên dụng. Lưu ý, không được sử dụng thìa ăn thông thường của gia đình, bởi sẽ không xác định chính xác về liều dùng tương ứng.

Sử dụng thuốc Benzatropine thường xuyên sẽ phát huy được những lợi ích khi sử dụng. Nhằm giúp mọi người ghi nhớ, khi đó các bạn hãy sử dụng thuốc cùng một thời điểm trong ngày.

Sử dụng thuốc Benzatropine ít nhất 1h trước khi sử dụng những loại thuốc kháng acid có chứa Magie, nhôm, Canxi. Cách ít nhất khoảng 1 - 2h những liều Benzatropine và một số loại thuốc cho bệnh nhân tiêu chảy như: kaolin, pectin, attapulgite,... Sử dụng kaolin, pectin, attapulgite ít nhất 2h sau khi dùng thuốc Ketoconnazole. Thuốc kháng acid, một số loại thuốc cho bệnh tiêu chảy có khả năng ngăn ngừa được quá trình hấp thu Benzatropine, sản phẩm này cũng có khả năng ngăn chặn đi quá trình hấp thu hoàn toàn của Ketoconazole nếu như dùng cùng một thời điểm.

Trong trường hợp bạn đang dùng thuốc Benzatropine nhằm để điều trị những tác dụng phụ khác của thuốc, khi đó các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng thường xuyên, hoặc chỉ dùng khi cần thiết. Nếu trong trường hợp đang dùng Benzatropine để điều trị đối với bệnh nhân Parkinson, bác sĩ sẽ thay đổi về liều lượng của thuốc khác. Cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc Benzatropine trong thời gian dài, thuốc này sẽ không mang lại hiệu quả và có thể sẽ phải dùng đến những loại thuốc khác nhau. Cần phải trao đổi với các bác sĩ nếu như dùng thuốc Benzatropine không mang lại hiệu quả.

Một số trường hợp có thể sẽ nghiện với thuốc Benzatropine, nhưng tỷ lệ này sẽ rất hiếm khi xảy ra. Lưu ý, không được tăng liều hay giảm liều và kéo dài hơn về thời gian dùng thuốc khi chưa được cho phép. Đồng thời, mọi người không được tự ý ngừng dùng thuốc đột ngột. Khi đó, liều dùng thuốc sẽ được giảm dần.

Sẽ mất khoảng tầm 2 - 3 ngày trước khi thuốc Benzatropine có hiệu lực. Cần phải thông báo với các bác sĩ nếu như tình trạng bệnh lý vẫn chưa chấm dứt hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ khi sử dụng Benzatropine

Tất cả những phản ứng phụ dưới đây đa phần là nhóm thuốc ức chế xung động giao cảm trong tự nhiên, đã được ghi nhận và đối với mỗi nhóm được liệt kê theo đúng thứ tự giảm mức độ nghiêm trọng.

tac-dung-phu-cua-thuoc-benzatropine
Những tác dụng phụ khi sử dụng Benzatropine
  • Đối với tim mạch: nhịp tim đập nhanh.
  • Tiêu hóa: bị táo bón, liệt ruột, buồn nôn, khô miệng. Trường hợp bị khô miệng ở mức độ nghiêm trọng, gặp khó khăn trong quá trình nói chuyện/ nuốt, mất cảm giác ăn ngon miệng, giảm liều lượng / ngừng dùng thuốc.
  • Giảm nhẹ liều nhằm kiểm soát buồn nôn, giảm những triệu chứng. Tình trạng nôn mửa cũng có thể được kiểm soát bởi tạm ngừng, bên cạnh đó sẽ nối lại với liều thấp hơn.
  • Thị lực: bị mờ mắt, giãn đồng tử.
  • Hệ thần kinh: rối loạn tâm thần độc hại, xuất hiện sự nhầm lẫn, suy giảm trí nhớ, gặp phải ảo giác, bơ phờ, bị tê ngón tay.   
  • Niệu sinh dục: tiểu khó hoặc có thể bị bí tiểu.
  • Trao đổi chất/ miễn dịch da: thỉnh thoảng, hay mất phản ứng dị ứng như: da nổi mẩn phát triển. Trong trường hợp không thể kiểm soát được bằng cách giảm liều lượng nên ngừng sử dụng thuốc.
  • Những triệu chứng khác đi kèm như: đột quỵ, sốt, tăng thân nhiệt.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Benzatropine cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Do đó, tốt nhất mọi người hãy tuân thủ quá trình dùng thuốc này theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Trong trường hợp gặp phải những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe hãy quay lại trao đổi với các bác sĩ được biết.

8 lưu ý trước khi dùng Benzatropine

  1. Hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như bị dị ứng với những thành phần của Benzatropine, hoặc thành phần có trong những loại thuốc khác.
  2. Nói cho các bác sĩ/ dược sĩ nếu như bạn đang sử dụng thuốc được kê đơn và không được kê đơn. Nhất là đang trong thời gian sử dụng những loại thuốc như: amantadine, haloperidol, digoxin, levodopa, thuốc an thần, các loại Vitamin...
  3. Trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ nếu như bạn đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, có ý định mang thai. Trong trường hợp bạn mang thai trong khi sử dụng thuốc này, cần phải gọi cho các bác sĩ được biết.
  4. Trao đổi với các bác sĩ nếu như bạn đang trong thời gian mắc phải những bệnh lý hoặc đã từng mắc bệnh suy thận/ gan, bệnh tăng nhãn áp, nhược cơ, gặp phải vấn đề về tim/ huyết áp, có vấn đề đối với hệ thống tiết niệu, dạ dày, hoặc tuyến tiền liệt.
  5. Trong trường hợp tiến hành làm phẫu thuật, trong đó gồm cả phẫu thuật nha khoa, cũng cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ đang sử dụng Benzatropine.
  6. Thuốc Benzatropine có khả năng gây cảm giác buồn ngủ. Do đó, mọi người không được lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi thuốc này đã hết ảnh hưởng.
  7. Rượu/ bia có khả năng làm tăng cơn buồn ngủ khi dùng thuốc Benzatropine.
  8. Tránh không được tiếp xúc khi không cần thiết, hoặc kéo dài với ánh nắng, cần phải mặc áo quần bảo hộ, kính mát và thoa kem chống nắng,... Bởi thuốc Benzatropine sẽ khiến cho làn da của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Bảo quản thuốc Benzatropine đúng cách

Đối với thuốc Benzatropine mọi người cần phải bảo quản ở nơi có nhiệt độ phòng là phù hợp nhất. Tránh những vị trí ẩm ướt, nơi có ánh nắng rực tiếp của mặt trời. Không bảo quản thuốc ở trong phòng tắm/ trong ngăn đá tủ lạnh nếu như chưa được sự đồng ý. Mỗi một loại thuốc sẽ có những phương pháp bảo quản tương ứng. Vì vậy, mọi người có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ hoặc tham khảo thêm thông tin ở trên nhãn thuốc để được như vấn cụ thể. Cần để thuốc Benzatropine tránh xa tầm với của trẻ em và vật nuôi trong gia đình.

Lưu ý khi bảo quản thuốc Benzatropine

  • Không được vứt thuốc Benzatropine vào trong toilet hay đường ống dẫn nước khi chưa được các bác sĩ cho phép.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hay người làm việc trong công ty xử lý rác thải để được tư vấn cụ thể.
  • Thuốc Benzatropine đã quá hạn sử dụng hay không sử dụng đến nữa cần phải loại bỏ đúng nơi quy định.

Chắc hẳn những thông tin cung cấp trên mọi người đã hiểu rõ hơn về thuốc Benzatropine. Nhưng đây là thông tin tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ kê đơn thuốc trước đó. 

>>> Tìm hiểu thêm tác dụng của một số loại thuốc:

Khoa Cao đẳng Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898