Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Vì sao cơ thể không dung nạp gluten?

Cập nhật: 04/03/2021 11:26
Người đăng: Nguyễn Trang | 769 lượt xem

Đâu là những dấu hiệu nhận biết cơ thể không dung nạp gluten? Thông tin này được rất nhiều người quan tâm đến và gửi câu hỏi về cách chuyên mục tư vấn sức khỏe. Những chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí chi tiết những thông tin liên quan đến vấn đề trên, mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Những dấu hiệu cơ thể không dung nạp gluten

Bạn có biết đâu là những dấu hiệu cơ thể không dung nạp gluten? Những chuyên gia hàng đầu của Khoa Cao đẳng Xét nghiệm Y học TP HCM chia sẻ đến với mọi người về các dấu hiệu cơ thể không có khả năng dung nạp gluten gồm có:

>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích:

Những dấu hiệu cơ thể không dung nạp gluten

Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân

Đối với tình trạng không dung nạp gluten sẽ khiến cho cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém. Do đó, cho dù bạn ăn uống đầy đủ thì cơ thể cũng không nhận được năng lượng cần thiết, khi đó sẽ khiến cho cơ thể phải đốt cháy chất béo ở trong cơ thể và dẫn đến cân nặng sụt giảm.

Đau bụng & Đầy hơi

Đầy hơi và đau bụng chính là một trong các dấu hiệu phổ biến nhất đối với những người không dung nạp gluten. Có đến 83% những người không dung nạp gluten cho biết rằng họ luôn khó chịu ở trong bụng.

Điều này cũng rất phù hợp đối với người không dung nạp gluten khi sử dụng thực phẩm có gluten sẽ bị viêm đường tiêu hóa.

Tình trạng nghẹt mũi

Mọi người thường nghĩ nghẹt mũi chính là do có quá nhiều chất nhầy ở trong khoang mũi, nhưng thực ra mũi nghẹt là do mô nhạy cảm bị sưng và bị viêm.

Trong trường hợp bạn thường bị nghẹt mũi liền sau khi ăn, rất có thể là bạn không có khả năng dung nạp được gluten trong thực phẩm.

Buồn nôn và ói mửa

Chứng viêm sẽ gây ra khi gluten hiện diện ở trong dạ dày có thể sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, hoặc có thể gây nôn mửa đối với người có dạ dày nhạy cảm.

Trong trường hợp thường xuyên gây buồn nôn, đặc biệt là ngay sau khi ăn, gặp tình trạng này nhiều hơn sau khi ăn xong một bữa giàu hàm lượng gluten thì nhiều khả năng là bạn sẽ không thể nào dung nạp được gluten.

Trầm cảm và lo âu

Cho dù vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác nhưng người không dung nạp gluten thường cảm thấy lo âu. Một số nghiên cứu khác cho thấy khi dư thừa gluten làm giảm serotonin, khi đó sẽ dẫn đến tâm trạng kém.

Có khoảng tầm 40% những người không có khả năng dung nạp gluten nói rằng họ thường xuyên cảm thấy lo âu và trầm cảm.

Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi

Mệt mỏi chính là một trong những dấu hiệu không có khả năng dung nạp gluten. Khi đó, cơ thể cần phải hướng nguồn lực vào quá trình tiêu hóa nhằm đối phó được tình trạng bị viêm do ăn phải những sản phẩm có nguồn gốc từ lúa mì.

Theo đó, tình trạng này sẽ có khả năng gây thiếu máu do thiếu sắt, vì vậy cơ thể sẽ hoạt động chậm hơn so với bình thường.

Đau nhức nửa đầu

Đã có bằng chứng cho thấy khi không dung nạp gluten sẽ gây ra chứng đau nửa đầu vẫn còn hạn chế, nhưng những nghiên cứu cho thấy quá trình áp dụng chế độ ăn không gluten sẽ giúp ích rất nhiều đối với người mắc chứng đau nửa đầu.

Đau nhức đầu cũng là dấu hiệu nhận biết không dung nạp gluten

Trong trường hợp bạn thường đau nửa đầu, nhận thấy được các cơn đau ngày càng kéo dài trong thời gian gần đây, khi đó các bạn hãy xem xét có nên thêm thực phẩm nào giàu gluten vào trong chế độ ăn uống.

Thường xuyên nhầm lẫn

Thường hay nhầm lẫn được biết đến là một trong những dấu hiệu không có khả năng dung nạp gluten. 40% người không dung nạp gluten đã trải qua triệu chứng “Sương mù lão”. Theo đó, triệu chứng này dường như là phản ứng của cơ thể với kháng thể nhất định có trong gluten, khiến cho người ta thường hay quên, nhầm lẫn và khó tập trung suy nghĩ trong công việc cũng như trong học tập. 

Bị đau khớp hoặc cơ

Cơn đau sẽ lan rộng, nhất là ở khớp hoặc cơ chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể không dung nạp gluten. Do đó, cơ thể sẽ không thể dung nạp gluten nên sẽ phát sinh viêm tại một số vùng ở trong cơ thể gây đau nhức.

Người ta còn nghĩ đến một nguyên nhân khác thuộc về yếu tố di truyền, đó là người không dung nạp gluten thừa hưởng hệ thống thần kinh quá nhạy cảm, dễ bị kích thích.

Bị tê

Tình trạng tê hoặc ngứa ran ở vùng cánh tay và chân chính là dấu hiệu không dung nạp gluten. Đây cũng được xem là kết quả của việc cơ thể không có khả năng dung nạp được gluten nên sản sinh ra kháng thể để thích ứng. Trong trường hợp bạn bị tê khắp tứ chi thì không nên bỏ qua dấu hiệu này.  

Không dung nạp gluten được nhận định là một các nguyên nhân khả dĩ, nhưng vì bị tê tứ chi cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường nên tốt nhất là các bạn nên đi gặp các bác sĩ nhằm được chẩn đoán chính xác. 

Phân có mùi bất thường

Nhắc đến phân nhiều người sẽ không mấy dễ chịu, nhưng trên thực tế phân cung cấp nhiều thông tin hữu ích nhằm cho các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán tình trạng sức khỏe của một người. Bất kỳ thay đổi nào trong nhu động ruột cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nào đó.

Trong trường hợp không có khả năng dung nạp gluten không kiểm soát nhiều khi phân sẽ có màu nhợt nhạt, nhất là có mùi hôi vì hấp thu dinh dưỡng kém.

Tiêu chảy và táo bón cũng được nhận định là dấu hiệu không có khả năng dung nạp gluten.

Tình trạng thiếu máu

Đối với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có rất nhiều biểu hiện khác nhau như cơ thể mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, đau nhức đầu, yếu ớt,... Việc cơ thể không thể dung nạp gluten sẽ khiến cho khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột già kém đi nên sẽ dẫn đến tình trạng bị thiếu máu. Theo đó, phía các bác sĩ sẽ cho rằng thiếu máu là một trong những dấu hiệu không dung nạp gluten.

Gặp phải những vấn đề về da

Không nhất thiết toàn bộ những người không dung nạp gluten đều phải có triệu chứng là đường ruột yếu. Khi cơ thể không dung nạp gluten có thể sẽ được biểu hiện qua tình trạng da.

Làn da phồng rộp herpetiformis (Dermatitis herpetiformis-DA) chính là dấu hiệu không dung nạp gluten phổ biến nhất. Bên cạnh đó, người ta đã minh chứng rằng những dấu hiệu về da khác như rụng tóc, vẩy nến, nổi mề đay mãn tính được cải thiện rất nhiều với chế độ ăn không có gluten, từ đó sẽ mở ra nghi vấn về mối liên hệ giữa những bệnh này với chứng không dung nạp được gluten.

Gặp phải những vấn đề về răng miệng

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ giữa không dung nạp gluten và tình trạng loét miệng tái phát. Đối với người không dung nạp gluten khi đó cũng sẽ có xu hướng dễ bị mảng bám răng, bị răng sâu hoặc dễ gãy răng hơn.

Lý do tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng hấp thu chất dinh dưỡng kém, gây nên tình trạng bị thiếu hụt lượng Canxi. Đánh giá chung cho thấy Canxi rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và răng.

Khả năng miễn dịch thấp

IgA - Loại kháng thể thuộc tuyến đầu mỗi khi cơ thể đối mặt với vi trùng xâm nhập. IgA được tìm thấy chủ yếu ở trong nước bọt, đường tiêu hóa và nước mắt.

Khi không dung nạp gluten sẽ làm giảm đi mức độ IgA trong cơ thể, sẽ khiến cho cơ thể dễ bị tổn thương trước bất kỳ những tác nhân xấu.

Tốt nhất mọi người nên đến gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt nếu như đang nghi ngờ bản thân mình không dung nạp gluten. Khi đó, phía các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nhằm kiểm tra được tình trạng thiếu máu, nhằm chắc chắn bạn không bị tình trạng Celiac nặng hơn (Celiac - Tên gọi tương ứng của căn bệnh không dung nạp gluten, có liên quan đến tình trạng rối loạn tự miễn dịch lâu dài). Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp tốt và an toàn nhất để thử nghiệm được chế độ ăn kiêng của bạn, bởi khi thay đổi đột ngột sẽ gây nên triệu chứng làm nhiễu kết quả.

Hy vọng với toàn bộ các thông tin do giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ chi tiết ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về các dấu hiệu nhận biết được tình trạng không dung nạp gluten. Khi phát hiện bệnh mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể phương pháp điều trị nhé!

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898