Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết về bệnh tự miễn

Cập nhật: 11/03/2021 17:09
Người đăng: Nguyễn Trang | 1031 lượt xem

Bệnh tự miễn là gì? Đâu là nguyên nhân gây nên bệnh lý này? Để có lời giải đáp chính xác cho những thắc mắc trên, các bạn hãy tìm hiểu những thông tin liên quan ở bài viết dưới đây.

Giải thích rõ về bệnh tự miễn là gì?

Bệnh tự miễn được biết đến là một tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lẫn cơ thể. Theo đó, hệ thống miễn dịch thường bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn cũng như virus. Trong trường hợp mới phát hiện ra các kẻ xâm lược từ bên ngoài, nó sẽ gửi đến một “đội quân chiến đấu” nhằn có thể tấn công chúng.

>>> Tìm hiểu thêm một số bệnh lý:

Tìm hiểu rõ hơn về bệnh tự miễn là gì

Đa phần hệ thống miễn dịch có thể sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa những tế bào lạ, những tế bào ở trong cơ thể. Bệnh tự miễn sẽ xảy ra khi hệ thống miễn dịch coi một phần cơ thể như: khớp/ da,... Theo đó, nó sẽ có khả năng giải phóng được những protein và được gọi là tự kháng thể tấn công những tế bào khỏe mạnh.

Theo đó, một số bệnh lý chỉ nhắm vào một cơ quan. Bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ làm tổn thương đến tuyến tụy. Những bệnh lý khác như: Lupus sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Theo đó, những bệnh tự miễn thường gặp bao gồm:

- Viêm khớp dạng thấp: hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra những kháng thể gắn kết với lớp niêm mạc của khớp. Những tế bào của hệ thống miễn dịch sau đó sẽ dần tấn công những khớp, sẽ gây viêm, sưng và đau. Trong trường hợp không được điều trị, bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ dần dần gây nên những tổn thương khớp vĩnh viễn. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể sẽ bao gồm những loại thuốc uống, hoặc có thể tiêm khác nhau nhằm giúp giảm được hoạt động của hệ miễn dịch. 

- Lupus ban đỏ hệ thống: đối với những trường hợp bị lupus phát triển những kháng thể tự miễn dịch có thể sẽ gắn vào những mô khắp cơ thể. Những khớp, tế bào máu, phổi, dây thần kinh, thận thường bị ảnh hưởng bởi lupus. Theo đó, phương pháp điều trị là uống prednisone mỗi ngày, một loại steroid sẽ có khả năng làm giảm chức năng hệ miễn dịch.

- Bệnh viêm ruột: theo đó hệ thống miễn dịch tấn công niêm mạc ruột, gây nên những đợt tiêu chảy, đi tiêu cấp tính, chảy máu trực tràng, giảm cân, bị sốt và bị đau bụng. Bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đó là 2 dạng chính của viêm ruột. Những loại thuốc ức chế miễn dịch dạng uống, tiêm có thể điều trị bệnh.

- Đa xơ cứng: hệ thống miễn dịch tấn công vào những tế bào thần kinh, gây nên những triệu chứng bao gồm: mù, đau, yếu, phối hợp kém và bị co thắt cơ. Theo đó, nhiều loại thuốc ức chế hệ miễn dịch sẽ có thể được sử dụng nhằm điều trị bệnh đa xơ cứng.

- Đái tháo đường tuýp 1: kháng thể của hệ thống miễn dịch tấn công, tiêu diệt những tế bào sản xuất Insulin ở trong tuyến tụy. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 ở người trẻ tuổi cần được tiêm Insulin nhằm để sống sót.

Nguyên nhân & Triệu chứng nhận biết bệnh tự miễn

1. Những triệu chứng nhận biết bệnh tự miễn

Theo đó, những giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn có chia sẻ đến mọi người về những triệu chứng nhận biết bệnh tự miễn như:

  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.
  • Cơ bị đau nhức.
  • Cơ thể có thể sẽ bị sốt nhẹ.
  • Khó có thể tập trung được.
  • Bị rụng tóc.
  • Nổi phát ban ở trên da.
  • Bị sưng và tấy đỏ.
  • Nổi phát ban ở trên bề mặt da.
  • Một số trường hợp có thể sẽ bị tê hoặc ngứa ran khắp bàn tay hoặc ở bàn chân.

Hoặc một số loại bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng riêng. Có thể kể đến như bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ gây khát, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, bị sụt cân. Hoặc có thể sẽ bị viêm ruột gây đau bụng, tiêu chảy và bị đầy hơi.

Đối với những bệnh tự miễn như: bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến, hoặc là những triệu chứng có thể sẽ tự khỏi. Những giai đoạn xuất hiện triệu chứng sẽ được xem là giai đoạn bùng phát bệnh. Theo đó, thời gian khi những triệu chứng biến mất sẽ được gọi là giai đoạn thuyên giảm.

Theo đó, các bạn hãy nhanh chóng đến gặp các bác sĩ để nếu như xuất hiện những triệu chứng bất thường. Hoặc gặp phải những triệu chứng được liệt kê chi tiết ở trên.

2. Những nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh tự miễn

Phía các bác sĩ hiện nay vẫn chưa xác định rõ về nguyên nhân gây nên bệnh tự miễn. Nhưng một số trường hợp sẽ có khả năng mắc bệnh tự miễn cao hơn so với những người bình thường.

Một số bệnh tự miễn được kể đến như: bệnh đa xơ cứng và bệnh lupus, hoặc có thể là yếu tố di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên ở trong gia đình đều nhất thiết có cùng một loại bệnh, nhưng có thể họ sẽ thừa hưởng về mức độ nhạy cảm đối với tình trạng tự miễn dịch.

Thực trạng hiện nay do tỷ lệ mắc bệnh tự miễn ngày một gia tăng, phía nhà nghiên cứu có nghi ngờ về yếu tố môi trường như: phơi nhiễm với những loại hóa chất/ dung môi, nhiễm trùng,...

Áp dụng chế độ ăn kiểu “phương Tây” được biết đến là một yếu tố nguy cơ khác. Những thực phẩm giàu hàm lượng chất béo, đường và có chế biến sẽ sẽ có liên quan đến tình trạng viêm, có thể sẽ gây ra những phản ứng tự miễn. Nhưng hiện nay điều này vẫn chưa được chứng minh.

Cũng có một lý thuyết khác được gọi là giả thuyết vệ sinh. Bởi vacxin và thuốc sát trùng nên hiện nay trẻ không tiếp xúc với những mầm bệnh như thời trước. Quá trình tiếp xúc có thể sẽ làm cho hệ miễn dịch trở nên phản ứng quá mức với những chất vô hại.

Kỹ thuật chẩn đoán & Phương pháp điều trị bệnh tự miễn

1. Tìm hiểu về kỹ thuật chẩn đoán bệnh tự miễn

Hiện nay, không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể tiến hành chẩn đoán được những bệnh tự nhiễm. Theo đó, phía các bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng những xét nghiệm và đánh giá được những triệu chứng nhằm có thể chẩn đoán được bệnh. 

Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh tự miễn

Tiến hành làm xét nghiệm kháng thể kháng nhân, thông thường là xét nghiệm đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng khi những triệu chứng có liên quan đến bệnh tự miễn. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, đồng nghĩa bạn đã mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên sẽ không xác định được là loại bệnh gì. 

Đối với những xét nghiệm khác sẽ có thể tìm được những kháng thể đặc biệt được ra trong một số bệnh tự miễn. Phía các bác sĩ có thể sẽ làm những xét nghiệm, nhằm kiểm tra được tình trạng viêm do những bệnh lý này gây nên trong cơ thể.

2. Phương pháp điều trị bệnh tự miễn

Đối với những phương pháp điều trị bệnh sẽ không có khả năng điều trị được bệnh lý này, nhưng có thể sẽ kiểm soát được những phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức, có thể làm giảm viêm hiệu quả. Theo đó, một số loại thuốc được các bác sĩ chỉ định sử dụng nhằm điều trị bệnh lý này gồm có:

  • Những loại thuốc ức chế miễn dịch.
  • Thuốc kháng viêm không steroid.
  • Quá trình điều trị cũng có khả năng làm giảm đi những triệu chứng sưng, đau, cơ thể mệt mỏi và da nổi phát ban.

Chế độ sinh hoạt giúp quản lý tốt bệnh tự miễn

Việc áp dụng những lối sống cũng như những phương pháp khắc phục tại nhà sẽ có khả năng giúp cho bạn có thể đối phó được với bệnh tự miễn, cụ thể:

  • Hãy áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và hợp lý.
  • Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Trong trường hợp thắc mắc bất kỳ vấn đề gì, khi đó hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhằm được hỗ trợ về phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

Hy vọng với toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về bệnh tự miễn là gì, đâu là những triệu chứng cơ bản để nhận biết bệnh. Tốt nhất khi các bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe, thì hãy đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ/ dược sĩ hỗ trợ thăm khám cụ thể hơn.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898