Thuốc Busulfan được chỉ định điều bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính. Mọi người lưu ý trước khi sử dụng hãy tìm hiểu và tham khảo về những tác dụng phụ trong quá trình dùng. Dưới đây là những thông tin liên quan đến thuốc Busulfan mọi người cùng tìm hiểu kỹ ở bài viết dưới đây.
Thuốc Busulfan có tác dụng gì?
Thuốc Busulfan thông thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính. Thuốc không điều trị chữa bệnh, mà chỉ có khả năng kiểm soát bệnh để cải thiện được chất lượng của cuộc sống.
>>> Tìm hiểu thêm một số loại thuốc:
- Tác dụng của thuốc Benzydamine trong quá trình sử dụng
- Tác dụng & Cách sử dụng thuốc Brompheniramine an toàn
- Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Bioflora® đúng cách
Thuốc Busulfan cũng được dùng như một phương pháp tiền trị liệu nếu như các bạn sắp tiến hành thực hiện ghép tế bào gốc. Ngoài ra, những tác dụng khác đi kèm của thuốc Busulfan không được liệt kê cụ thể tại đây. Nhưng tùy vào từng tình trạng bệnh lý của mỗi người các bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều lượng thuốc tương ứng.
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Busulfan đúng cách
Mọi người nên uống thuốc Busulfan kèm với thức ăn hoặc không cần thiết. Thông thường mỗi ngày sẽ được chỉ định dùng một lần, hoặc tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Thuốc Busulfan cũng có dạng dung dịch tiêm.
Liều dùng thuốc Busulfan được chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, cân nặng cũng như khả năng đáp ứng điều trị bệnh của mỗi người. Theo đó, quy trình điều trị của bạn có thể ngừng lại một thời gian trong trường hợp nếu như máu quá thấp. Hãy ghi nhớ trong những lần tái khám và xét nghiệm.
Mọi người lưu ý không được tăng liều dùng, hoặc sử dụng thường xuyên khi chưa được các bác sĩ cho phép. Tình trạng bệnh lý có thể sẽ không được cải thiện nhanh hơn, hoặc bạn sẽ có nguy cơ gia tăng những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Do Busulfan có khả năng hấp thụ qua da và phổi, nên đối với phụ nữ trong thời gian mang thai, hay có ý định mang thai không được cầm nắm thuốc hoặc hít phải bụi từ thuốc.
Cần phải báo cáo với các bác sĩ nếu như tình trạng bệnh lý của bạn không được cải thiện, hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Busulfan. Khi đó các bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều dùng thuốc Busulfan, hoặc chỉ ngừng dùng thuốc để tránh tình trạng gia tăng những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Busulfan
Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Busulfan đáng phải kể đến gồm có: gây cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, bị táo bón, chán ăn, bị lở loét miệng, đau dạ dày, chóng mặt, sưng mắt cá chân/ bàn chân/ bàn tay, đâu đầu hoặc gây cảm giác khó ngủ.
Mọi người cần phải gọi cấp cứu nếu như xuất hiện những phản ứng dị ứng như: khó thở, nổi phát ban, bị sưng mặt/ mũi/ cổ họng.
Cần phải gọi cho các bác sĩ nếu như xuất hiện những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:
- Cơ thể dễ bị bầm tím, xuất huyết bất thường, hiện nhiều nốt tím hoặc đỏ ở dưới da.
- Da nhợt nhạt, hơi thở ngắn, cảm thấy choáng váng và mất khả năng tập trung.
- Xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng như: ớn lạnh, sốt, đau cổ họng hoặc những triệu chứng cảm/ cúm, chán ăn, bị loét loét miệng, thở nhanh hoặc thở nông.
- Tăng cân, vàng da, bụng sưng tấy hoặc bị đau.
- Bị ho ra máu.
- Đau lưng dưới, xuất hiện máu ở trong nước tiểu, đi tiểu ít hơn so với bình thường hoặc không có nhu cầu.
- Bị lý lẫn, co giật, bị căng cơ, phản xạ hoạt động quá mức, cảm giác cơ thể mềm nhũn; suy nhược cơ thể, xuất hiện tình trạng khó chịu ở chân. Hoặc cảm thấy tê, ngứa ngáy quanh vùng miệng.
- Co giật.
- Nhịp tim đập nhanh, chậm hoặc không đều.
- Yếu ớt, ngất xỉu, bị rối loạn hoặc cảm giác khó thở.
- Cơn ho dai dẳng, sung huyết, cảm thấy hơi thở ngắn, sốt nhẹ.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Busulfan như:
- Đau nhức đầu.
- Bị nóng bừng.
- Tiêu chảy, táo bón, khó chịu ở dạ dày.
- Lỡ chu kỳ kinh nguyệt.
- Sưng hoặc bị khó chịu tại vị trí tiêm thuốc.
- Bị rụng tóc, da trở nên sạm hơn so với bình thường.
Nhưng không phải đối tượng nào trong khoảng thời gian dùng thuốc Busulfan cũng gặp phải những tác dụng phụ ở trên. Do đó, mọi người hãy tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc của các bác sĩ/ dược sĩ. Trường hợp tình trạng bệnh không được thuyên giảm, hoặc xuất hiện những triệu chứng mới hãy báo cáo lại với các bác sĩ được biết.
Lời khuyên: Cần phải bảo quản Busulfan ở nhiệt độ phòng. Lưu ý, tránh để thuốc ở những vị trí ẩm ướt hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời mọi người nhé!
Chắc hẳn những thông tin trên do các giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ về thuốc Busulfan mọi người đã hiểu được rõ hơn về loại thuốc này. Nhưng đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ chỉ định trước đó.