Tình trạng cao huyết áp ở người trẻ cũng gặp phải ở nhiều người và có mức độ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cũng như công việc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy, điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ như thế nào? Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ bật mí chi tiết những thông tin liên quan, mọi người cùng tham khảo chi tiết ở bài viết sau.
Bạn có biết cao huyết áp vô căn là gì không?
Những chuyên gia hàng đầu nhận định huyết áp đó là áp lực tác động lên thành động mạch. Theo đó, lực này sẽ do tim tạo ra, sẽ chịu trách nhiệm trong quá trình đưa các tế bào hồng cầu mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Trong trường hợp cường độ áp lực gia tăng hơn so với bình thường, khi đó được gọi là tăng huyết áp hoặc là cao huyết áp.
>>> Tham khảo thêm các kiến thức hữu ích:
- Hen suyễn: Nguyên nhân, Biện pháp chẩn đoán & Điều trị bệnh
- Bật mí những cách giảm cân hiệu quả ngay tại nhà
- Chia sẻ những cách trị mụn lưng hiệu quả nhất hiện nay
Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, tăng huyết áp có thể sẽ được phân chia thành 2 nhóm nhỏ bao gồm:
+ Cao huyết áp vô căn: hay còn được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Đối với tình trạng này phía các bác sĩ sẽ không xác định được chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Đa phần người mắc bệnh tăng huyết áp đều thuộc vào nhóm này.
+ Tăng huyết áp thứ phát: phát sinh ở dạng hệ quả của một vấn đề sức khỏe cụ thể, như bệnh thận.
Những lý do người trẻ tuổi thường mắc bệnh cao huyết áp vô căn
Đã có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao huyết áp vô căn chính là căn bệnh của người cao tuổi. Như thống lên chung có khoảng tầm 5% người mắc bệnh tăng huyết áp < 35 tuổi. Nhưng con số này đang dần “trẻ” hóa theo thời gian.
Theo như phía chuyên gia từ Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, hiện có tầm khoảng hơn ¼ người trưởng thành đang mắc phải bệnh tăng huyết áp. Trong số đó, 70% trường hợp là cao huyết áp vô căn.
Bên cạnh đó, tính từ năm 2000 - nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh cao huyết áp vô căn đã tăng thêm khoảng 47%. Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ < 35 tuổi thường bắt đầu từ các vấn đề sức khỏe có liên quan như:
- Mạch máu.
- Thận.
- Hàm lượng cholesterol trong máu.
- Cơ quan nội tiết.
Nhưng đối với các trường hợp ở trên chỉ chiếm khoảng 30%, số còn lại có thể phát sinh bởi các yếu tố về lối sinh hoạt không khoa học như:
- Thường xuyên có thói quen thức khuya.
- Không cân bằng được giữa công việc, hoặc học tập với nghỉ ngơi.
- Lạm dụng các loại đồ uống có chứa cồn như bia, rượu,... hoặc chất kích thích (cafe) trong thời gian dài.
Hoặc chế độ ăn uống không phù hợp, ví dụ như:
- Chế độ ăn quá mặn.
- Hoặc ăn những món chiên, xào.
- Tình trạng căng thẳng kéo dài.
- Thường sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn.
- Ít vận động thể chất.
- Béo phì.
Có không ít người xem tình trạng tăng huyết áp là “kẻ sát nhân thầm lặng”. Chính điều này có thể giải thích vì các triệu chứng tăng huyết áp thường không rõ ràng. Theo đó, cao huyết áp ở người trẻ vẫn có khả năng gặp phải các dấu hiệu liên quan gián tiếp như:
- Mức độ tập trung kém.
- Khó có thể kiềm chế được cảm xúc.
- Dễ nổi nóng.
Bên cạnh đó, nhiều người thường có tâm lý chủ quan và xem nhẹ những dấu hiệu. Vì vậy, họ không có biện pháp điều trị kịp thời, nên dẫn đến tình trạng phát sinh những biến chứng ở mức độ nghiêm trọng như:
- Tổn thương đến thận.
- Đột quỵ.
- Nhồi máu cơ tim/ suy tim.
- Bị tai biến mạch máu não.
- Tử vong.
Theo như Tổ chức Tăng huyết áp Quốc tế - International Society for Hypertension, chỉ khoảng tầm 50% trường hợp người mắc bệnh tăng huyết áp mới nhận thức được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Bật mí các phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ
Đối với mục đích của quá trình điều trị tăng huyết áp là đưa chỉ số huyết áp về ở mức lý tưởng (90/60 - 120/80mmHg) và duy trì nó trong phạm vi này. Cần phải xác định được nguyên nhân tăng huyết áp là điều thiết yếu nhằm quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Nhưng cao huyết áp vô căn thường không xác định nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp do bác sĩ chỉ định, mọi người cần phải thay đổi lối sống theo hướng tích cực. Chính điều này sẽ giúp cho mọi người đảm bảo hiệu quả của liệu trình điều trị. Theo đó, những giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng TPHCM chia sẻ đến với mọi người về phương pháp điều trị cao huyết áp ở người trẻ cụ thể như sau:
Cần phải thay đổi về thói quen sinh hoạt, làm việc và ăn uống
Mọi người cần phải áp dụng một lối sống lành mạnh chính là biện pháp điều trị bệnh đầu tiên và dễ dàng thực hiện nhất đối với bệnh nhân tăng huyết áp, nhất là đối với người trẻ tuổi. Theo đó, yêu cầu mọi người cần phải thực hiện 2 việc như sau:
Hãy thay đổi về thói quen sinh hoạt
Trong trường hợp các bạn gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống, khi đó hãy thử nghe một bản nhạc không lời trong khi làm việc. Lưu ý, không được để âm thanh quá lớn. Đồng thời, hãy nên dành khoảng tầm 10 - 15 phút để nghỉ ngơi sau khi đã hoàn thành công việc áp lực. Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng. Vì vậy, cần phải tập thói quen ngủ sớm trước 11h. Một số nghiên cứu cho thấy huyết áp của người đi ngủ sớm sau 11h đêm sẽ có xu hướng cao hơn so với người thường có thói quen ngủ sớm.
Hãy cải thiện chế độ ăn uống
Nhằm để hạ chỉ số huyết áp, đầu tiên các bạn cần phải làm đó là hạn chế dùng muối để nêm nếm thức ăn. Muối sẽ có khả năng trữ nước ở trong cơ thể, nên sẽ gây tăng huyết áp. Bạn có thể dùng những loại gia vị khác để thay thế muối,...
Thường xuyên luyện tập thể thao, nhất là bộ môn bơi lội
Bơi lội không chỉ đưa chỉ số huyết áp về mức lý tưởng mà còn:
- Cải thiện máu lưu thông.
- Tăng chất nhờn cho các khớp.
- Giảm thiểu được nguy cơ đột quỵ cũng như suy tim.
Bên cạnh đó, phía các chuyên gia còn cho biết thêm, thời gian bơi lội tốt nhất trong mỗi lần tập đó là 60 - 90 phút. Nếu như bơi quá lâu cũng sẽ khiến cho bạn mệt mỏi, nên sẽ dễ gây ra những tác dụng phụ.
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp do bác sĩ kê đơn
Trong trường hợp áp dụng một chế độ ăn uống cũng như một lối sống lành mạnh nhưng không mang lại kết quả như mong đợi, khi đó các bạn có thể sử dụng thêm thuốc điều trị tăng huyết áp.
Cũng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, khi đó các bác sĩ sẽ kê cho từng bệnh nhân loại thuốc từ những nhóm như sau:
+ Thuốc chẹn kênh Canxi: phòng ngừa được tình trạng co thắt mao mạch bằng cách làm gián đoạn sự di chuyển của canxi vào tế bào.
+ Thuốc lợi tiểu: phòng ngừa tình trạng trữ nước trong cơ thể và loại bỏ natri.
+ Thuốc chẹn kênh beta: giảm được tốc độ nhịp tim, từ đó sẽ điều tiết được lượng máu lưu thông qua mao mạch.
+ Thuốc ức chế men chuyển: ức chế hormone gây tăng huyết áp.
Nhưng các bác sĩ sẽ không khuyến khích những người trẻ lạm dụng thuốc. Ngoài các lợi ích sức khỏe từ chúng mang lại, một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ không như mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, khi nhận đơn thuốc mọi người cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ về những tác dụng phụ có nguy cơ phát sinh. Hoặc nếu như xuất hiện những dấu hiệu bất thường, khi đó cần phải nói với các bác sĩ để đổi đơn thuốc.
Hy vọng với toàn bộ những thông tin ở trên do các giảng viên của Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về bệnh cao huyết áp ở người trẻ và phương pháp điều trị. Tốt nhất hãy trao đổi rõ với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn về cách thức điều trị tốt nhất, tránh để lại biến chứng về sau.