Trĩ nội là một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp phải nhiều người. Nếu phát hiện mình bị mắc bệnh, mọi người cần phải tìm hiểu kỹ về phương pháp chữa trị nội phù hợp nhằm sớm điều trị bệnh dứt điểm, tránh để lại biến chứng đối với sức khỏe về sau.
Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội chính là tình trạng vùng hậu môn trực tràng bị giãn ra quá mức, phình ra to. Ở trong giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ xuất hiện một khối thịt rất nhỏ, nhằm ở phía dưới đường lược, khi bệnh tiến triển thì khối thịt thừa sẽ bị phình to dần, xuất hiện tình trạng bị sa ra ngoài.
>>> Tìm hiểu một số bệnh lý:
- Tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh viêm túi thừa đại tràng
- Tổng hợp những cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay
- Chia sẻ thông tin bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ kiêng ăn gì
Phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ xuất hiện ở phía trên hoặc dưới đường lược tại ống hậu môn, bệnh trĩ được phân thành 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Đối với trĩ nội đặc biệt nhận biết chính là vị trí mọc búi trĩ tại ở trong ống hậu môn, không gây đau do không có thần kinh cảm giác, ban đầu thường chưa nhìn thấy búi trĩ mà chỉ thấy những dấu hiệu như: đau rát, đi đại tiện bị chảy máu, xuất hiện dịch và cảm giác nặng ở vùng hậu môn, tiếp đến sẽ xuất hiện sa búi trĩ.
Cũng tùy vào từng mức độ nặng hay nhẹ, bệnh trĩ thường được phân chia thành 4 độ, bao gồm:
- Bệnh trĩ nội độ 1;
- Bệnh trĩ nội độ 2;
- Bệnh trĩ nội độ 3;
- Bệnh trĩ nội độ 4;
Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe, khi đó các bạn hãy cân nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
1. Những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ
Các triệu chứng nhận biết bệnh trĩ được các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng như các bác sĩ chuyên khoa có chia sẻ đến mọi người về những triệu chứng cơ bản nhất để nhận biết bệnh trĩ, gồm có:
+ Đi ngoài ra máu: đây là triệu chứng trĩ nội thường gặp và dễ dàng nhận biết nhất đối với bệnh lý này. Người bệnh sẽ thấy máu dính ở phân/ dính ở trên giấy vệ sinh. Trong trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng, tình trạng đi đại tiện ra máu diễn ra trầm trọng hơn và máy sẽ chảy thành từng giọt/ từng tia.
+ Sa búi trĩ: triệu chứng này xảy ra khi người bệnh đi đại tiện ra máu được một thời gian. Theo đó, những búi trĩ đã to, bị lòi ra ngoài vùng hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Ở trong giai đoạn đầu thì người bệnh sẽ sử dụng tay đẩy vào, tuy nhiên càng về sau thì búi trĩ càng to thì sa hẳn ra ngoài, không đẩy vào được nữa.
+ Đau, nóng rát vùng hậu môn: mỗi lần đi đại tiện sẽ xuất hiện cảm giác đó như là một cực hình, sẽ khiến cho người bệnh hoảng sợ khi đi đại tiện.
+ Ngứa ở vùng hậu môn: đây chính là triệu chứng của bệnh trĩ nội ở cấp độ 3 và 4. Khi búi trĩ sa ra ngoài chảy dịch thì cảm giác ướt át, ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn sẽ luôn thường trực đối với người bệnh.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trĩ
Một số nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ gồm có:
- Yếu tố về độ tuổi: khi tuổi càng cao thì những cơ ở vùng hậu môn ngày càng bị lão hóa, dần suy yếu nên rất dễ mắc phải bệnh lý về hậu môn trực tràng, trong đó có cả bệnh trĩ nội.
- Tình trạng táo bón lâu ngày: nếu như táo bón sẽ luôn khiến cho người bệnh cố rặn mạnh trong mỗi lần đi đại tiện để đẩy phân ra ngoài. Nhưng việc làm này sẽ khiến cho những tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị tổn thương, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ nội.
- Thường xuyên khiêng vác nặng: khi làm việc khiêng vác nặng thường xuyên sẽ làm gia tăng áp lực xuống vùng xương chậu. Lâu dần sẽ khiến cho những tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn phình do thành búi trĩ.
- Phụ nữ ở thời gian mang thai: đối với những chị em phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối ở thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội ở mức độ cao. Bởi khi đó thai nhi ngày một lớn sẽ gây nên áp lực đè nặng đến vùng hậu môn trực tràng nên sẽ gây nên bệnh lý này.
- Ngồi/ đứng quá lâu: đối với những trường hợp phải ngồi/ đứng quá lâu trong một thời gian dài, việc này đồng nghĩa sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này ở mức độ cao.
- Xuất phát từ chế độ ăn uống: một số nghiên cứu cho thấy khi ăn quá ít chất xơ, uống ít nước, hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng hoặc dầu mỡ,... đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh lý này.
- Những nguyên nhân khác: ngồi quá lâu khi đi cầu, tâm lý lo lắng, nhịn đi đại tiện, vệ sinh không sạch ở vùng hậu môn, tình trạng căng thẳng kéo dài,...
Tìm hiểu phương pháp chữa trĩ nội hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trĩ nội tương ứng, tuy nhiên cũng tùy vào từng mức độ cũng như nguyên nhân gây nên, khi đó các bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh tương ứng.
1. Chữa trĩ nội bằng các bài thuốc dân gian
Một số phương pháp chữa trị nội dân gian người bệnh cùng tham khảo và có thể áp dụng thực hiện như sau:
+ Cây lá bỏng: đối với loại cây này có tính mát, vị hơi chua nên có tác dụng cầm máu cũng như thanh nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, khi đắp lá này vào vết thương còn có khả năng kháng viêm và giảm đau. Mọi người hãy tiến hành giã nhuyễn lá bỏng và đắp bên búi trĩ trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
+ Rau diếp cá: loại rau này được xem như một “thần dược” để điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Phương pháp chữa trĩ nội này được khá nhiều người áp dụng. Theo đó, người bệnh có thể ăn rau diếp cá tương tự như ăn rau sống, hoặc xay ra thành nước để uống, giã nhuyễn lá diếp cá rồi lấy bã đắp lên búi trĩ/ đun lá diếp cá với nước rồi tiến hành xông hơi.
+ Sử dụng đường phèn chua: hãy bỏ đường phèn vào một chậu nước và đợi phèn đã hoàn tan hoàn toàn. Tiếp đến hãy rửa vùng hậu môn cùng với nước có phèn chua. Hãy đợi một lúc rồi khi đó hãy lau khô vùng hậu môn với khăn sạch. Nhưng mọi người lưu ý phương pháp chữa trĩ nội này chỉ áp dụng đối với những người mắc trĩ nội cấp đội 1 và 2. Nếu như mắc bệnh ở mức độ nặng cần phải áp dụng thêm những phương pháp kết hợp khác đi kèm.
+ Câu cúc tần: loại cây này khá quen thuộc trong quá trình điều trị viêm, chống nhiễm trùng, giảm tình trạng táo bón. Nếu như chữa trĩ nội bằng phương pháp này các bạn hãy đun nóng 1 nắm lá cây cúc tần rửa sạch, sau đó xông vùng hậu môn. Còn trong trường hợp uống nước cốt cúc tầm thì các bạn cần phải giã nhuyễn lá, lọc lấy nước uống hàng ngày. Mọi người nên uống thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Chữa trĩ nội bằng phương pháp dân gian này chỉ áp dụng đối với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh ở giai đoạn 1 và 2. Bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nặng sẽ không mang lại hiệu quả tốt đối với những phương pháp trên.
2. Điều trị chữa trị nội bằng Tây Y
Đối với những người mắc bệnh trĩ nội ở mức độ nặng khi đó phái các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp Tây Y phù hợp, nhằm tránh để lại những biến chứng đối với sức khỏe về sau:
+ Chữa trĩ nội bằng thuốc: có thể bệnh nhân sử dụng thuốc bôi, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Phương pháp này sẽ giúp cho trĩ teo dần theo thời gian và cũng sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nhưng mọi người cần phải uống theo đơn từ phía các bác sĩ chỉ định. Lưu ý, không được tự ý mua thuốc nhằm tránh được tình trạng bệnh không được điều trị dứt điểm mà còn để lại những biến chứng đối với sức khỏe về sau.
+ Tiến hành làm tiểu phẫu: bệnh nhân sẽ được chích xơ búi trĩ, đốt búi trĩ, thắt vòng cao su để búi trĩ tự rụng,... Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ áp dụng đối với búi trĩ nhỏ, trường hợp búi trĩ đã bị sa ra ngoài sẽ không mang lại hiệu quả.
+ Phẫu thuật cắt trĩ: phía các bác sĩ sẽ tiến hành cắt trĩ bằng phương pháp PPH và HCPT, phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị lên đến 99%. Phẫu thuật cắt trĩ là một trong những kỹ thuật hiện đại và thường áp dụng đối với những bệnh nhân mắc trĩ ở độ 3 và 4. Ưu điểm vượt trội của chữa trĩ nội bằng phương pháp này gồm có: an toàn, hiệu quả triệt để, không gây đau, thời gian tiểu phẫu nhanh và không để lại biến chứng đối với sức khỏe về sau.
Tổng hợp những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về bệnh trĩ nội và các phương pháp chữa trĩ nội hiệu quả. Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể.