Bướu cổ cũng được xếp vào Top những bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và để lại những biến chứng đối với sức khỏe. Vậy những người mắc bệnh bướu cổ kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt?
Bệnh bướu cổ là gì?
Bướu cổ hay còn được gọi với cái tên khác là bướu giáp. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến của tuyến giáp có những biển hiện điển hình chính là khối lồi lên tại vùng cổ bởi sự gia tăng về kích thước của tuyến giáp.
>>> Tìm hiểu thêm một số loại bệnh:
- Quai bị - Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh
- Thoát vị đĩa đệm là gì? Khi bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
- Tổng hợp những cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay
Theo đó, bệnh bướu cổ được phân chia thành 3 3 nhóm chính gồm:
- Bướu cổ lành tính;
- Ung thư.
- Rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.
Trong những loại trên thì bướu cổ lành tính thường gặp nhiều nhất và chiếm đến > 80% những trường hợp. Loại bướu cổ này chính là tình trạng tuyến giáp tăng lên về kích thích nhưng sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Vì vậy, những trường hợp bướu cổ lành tính sẽ không chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, khi bướu to gây cản trở trong quá trình nuốt, khó thở và lồi to ra phía trước gây mất tính thẩm mỹ khi đó cần phải được phẫu thuật.
Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ
1. Triệu chứng nhận biết bệnh
Tùy vào từng loại bướu khác nhau khi đó sẽ xuất hiện những triệu chứng tương ứng, có thể tại một vị trí hoặc những biểu hiện tại chỗ kèm theo những dấu hiệu toàn thân khác đi kèm.
Theo đó, những dấu hiệu toàn thân có trong bệnh lý này đáng phải kể đến gồm có:
- Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, giảm trí nhớ, thường xuyên bị lạnh, khô da và căng thẳng.
- Bị lồi mắt.
- Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, thường đổ mồ hôi và gây nên tình trạng giảm cân
- Thay đổi về giọng nói và thường bị khàn giọng.
Trong những trường hợp có khối ở vùng cổ, dấu hiệu tại chỗ cũng phụ thuộc vào kích thước của bướu. Nếu như bướu nhỏ đa phần người bệnh sẽ không cảm giác gì, khi bướu lớn sẽ gây nên tình trạng chèn ép những thành phần ở gần tuyến như: thực quản, khí quản, những dây thần kinh khi đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Gây cảm giác khó nuốt, nuốt gây đau.
- Ho và bị nghẹn.
- Phải thở dốc.
- Luôn có cảm giác cổ họng bị vướng/ đau cổ họng.
2. Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ
Theo đó, phía các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cũng những bác sĩ chuyên khoa có chỉ ra về những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh bướu cổ, gồm có:
- Tình trạng cơ thể bị thiếu iod, cơ thể được cung cấp cấp hay do nhu cầu về hàm lượng iod ở mức cao.
- Một số tình trạng rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất liên quan đến gia đình.
- Nguyên nhân do sử dụng thuốc và đồ ăn: những loại thuốc có chứa nhiều muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc thấp khớp, thuốc điều trị hen,... Hay một số loại đồ ăn như: rau cải, măng, nguồn nước có nồng độ cứng ở mức cao đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hooc - môn tuyến giáp nên gây bệnh bướu cổ.
Vậy, khi mắc bệnh bướu cổ kiêng ăn gì?
Bệnh bướu cổ mắc phải khi cơ thể không đáp ứng đủ lượng muối, do đó người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng những quy định của các bác sĩ trong suốt thời gian điều trị. Đồng thời, cần phải trao đổi về việc khi mắc bệnh bướu cổ kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Như lời chia sẻ của phía các bác sĩ chuyên khoa về những loại thực phẩm bệnh nhân cần phải kiêng trong suốt quá trình điều trị bệnh bao gồm:
1. Những loại rau họ cải
Đối với những loại cây họ cải có chứa nhiều hợp chất của lưu huỳnh được gọi là glucosinolate, khi đó chúng sẽ được chuyển hóa thành sản phẩm phụ có tên isothiocyanates. Theo một số nghiên cứu, isothiocyanates có khả năng gây nên bệnh bướu cổ bằng cách ngăn chặn đi quá trình hấp thu, lấy đi iod đối với tuyến giáp nên sẽ dẫn đến tình trạng bướu cổ. Khi tiêu thụ những loại rau họ cải sẽ cản trở những tác động tích cực của iod tác động vào trong tuyến giáp.
Theo đó, những loại rau họ cải bao gồm: súp lơ, bông cải xanh, rau cải, bắp cải, su hào, củ cải,... Trường trường hợp các bạn muốn cung cấp thêm các loại rau trong chế độ ăn uống hàng ngày thì chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ, khi đó hàm lượng isothiocyanates sẽ mất đi khoảng 75%, khi luộc chín sẽ mất đi 95%.
2. Đậu nành
Nếu như các bạn đang thắc mắc vấn đề bướu cổ kiêng ăn gì, khi đó hãy cân nhắc tránh bổ sung thêm đậu mạnh hay những sản phẩm được chế biến từ loại đậu này. Bởi trong đậu nành có đặc tính kháng giáp, đặc tính này sẽ làm tăng khi chế độ dinh dưỡng thiếu i ốt.
Lời khuyên: Các sản phẩm được chế biến từ đậu nành những người mắc bệnh nên kiêng gồm có: sữa đậu nành, đậu phụ, những món salad và cả sốt mayonnaise.
3. Bắp cải trắng
Ở trong bắp cải trắng có chứa hàm lượng goitrin ở mức độ nhỏ, có hiệu quả trong quá trình chống oxy hóa, nhưng đây lại là nguyên nhân gây nên bệnh bướu cổ. Vì vậy, những người mắc bệnh nên kiêng ăn bắp cải tránh, do nó sẽ khiến có kích thước của bướu bị phù to hơn.
Nếu như muốn các bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa phải. Hãy mang đi rửa sạch, thái nhỏ và để trong khoảng thời gian từ 10 - 15 phút rồi mới chế biến, khi đó lượng goitrin sẽ bị phân hủy.
4. Các loại ngũ cốc
Trong ngũ cốc có chữa những thành phần như: hạt kê, khoai mì,... nó tồn tại những nguyên nhân gây bệnh bướu cổ như: oxazolidinethiones, thiocynates,... vì vậy sẽ cản trở đi quá trình hấp thu hàm lượng i ốt trong cơ thể, ức chế hoạt động đối với tuyến giáp.
Trường hợp các bạn muốn bổ sung thêm những loại thực phẩm này cần phải hết sức cân nhắc, bởi nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý khó điều trị hoặc có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn so với ban đầu.
4. Những loại hoa quả có chứa sắc tố
Một số loại trái cây như: táo, lê, quýt, nho, cam có chứa hợp chất flavon, khi chất này đi vào cơ thể sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit ferulic và axit diglycerobenzoic, do đó có khả năng gây ức chế chức năng đối với tuyến giáp trạng rất mạnh, tình trạng này sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Những thực phẩm phù hợp đối với người mắc bệnh bướu cổ
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bướu cổ kiêng ăn gì, thì người bệnh cũng phải tìm hiểu về những loại thực phẩm phù hợp đối với bệnh lý này để bổ sung. Theo đó, khi mắc bệnh bướu cổ, người bệnh cần phải bổ sung thêm những loại thực phẩm như:
- Hải sản: trong hải sản rất giàu hàm lượng i ốt, đặc biệt nguồn i ốt tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Một số loại hải sản mọi người có thể lựa chọn như: hến, tôm, cua, các loại cá,...
- Hải tảo: loại thực phẩm này có khả năng nhuyễn kiên, lợi thủy, tiêu đờm, tiết nhiệt. Do đó, hải tảo sẽ giúp làm mềm khối u trong những trường hợp mắc bệnh bướu cổ. Nhất là những thành phần có trong hải tảo chứa nhiều hàm lượng i ốt sẽ có khả năng tương cường được hệ miễn dịch, điều hòa được lượng hooc - môn tuyến giáp và tăng cường sức khỏe đối với tuyến giáp.
- Sữa chua và pho mát: đây là những loại thực phẩm được phía các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng. Trong thực phẩm này có chứa hàm lượng Vitamin, Canxi, i ốt,... Ngoài ra, nó còn hỗ trợ đối với hệ tiêu hóa nên sẽ rất hữu ích đối với người mắc bệnh bướu cổ và tạo cảm giác cho họ ăn ngon miệng hơn.
Tổng hợp những thông tin trên đây hy vọng mọi người đã hiểu được về bệnh bướu cổ kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt nhất. Khi mắc phải bệnh lý này mọi người cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ, đồng thời cần phải tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học phù hợp đối với người bệnh.