Quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính rất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Khi mắc phải bệnh lý này mọi người hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là gì? Bệnh quai bị hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh má chàm bàm, bệnh truyền nhiễm do bị virus sưng tuyến nước bọt, gây đau. Trong thời gian từ khi bạn nhiễm phải virus và bị kéo dài trong thời gian khoảng từ 12 - 24 ngày. Bệnh lý này khá phổ biến đối với trẻ em, một số trường hợp không được điều trị kịp thời sẽ để lại một số biến chứng đối với sức khỏe.
>>> Tìm hiểu thêm một số bệnh lý:
- Nám - Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh viêm đa khớp là gì? Tìm hiểu phương pháp điều trị
- Thoát vị đĩa đệm là gì? Khi bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Bệnh này có thể lây truyền thông qua đường nước bọt, nhưng mức độ lây lan không như bệnh sởi và thủy đậu. Người mắc bệnh quai bị thường có nhiều khả năng lây nhiễm nhất vào khoảng 2 ngày trước khi những triệu chứng xuất hiện đến 6 ngày sau khi những triệu chứng kết thúc.
Bệnh quai bị thường tấn công trẻ từ 2 - 14 tuổi. Đối với trẻ < 2 tuổi, nhất là trẻ > 1 tuổi thường rất hiếm khi mắc bệnh quai bị. Điều này có thể do trẻ < 2 tuổi vẫn kháng thể tốt từ người mẹ.
Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh quai bị
1. Các triệu chứng nhận biết bệnh quai bị
Các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn có chia sẻ đến mọi người về những triệu chứng cơ bản nhất để nhận biết bệnh quai bị như sau:
- Gây nên tình trạng chán ăn.
- Tình trạng sốt cao đột ngột.
- Đau nhức đầu.
- Gây cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
- Cơ thể rơi vào tặng thái mệt mỏi.
- Đau cơ và luôn có cảm giác nhức mỏi toàn thân.
- Sau khi sốt tầm khoảng từ 1 - 3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng do, có thể sẽ bị ứng ở một bên hoặc cả 2 bên và khiến khuôn mặt người mắc bệnh bị biến dạng, khó nuốt, khó nhai. Đây chính là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh quai bị.
- Cơ thể có thể sẽ bị sưng phù, bị đau tinh hoàn.
2. Tìm hiểu về nguyên nhân nhận biết bệnh quai bị
Quai bị là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên bởi virus quai bị, thuộc họ Paramyxoviridae. Loại virus này có thể sẽ tồn tại khá lâu bên ngoài cơ thể: có thể từ 30 - 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 20 độ C, đồng thời sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ > 56 độ C/ dưới tác độc của những loại hóa chất diệt khuẩn.
Bệnh quai bị thông thường sẽ gây theo đường hô hấp, thường dễ lây nhất vào khoảng 2 ngày trước khi xuất hiện những triệu chứng, hoặc 6 ngày sau khi triệu chứng biến mất. Bệnh lý này có thể lây từ người sang người thông qua nước bọt/ dịch tiết mũi họng có chứa virus trong quá trình người bệnh hắt hơi/ ho/ nói chuyện/ khạc nhổ,...
Những biến chứng của bệnh quai bị
Theo đó, những bác sĩ chuyên khoa có chỉ ra về những biến chứng nguy hiểm nhất thường xảy ra đối với những bệnh nhân mắc bệnh quai bị như:
- Viêm buồng trứng: bệnh nhân sẽ xuất hiện những dấu hiệu đau bụng, bị rong kinh. Nhất là phụ nữ mang thai mắc quai bị trong thời gian 3 tháng đầu có thể sẽ bị sảy thai/ thai chết lưu.
- Viêm tinh hoàn, nghiêm trọng nhất là teo tinh hoàn và có khả năng dẫn đến tình trạng vô sinh. Nhưng tỷ lệ bị teo tinh hoàn khi mắc bệnh quai bị ở mức thấp và nó chỉ chiếm khoảng 0.5%.
- Bị viêm tụy cấp tính.
- Viêm mão và bị viêm màng não.
- Nhồi máu phổi: bởi do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
- Một số trường hợp có thể bị viêm cơ tim.
Đối tượng người lớn mắc bệnh quai bị thường sẽ tiến triển nặng hơn và để lại những biến chứng nguy hiểm hơn đối với trẻ em. Tuy những biến chứng sẽ xảy ra ở mức thấp nhưng sẽ rất nguy hiểm, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh sản mà còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, đặc biệt đe dọa đến tính mạng.
Điều trị & Phòng tránh bệnh quai bị
1. Phương pháp điều trị bệnh quai bị
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh quai bị hiệu quả, chủ yếu là vẫn là quá trình điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa tất cả những biến chứng của bệnh:
* Tốt nhất khi xuất hiện những dấu hiệu đau ở vùng mang tai, mọi người cần phải đi thăm khám bác sĩ nhằm chẩn đoán chính xác bệnh, bởi viêm tuyến nước bọt không nhất thiết do virus quai bị mà có thể từ những virus/ vi khuẩn khác gây nên.
* Nên uống nhiều nước mỗi ngày nhằm bù nước, chất điện giải. Lời khuyên, mọi người nên uống Oresol.
* Sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau nhằm giảm được những triệu chứng.
* Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm cứng, hay những loại thức ăn có chứa nhiều loại gia vị, cay nóng/ có tính acid. Tốt nhất hãy ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo/ súp.
* Hoặc có thể chườm mát để tuyến nước bọt bớt bị sưng và đau.
* Người bệnh cần phải được nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, thoải mái và không tiếp xúc với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao như: thanh thiếu niên, trẻ em.
* Chỉ sử dụng kháng sinh khi nghi ngờ bội nhiễm, cần phải tuân thủ theo đúng những chỉ định của các bác sĩ.
* Trường hợp hợp bệnh nhân mắc bệnh quai bị là nam có dấu hiệu viêm tinh hoàn, hay nữ bị viêm buồng trứng cần phải nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được theo dõi, điều này nhằm tránh được những biến chứng để lại về sau.
2. Phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh quai bệnh, mọi người cần phải tuân thủ theo một số biện pháp như sau:
- Cần phải vệ sinh cá nhân thường xuyên, hãy súc miệng bằng nước muối/ dung dịch kháng khuẩn khác.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
- Môi trường sống cần phải được giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát và thường xuyên vệ sinh tất cả những đồ chơi và vật dụng của trẻ.
- Hãy cho trẻ đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người, có nguy cơ lây nhiễm ở mức độ cao như: bệnh viện,...
- Theo đó, biện pháp phòng tránh hiệu nhất chính là tiến hành tiêm vắc xin sởi quai bị Rubella/ vắc xin quai bị. Hiện nay, loại vắc xin đang sử dụng là vắc xin vi khuẩn sống, nhưng đã được làm giảm độc lực nhằm để không có khả năng gây bệnh.
Bên cạnh đó, phía tổ chức Y tế Thế giới cũng như nhiều cơ quan Y khoa ở những nước phát triển đều khuyến cáo đưa vắc xin quai bị vào trong chương trình tiêm chủng nhằm phòng bệnh. Theo đó, hiện nay loại vắc xin này thường được phối hợp với vắc xin sởi, Rubella trong cùng một chế phẩm nhằm thiểu đi được số lần tiêm, đơn giản hóa trong quá trình tiêm phòng. Không chỉ ở trẻ em, mà ở người lớn nhất là những phụ nữ có kế hoạch mang thai đều phải tiến hành tiêm quai bị. Cụ thể:
- Đối với người lớn: chỉ tiêm 1 liều duy nhất tương ứng 0.5ml tại vị trí bắp tay.
- Trẻ em: mũi thứ nhất khi trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi trẻ từ 3 - 5 tuổi/ trước khi cho trẻ đi học. Lưu ý, 2 mũi này nên cách xa nhau tối thiểu khoảng tầm 1 tháng. Bên cạnh đó, có thể tiêm vắc xin quai bị cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào nếu như các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng.
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần phải đi xét nghiệm trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị. Trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin cần phải tránh mang thai. Còn đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai/ cho con bú cần phải hỏi tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tiêm phòng loại vắc xin này.
Người mắc bệnh quai bị nên kiêng gì?
Đối với những trường hợp mắc bệnh quai bị cần phải tiến hành kiêng cữ một số vấn đề như sau:
+ Cần phải cách ly trẻ: bởi bệnh nay có mức độ truyền nhiễm nên mọi người cần phải cách ly trẻ ngay khi vừa mới phát bệnh. Hãy cho trẻ một không gian riêng trong vòng khoảng 2 tuần, nhằm đảm bảo không lây bệnh đến với những người xung quanh.
+ Cần tránh vận động mạnh.
+ Hãy kiêng gió và nước lạnh bởi sẽ khiến cho nơi bị quai bị sẽ sưng to và gây đau nhức.
+ Tránh những loại đồ ăn chua, những món ăn được chế biến từ nếp/ ăn khó tiêu.
+ Không được tự ý dùng thuốc, tốt nhất hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.
Với những thông tin trên chúng tôi đã chia sẻ cho mọi người được hiểu rõ về bệnh quai bị là gì, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Khuyến cáo khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.