Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Giải đáp thắc mắc: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Cập nhật: 09/03/2021 11:49
Người đăng: Nguyễn Trang | 1291 lượt xem

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Khi bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Đây là những thắc mắc được nhiều người quan tâm đến khi mắc phải bệnh lý này và cùng bàn luận về vấn đề này ở trên những diễn đàn sức khỏe. Để có lời giải đáp chính xác cho những thắc mắc trên mọi người cùng tham khảo thông tin ở bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống có đến 23 đĩa đệm gồm: 5 cổ, 11 lưng, 4 thắt lưng, 3 chuyển đoạn. Đĩa đệm nằm giữa những đốt với hình thấu kính lồi 2 mặt bao gồm: nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Do đó, sẽ có khả năng chun giãn vòng sợi, dịch chuyển sinh lý của nhân nhầy mà đĩa đệm có tính thích ứng, có tính đàn hồi tốt và giúp cho cột sống tránh được những chấn động mạnh.

>>> Tìm hiểu thêm về một số bệnh lý:

thoat-vi-dia-dem-la-gi
Tìm hiểu rõ về bệnh thoát vị đĩa đệm là gì

Bệnh thoát bị đĩa đệm thường xảy ra khi các chấn động thường diễn ra thường xuyên, vùng cột sống có thể sẽ bị tổn thương, vùng đĩa đệm bị chèn ép quá mức sẽ khiến cho phần bao xơ nứt rách, nhân nhầy sẽ thoát ra bên ngoài.

Nguyên nhân gây bệnh

Những giảng viên Khoa Cao đẳng Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có chia sẻ đến mọi người về những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm:

* Bệnh thoát vị đĩa đệm do bị chấn thương: yếu tố chấn thương cấp như thay đổi về tư thế đột ngột, bị tai nạn hoặc bị ngã,... hay các yếu tố về vi chấn thương như: sang chấn không đủ mạnh nhưng sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể đây là nguyên nhân khởi phát ban đầu.

* Đặc thù về ngành nghề: đối tượng chủ yếu của thoát vị đĩa đệm chính là đối tượng thường làm việc trong tư thế bị gò bó, quá ưỡn, quá gù, hoặc vận động quá giới hạn sinh lý của cột sống như: công nhân khuân vác, lái xe, thợ quét vôi, thợ may, nhân viên văn phòng, nha sĩ,...

* Yếu tố về độ tuổi: khi đội tuổi càng cao đồng nghĩa sức đề kháng của những vòng sợi càng kém, khả năng tổng hợp collagen và Mucopolysaccharide của đĩa đệm sẽ giảm, tế bào mâm sụn cũng sẽ mất đi về khả năng tự tái tạo. Khi đó nếu vùng cột sống vẫn phải chịu trọng tải lớn cùng với sự ảnh hưởng của những chấn thương, vi chấn thương.

* Hoặc có thể xuất phát từ những thói quen xấu: gù lưng, ngủ kê gối quá cao, tình trạng béo phì, yếu tố về di truyền,...

Những triệu chứng nhận biết bệnh

Đa phần bệnh nhân chỉ có những dấu hiệu đau lưng/ đau mỏi vùng cổ để có thể phán đoán được bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhưng sự liên quan mật thiết giữa vùng đột sống, đĩa đệm và dây chằng sẽ tạo thành hàng loại những bệnh thoát vị đĩa đệm đặc trưng như: hạn chế vận động, đau cột sống, hoặc gây phải hội chứng rễ thần kinh,...

Do đó, mọi người hãy lưu ý về những dấu hiệu bất thường cơ thể, nên đi thăm khám nhằm có được những kết luận cũng như những phương pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, cần phải cho mọi người được biết về việc khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì sẽ tốt nhất và có khả năng kiểm soát được tình trạng bệnh.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thắc mắc này được nhiều bệnh nhân quan tâm đến khi mắc phải bệnh lý này. Theo đó, phía các bác sĩ chuyên khoa có chia sẻ đến mọi người về những thực phẩm nên ăn khi mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:

thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi-
Tham khảo những thực phẩm người thoát vị đĩa đệm nên ăn

1. Hàm lượng protein từ thực vật, axit béo giàu Omega-3

Protein thường có nhiều trong những loại thực phẩm dạng hạt như: đậu lăng, hạt chia, những loại đậu. Bên cạnh đó, lượng protein dồi dào, những loại hạt này chứa nhiều chất chống oxy hóa, Vitamin, chất xơ và một số khoáng chất khác cần thiết đối với sức khỏe.

Hàm lượng Axit béo và Omega-3 có nhiều trong những thành phần của cá hồi, rong biển, hạt lanh và những loại lá nước ngọt khác đi kèm. Những dưỡng chất này sẽ giúp cho mô và xương khớp được hoạt động dẻo dai, đặc biệt có khả năng làm chậm đi quá trình lão hóa tự nhiên có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương. Do đó, khi bệnh nhân thường xuyên bổ sung dầu cá Omega-3 để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

2. Bổ sung dầu thực vật, những loại rau có khả năng chống viêm

Hàm lượng Axit béo Omega-9 có trong dầu ô li, bơ, dầu mè sẽ có khả năng chống lại những tình trạng viêm nhiễm đối với khớp và xương bên cạnh đó, những loại rau khác có khả năng chống viêm như: cải xoăn, bông cải xanh, bó xôi,...Trong trường hợp bị đau lưng, khi đó hãy thường xuyên bổ sung thêm những loại rau này trong khẩu phần ăn uống hàng ngày.

3. Canxi và hàm lượng chất xơ

Sữa, những chế phẩm từ sữa như: sữa chua, váng sữa, phô mai,... chính là nguồn cung cấp Canxi dồi dào cho xương được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chất xơ còn có trong những loại rau xanh, ngũ cốc, yến mạch sẽ có khả năng giúp cho cơ thể tăng cường được khả năng chống viêm.

4. Thảo dược và rau mùi

Đối với những loại rau như: bạc hà, húng quế, hương thảo, gừng, quế sẽ có vai trò trong quá trình hỗ trợ kháng viêm, khả năng phục hồi được những mô xương đã bị tổn thương. Ngoài ra, những loại trà thảo dược như: trà xanh, ô lông sẽ có khả năng miễn dịch cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn. Chính điều này sẽ mang lại lợi ích cộng hưởng đối với sức khỏe vùng cột sống.

Khi bị thoát bị đĩa đệm không nên ăn gì?

Ngoài việc quan tâm thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, thì mọi người cần phải tìm hiểu những loại thực phẩm nên kiêng trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như: 

* Thực phẩm chứa purin và fructose như: cá trích, thịt gia súc, cà muối, dưa muối, nội tặng của động vật như: phổi, tim, gan, ruột,... Purin và fructose khi nạp vào cơ thể sẽ có khả năng kích thích phản ứng viêm ở khớp và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

* Những loại thực phẩm giàu chất đạm, hoặc là những loại thịt đỏ như: thịt bê, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,... Khi tiêu hóa lượng thịt đỏ được hấp thụ, khi đó cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều acid và cần Canxi để trung hòa. Khi không cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút Canxi từ hệ xương, sẽ bị loãng xương và có khả năng làm gia tăng thêm nguy cơ bị viêm khớp,...

* Tránh những đồ uống có cồn/ chất kích thích như: cafe, bia/ rượu,... bởi sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

* Những đồ thức ăn nhanh như: gà rán, thịt nướng, xúc xích,.. Những chất béo bão hòa có trong những thực phẩm này sẽ có khả năng thúc đẩy phản ứng viêm ở khớp xương, nên sẽ gây nên tình trạng sưng đau và ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

Tổng hợp những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và những nguyên nhân chính gây bệnh. Khi có những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe, tốt nhất mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được hỗ trợ tư vấn thăm khám cụ thể.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898