Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Thoái hóa khớp là bệnh lý gì?

Cập nhật: 04/03/2021 11:22
Người đăng: Nguyễn Trang | 1056 lượt xem

Tình trạng thoái hóa khớp thường gây cảm đau nhức, khó chịu và gây nên tình trạng cứng khớp. Nhằm có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như những triệu chứng nhận biết bệnh lý này, mọi người cùng tham khảo những thông tin liên quan dưới đây.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp chính là tình trạng tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, hoặc là mọc gai xương,... vì vậy làm thay đổi về cấu hình của khớp. Thông thường tình trạng này thường gặp ở khớp cử động nhiều như: khớp gối, cổ, thắt lưng, vai, háng, cổ tay, cổ chân,... Thoái hóa khớp được xem là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Những phương pháp điều trị chỉ có khả năng làm chậm đi quy luật này, đồng thời có khả năng làm giảm đau và không có khả năng điều trị dứt điểm hoàn toàn.

>>> Tìm hiểu thêm thông tin:

https://caodangyduochcm.vn/
Tìm hiểu rõ về bệnh thoái hóa khớp

Tình trạng thoái hóa khớp chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng suy nhược cơ thể đối với người cao tuổi. Theo ước tính có khoảng 80% người bị thoái hóa khớp hạn chế quá trình vận động. Còn 20% người bị thoái hóa khớp nặng không có khả năng thực hiện được những hoạt động thông thường khác trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, nếu không biết cách điều trị đúng cách, khi đó căn bệnh này sẽ dần dần tàn phá đến tình trạng sức khỏe, hạn chế về khả năng vận động của người bệnh.

Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp

Đối với những triệu chứng để có thể nhận biết được bệnh thoái hóa khớp khá đa dạng. Tuy nhiên các giảng viên của Cao đẳng Y Dược TP HCM, đặt biệt những bác sĩ chuyên gia hàng đầu chia sẻ đến mọi người về những triệu chứng nhận biết bệnh phổ biến nhất, bao gồm:

Tình trạng cứng khớp: triệu chứng này thường xảy ra vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh sẽ khó có thể cử động được những vùng khớp đang bị tổn thương, phải nghỉ ngơi tầm khoảng 10 - 30 phút khi đó cơn đau sẽ giảm dần. Trường hợp người bệnh đang ở tình trạng thoái hóa khớp ở mức độ nặng, khi đó cứng khớp sẽ kéo dài hơn.

Đau nhức ở vùng quanh khớp: cơn đau sẽ thường âm ỉ, đôi khi còn phát triển thành đau cấp tính khi tham gia vào những hoạt động mạnh. Trong những thời gian đầu người bệnh phải dành thời gian để nghỉ ngơi, khi đó cơn đau sẽ tan biến. Sau thời gian mắc bệnh nếu như tình trạng không được cải thiện theo hướng tích cực, khi đó cơn đau sẽ xuất hiện liên tục hơn. Đặc biệt, trong tình trạng thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, độ ẩm ở mức cao, áp suất giảm sẽ khiến cho phần xương khớp đau nhức.

Hạn chế về quá trình vận động: những người bị thoái hóa khớp sẽ khó có thể thực hiện được những độ tác như: quay cổ, cúi sát xuống đất,...

Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo trong những lúc cử động mạnh: bởi phần sụn, đệm giữa 2 đầu xương dần dần bị bào mòn, trong trường hợp người bệnh di chuyển thì phần đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, chạm vào phần sụn bị bào mòn gây nên tiếng lạo xạo. Những dấu hiệu triệu chứng viêm khớp này sẽ nghe rất rõ trong quá trình vận động, cộng với đó là cơn đau nhức dữ dội.

Bị teo cơ, phần khớp bị sưng hoặc có thể bị biến dạng: phần khớp bị sưng tấy, bị đau, biến dạng hoặc phần cơ xung quanh bị yếu và mỏng dần, teo đi. Phần đầu gối sẽ bị lệch khỏi trục, những ngón tay bị u cục, ngón chân có thể bị cong vẹo,...

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh

Theo đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cụ thể như sau:

* Tuổi tác: tình trạng thoái hóa khớp bắt nguồn từ tình trạng lão hóa xương, khi độ tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh. Thông thường tình trạng thoái hóa khớp sẽ xuất hiện > 40 tuổi:

* Khớp bị tổn thương: có thể do bị tai nạn hay quá trình hoạt động quá sức.

* Tình trạng béo phì: những người thừa cân, béo phì sẽ dễ khiến cho trọng lượng của cơ thể bị chèn ép lên các khớp, rất dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, nhất là vùng khớp gối.

* Yếu tố di truyền: trong một gia đình có bố/ mẹ mắc bệnh lý này, thì những thế hệ tiếp sẽ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.

* Dị tật bẩm sinh: đối với những người bị dị tật bẩm sinh ở khớp, hay xảy ra khi còn trẻ thì sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng thoái hóa ở mức lớn hay có thể nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp

Bệnh lý thoái hóa khớp thông thường xảy ra một khi quá trình tái tạo/ thoái hóa sụn khớp đã mất đi sự cân bằng. Theo đó, tình trạng này diễn ra nhanh sẽ khiến cho phần sụn, đêm giữa những khớp dần dần bị hao mòn, tại 2 đầu khớp xương sát lại với nhau. chạm đến nhau và gây nên những tổn thương, đau nhức kéo dài.

Tổng hợp những loại thoái hóa khớp phổ biến

Theo đó, phía các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào từng vị trí của khớp bị thoái hóa để phân chia thành những loại tương ứng và mỗi loại sẽ có những đặc điểm, triệu chứng, nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị. Đánh giá chung cho thấy thoái hóa khớp có thể xảy ra bất cứ nơi đâu, theo đó những loại thường gặp bất gồm có:

https://caodangyduochcm.vn/
Những loại thoái hóa khớp phổ biến
  • Khớp vai.
  • Khớp gối.
  • Khớp háng.
  • Cột sống thắt lưng.
  • Vùng bàn tay/ ngón tay.
  • Thoái hóa cột sống cổ.
  • Vùng bàn chân.
  • Thoái hóa khớp gót chân.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Để điều trị bệnh thoái hóa khớp, phía các bác sĩ thường đưa ra những phương pháp cụ thể như sau:

1. Phương pháp vật lý trị liệu

Đối với phương pháp này sẽ giúp cho người bệnh giảm được tình trạng đau hiệu quả như: chườm lạnh, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, xung điện, sử dụng máy phát sóng ngắn, siêu âm,...

Bên cạnh đó, trong những khi cơn đau nhức xuất hiện khi đó các bạn cần phải được nghỉ ngơi, đồng thời hạn chế được tối đa vùng khớp phải hoạt động.

2.Áp dụng những phương pháp điều trị dân gian

Sử dụng lá lốt

Quá trình thực hiện: sử dụng tầm khoảng 15 - 30g lá lốt tươi. Hoặc nếu có sử dụng khoảng 5 - 10g lá lốt tươi càng tốt. Hãy tiến hành sắc lá lốt cùng với 2 bát nước cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 1 bát thì chắt lấy phần nước để uống. Mọi người hãy uống nước này sau mỗi bữa ăn tối. kiên trì thực hiện đều đặc trong 10 ngày, khi đó triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm.

Ngoài ra, lá lốt có thể sử dụng kèm với những loại thảo dược khác. Mọi người có thể dùng: cỏ xước, bưởi bung, lá lốt cỏ vòi voi.

Lá mơ lông

Dùng 30 - 50g lá mơ lông cùng với 1 củ gừng. Hãy rửa sạch những vị thuốc trên và đem đi sắc nước để uống. Hãy chia phần thuốc đã sắc thành 2 phần. Một lần hãy cho thêm đường rồi hòa tan để uống. Còn phần thứ 2 các bạn hãy sử dụng để xoa bóp những vùng khớp bị đau nhức.

Sử dụng hạt mè

Áp dụng phương pháp điều trị thoái hóa khớp này rất đơn giản và mọi người có thể thực hiện ngay tại nhà. Mọi người hãy chuẩn bị 100g hạt mè mang đi rang lên cho vàng thơm. Tiếp đến hãy giã nhuyễn hạt mè và mang đi ngâm cùng với khoảng 1 lít rượu trắng.

Sau khoảng 10 ngày thì các bạn có thể sử dụng được. Hoặc nếu như ngâm càng lâu khi đó hiệu quả điều trị bệnh càng tốt. Những người mắc bệnh chỉ nên uống 2 lần/ ngày và mỗi lần dùng khoảng 10ml.

Rượu tỏi

Hãy chuẩn bị khoảng tầm 40g tỏi mang đi bóc vỏ rồi thái mỏng, tiếp tục hãy ngâm cùng với khoảng 1 lít rượu trắng. Sau đó hãy cho vào bình và lắc đều để cho dịch tỏi được tiết ra nhanh hơn. Thời gian ngâm khoảng 1 - 2 tuần, khi rượu đã chuyển sang màu vàng thì các bạn hãy mang ra sử dụng.

Cần uống 2 lần/ ngày vào buổi sáng khoảng tầm 20 giọt, thời gian buổi tối trước khi đi ngủ là 40 giọt. Trong trường hợp cảm thấy khó uống có thể hãy pha cùng với một ít nước ấm.

Sử dụng thuốc tân dược

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng cần phải sử dụng những loại thuốc như:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ.
  • Thuốc glucosamine, chondroitin
  • Hoặc sẽ được chỉ định tiêm acid hyaluronic.

Tổng hợp những thông tin chia sẻ trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về bệnh thoái hóa khớp và những phương pháp điều trị hiệu quả. Tốt nhất khi có những dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898