Nguyên nhân táo bón khi mang thai do đâu? Tình trạng bệnh lý này có nguy hiểm hay không? Những thông tin quan trọng này được nhiều người quan tâm đến và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe. Để có lời giải đáp chính xác cho những thắc mắc ở trên mọi người cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Tình trạng táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Táo bón khi mang thai có thể chưa đến mức nguy hiểm đến tình trạng tính mạng, nhưng cũng có tác động xấu đến chất lượng cuộc sống, có thể là nguyên nhân góp phần gây nên sảy thai, suy dinh dưỡng bào thai, đẻ non,...
>>> Tham khảo thêm các kiến thức hữu ích:
- Chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 3 tuổi
- Hướng dẫn cách thở khi sinh thường chị em phụ nữ nên biết
- Trẻ bị ho: Tìm hiểu nguyên nhân & Cách điều trị bệnh
Táo báo nói chung và tình trạng táo bón khi mang thai nói riêng là một trong số những nguyên nhân làm phát sinh hoặc tăng nặng bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn,... Những cảm giác khi đó sẽ rất khó chịu, đại tiện ra máu, cơn đau bụng, đau rát vùng hậu môn,... táo bón ở bà bầu đi kèm với những biểu hiện như nôn, buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn,... Toàn bộ sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến người mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, sẽ còn có một số hậu quả khó lường mà bạn cần biết nếu như đang mắc phải bệnh lý này trong thời gian mang thai:
+ Những chất độc có trong phân như amoniac, indol, phenol,... nếu như còn tồn đọng ở trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược.
+ Khi người mang thai dùng lực rặn, đưa chất thải rắn ra bên ngoài sẽ dễ gây sẩy thai hoặc đẻ non.
+ Suy dinh dưỡng thai nhi, làm giảm sức đề kháng của con.
+ Tâm lý của người mẹ sẽ bị áp lực, căng thẳng và thường cáu gắt.
Tìm hiểu về nguyên nhân táo bón khi mang thai
Mức độ thiếu hiểu biết về căn bệnh táo bón khi mang thai, nhất là nguyên nhân gây bệnh có thể dẫn đến việc điều trị sai, làm bệnh thêm trầm trọng. Theo đó, mọi người hãy tìm hiểu rõ một số nguyên nhân táo bón khi mang thai như sau:
- Mức độ gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự thư giãn của cơ bắp. Điều này gồm cả ruột. Và ruột di chuyển chậm hơn có nghĩa là tiêu hóa chậm hơn.
- Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch dưới và tĩnh mạch vùng chậu. Bên cạnh đó, thai nhi cũng ngày một lớn sẽ chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn.
- Bà bầu thường dễ lười vận động, nhất là vào thời điểm vào cuối thai kỳ bởi bụng quá nặng và chân bị sưng đau. Chính điều này sẽ dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai.
- Phụ nữ khi mang thai sẽ bị mất nước do nôn nghén ở 3 tháng đầu, gây nên chứng táo bón.
- Có rất nhiều phụ nữ mang thai cần phải bổ sung Canxi và sắt đối với sự phát triển xương của thai nhi. Nhưng việc dung nạp quá nhiều 2 yếu tố vi lượng này cũng sẽ gây nên tình trạng táo bón.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai.
- Thai phụ đã hay từng lạm phát dùng thuốc nhuận tràng với liều lượng cao.
- Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và táo bón. Bên cạnh việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không thể hấp thu và tiêu hóa kịp cũng dẫn đến tình trạng táo bón.
Điều trị & Phòng ngừa bệnh táo bón khi mang thai
Trong trường hợp bị táo bón, bà bầu có thể và áp dụng một số cách điều trị tạm thời và phòng bệnh an toàn dưới đây:
+ Cần phải uống nhiều nước hơn. Mỗi ngày cần phải uống đủ khoảng 2.5 - 3 lít nước nhằm dễ đi ngoài hơn.
+ Bổ sung probiotic và prebiotic nhằm tăng cường sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, cần phải hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già.
+ Cần phải ăn nhiều loại trái cây, rau xanh.
+ Hãy ngừng dùng thuốc, đồ ăn nhuận tràng và dầu khoáng.
+ Cần phải thay đổi tư thế ngồi khi đi ngoài: hãy nghiêng người về phía trước, chống khuỷu tay trên đầu gối.
+ Dùng dung dịch thụt tháo, nhét vào hậu môn hoặc sử dụng dầu bôi trơn theo đúng chỉ định của các bác sĩ đã chỉ định.
+ Hãy vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi bơi, yoga trong thời gian mang thai.
+ Đồng thời, cần phải tập thói quen đi vệ sinh đúng thời gian để không bị rối loạn tiêu hóa, gây táo bón.
+ Giảm đi tình trạng căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyên bà bầu nên tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như ngũ cốc, phô mai, nước ép,... thực phẩm có hạt trong khoảng thời gian bị táo bón.
Các kiến thức hữu ích về triệu chứng táo bón ở bà bầu sẽ giúp cho các mẹ bầu nhanh chóng vượt qua được những căn bệnh khó chịu này. Có rất ít người quan tâm hoặc cảm thấy ngại nói ra khi mắc phải bệnh lý này trong thời gian mang thai. Do đó, cần phải gặp các bác sĩ tại những bệnh viện uy tín nhằm có được các lời khuyên hữu ích, phương pháp điều trị đúng cách dành cho cả mẹ lẫn thai nhi sắp chào đời.
Hy vọng với toàn bộ thông tin trên do các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ về tình trạng táo bón khi mang thai và phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý này, các mẹ bầu hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị nhằm tránh để lại biến chứng đối với sức khỏe về sau.