Bồ đào thông thường được chỉ định sử dụng với mục đích gì? Liều dùng được chỉ định như thế nào? Những thông tin quan trọng này mọi người hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về liều lượng và hướng dẫn về cách dùng như thế nào là đúng cách nhất.
Dùng bồ đào với mục đích gì?
Thông thường mọi người thường sử dụng vỏ cây bồ đào để làm thuốc. Bồ đào có công dụng trong quá trình điều trị táo bón, bệnh trĩ, rối loạn túi mật, những bệnh về da. Bồ đào cũng được dùng nhằm điều trị bệnh ung thư, nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và ký sinh trùng. Một số trường hợp dùng bồ đào như thuốc bổ.
>>> Tìm hiểu các kiến thức hữu ích:
- Thảo dược ba đậu được sử dụng để làm gì?
- Bạn có biết công dụng của bạch đậu khấu là gì không?
- Butterbur: Công dụng, Liều lượng & Khả năng tương tác
Bồ đào cũng được dùng cho những mục đích khác. Tuy nhiên, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ / dược sĩ nhằm để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về liều lượng phù hợp nhằm sớm điều trị bệnh dứt điểm.
Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của bồ đào
Phần bỏ bồ đào có thể sẽ hoạt động tương tự như thuốc nhuận tràng nhằm giúp cho phân di chuyển qua ruột. Hiện vẫn chưa có đủ nghiên cứu về công dụng của loại thuốc này. Do đó, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về cách sử dụng thuốc đúng cách.
Hướng dẫn liều lượng sử dụng bồ đào
Liều dùng của bồ đào đối với mỗi một bệnh nhân sẽ không giống nhau. Liều dùng của bồ đào sẽ được dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị bệnh. Có thể bồ đào sẽ không an toàn. Vì vậy, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm tìm ra được liều lượng phù hợp nhất để điều trị bệnh.
Đối với bồ đào sẽ được bào chế ở những dạng như:
- Bồ đào sống.
- Dạng viên nang chiết xuất bồ đào.
- Bột vỏ cây bồ đào.
Những lưu ý quan trọng khi dùng bồ đào
Trước khi sử dụng Bồ đào mọi người cần phải lưu ý thật kỹ những vấn đề như sau:
- Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú, khi đó mọi người nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.
- Nếu như bạn đang dùng những loại thuốc khác, trong đó bao gồm thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thảo dược, Vitamin/ khoáng chất,... khi đó phía các bác sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định được liều lượng tương ứng.
- Trao đổi với các bác sĩ nếu như bạn bị dị ứng với những thành phần của bồ đào, hoặc những loại thuốc khác hay những loại thảo mộc khác.
- Nếu như bạn đang mắc phải bất kỳ bệnh lý, bị rối loạn hoặc đang gặp phải tình trạng bệnh lý nào khác cũng cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ.
- Hoặc nếu như bị dị ứng nào khác với thuốc nhuộm, thực phẩm, động vật, chất bảo quản,... nhằm để giúp cho các bác sĩ cân nhắc điều chỉnh được liều lượng thuốc điều trị bệnh tương ứng.
Nhưng mọi người cũng nên cân nhắc về những lợi ích khi dùng bồ đào cùng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng thảo dược này để điều trị bệnh. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về cách thức sử dụng như thế nào là đúng cách nhất.
Mức độ an toàn & Khả năng tương tác của bồ đào
Tìm hiểu mức độ an toàn khi dùng bồ đào
Đa phần, bồ đào đều mang lại an toàn đối với mọi người sử dụng.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, nếu như sử dụng bồ đào với số lượng lớn sẽ không mang lại cảm giác an toàn. Thảo dược này có thể sẽ kích thích ruột, vì vậy các bạn nên tránh dùng bồ đào.
Khả năng tương tác của bồ đào như thế nào?
Bồ đào cũng sẽ có khả năng tương tác cùng với những loại thuốc khác bạn đang dùng, hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại. Do đó, mọi người cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng thảo dược này, cụ thể:
+ Thuốc chữa viêm (Corticosteroid): loại thuốc điều trị viêm có thể sẽ làm giảm lượng Kali trong cơ thể. Bồ đào chính là một loại thuốc nhuận tràng sẽ có khả năng làm giảm đi lượng Kali ở trong cơ thể. Khi uống bồ đào cùng với một số loại thuốc điều trị viêm sẽ làm giảm quá nhiều Kali trong cơ thể. Theo đó, một số loại thuốc chữa viêm gồm có: hydrocortisone (Cortef®), methylprednisolone (Medrol®), prednisone (Deltasone®), dexamethasone (Decadron®) và những loại khác.
+ Digoxin (Lanoxin®): theo như nhận định bồ đào chính là một loại thuốc nhuận tràng, hoặc còn được gọi là thuốc nhuận trường kích thích. Thuốc nhuận trường kích thích sẽ làm giảm đi mức Kali ở trong cơ thể. Khi mức Kali ở mức thấp sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc tác dụng phụ của Digoxin (Lanoxin®).
+ Warfarin (Coumadin®): bồ đào cũng tương tự như thuốc nhuận trường. Đối với một số trường hợp thì bồ trường sẽ gây nên tình trạng tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy sẽ làm tăng tác dụng của Warfarin (Coumadin®) và sẽ làm tăng thêm nguy cơ bị chảy máu. Trong trường hợp bạn đang dùng Warfarin (Coumadin®) thì không nên uống quá nhiều bồ đào.
+ Thuốc uống: bồ đào chính là loại thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng sẽ làm giảm đi lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ, nên sẽ làm giảm đi hiệu quả của loại thuốc mà bạn đang dùng.
+ Thuốc lợi tiểu: bồ đào là thuốc nhuận tràng. Một số loại thuốc nhuận tràng sẽ làm giảm đi lượng Kali ở trong cơ thể. Thuốc lợi tiểu cũng có thể làm giảm đi lượng Kali trong cơ thể. Sử dụng bồ đào cùng với thuốc lợi tiểu sẽ làm giảm quá nhiều Kali ở trong cơ thể. Một số loại thuốc lợi tiểu có thể sẽ làm giảm đi lượng Kali gồm có: furosemide (Lasix®), hydrochlorothiazide (HCTZ®, HydroDiuril®, Microzide®), chlorothiazide (Diuril®) và những loại khác.
+ Thuốc nhuận trường: bồ đào chính là một loại thuốc nhuận trường (đây chính là loại thuốc nhuận trường kích thích). Uống bồ đào cùng với những loại thuốc nhuận tràng kích thích khác có thể làm tăng tốc độ ruột, làm mất nước và khoáng chất trong cơ thể. Một số chất nhuận trường kích thích gồm có: cascara, dầu thầu dầu (Purge®), bisacodyl (Correctol®, Dulcolax®), senna (Senokot®) và những loại khác.
Hy vọng với những thông tin ở trên do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về thảo dược bồ đào và cách sử dụng an toàn nhất. Tuy nhiên, mọi người lưu ý đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.