Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Những bài thuốc dân gian về Dừa cạn bạn nên biết đến

Cập nhật: 04/03/2021 11:03
Người đăng: Nguyễn Trang | 858 lượt xem

Dừa cạn là một loại cây sống lâu năm được dùng để làm thuốc điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về những công dụng của loại thảo dược này, dưới đây các bác sĩ/ dược sĩ hàng đầu sẽ bật mí những thông tin liên quan, các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Tổng quan thông tin liên quan đến Dừa cạn

Dừa cạn được biết đến là một loại cây thân thảo, sống lâu năm và có chiều cao khoảng tầm 40 - 60cm, được phân thành nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ, nhẵn, khi non sẽ có màu lục nhạt sau đó sẽ chuyển sang màu đỏ hồng.

>>> Tìm hiểu thêm những khiến thức hữu ích khác:

Tổng quan thông tin liên quan đến Dừa cạn

Lá Dừa cạn mọc đối, có hình bầu dục, mặt trên có màu sẫm hơn so với mặt dưới. Hoa có màu hồng hoặc màu trắng, sẽ mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn và có 5 cánh đều với nhau. Quả Dừa cạn thường dài, bao gồm 2 đại, mọc thẳng đứng và hơi ngả sang 2 bên. Mỗi bên quả sẽ chứa tầm khoảng 12 - 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt và hình trứng.

Mùa hoa quả Dừa cạn gần như là quanh năm, đặc biệt là vào tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10.

Những bộ phận sử dụng của Dừa cạn

Bộ phận sử dụng để làm thuốc thường là lá và phần ngọn cây sẽ phơi nắng nhẹ, hoặc mang đi sấy ở nhiệt độ tầm 30–50ºC cho đến khi khô. Tiếp đến, sẽ mang đi sắc nước để uống, chế biến ở dạng trà hoặc sử dụng giã; đắp.

Đôi khi, toàn cây hoặc rễ cũng được dùng để làm thuốc sắc hoặc cao lỏng.

Những thành phần hóa học trong Dừa cạn

Phía nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện Dừa cạn có chứa đến khoảng tầm 70 alkaloid thuốc nhiều nhóm khác nhau, hầu hết là alkaloid nhân indol. Cũng tùy theo nơi thu hái, khi đó hàm lượng alkaloid có thể sẽ bị thay đổi từ khoảng 0.2 - 1%. Bên cạnh đó, có các giống có thể có hàm lượng cao hơn.

Hai alkaloid chính ở trong Dừa cạn sẽ có những hoạt tính sinh học đang được quan tâm nhiều hiện nay đó là vinblastin và vincristin. Những alkaloid này có côngc dụng chống khối u mạnh.

Những alkaloid khác cũng có hoạt tính tương tự phân lập được từ cây Dừa cạn bao gồm isoleurosin, lochneridin, vindolicin, sitsirikin, vincamicin, catharin.

Những công dụng của Dừa cạn đối với tình trạng sức khỏe

Khi thử nghiệm ở trên chuột, cao lỏng Dừa cạn cho thấy công dụng hạ huyết áp, gây ngủ, an thần và độc tính nhẹ.

Những nghiên cứu còn phát hiện thêm công dụng giảm bạch cầu, chống ung thư của 2 alkaloid trong dừa cạn là vinblastin và vincristin. Bên cạnh đó, cao chiết của lá, hoa và rễ dược liệu này có khả năng ức chế hoạt tính của enzyme protease của nấm da Trichophyton rubrum.

  • Trong Y học cổ truyền, Dừa cạn là dược liệu có vị hơi đắng, tính mát và có công dụng hoạt huyết, hạ huyết áp, tiêu thũng và giải độc.
  • Tại Madagascar, chiết xuất Dừa cạn được dùng như thuốc an thần, sát trùng, hạ huyết áp, điều trị đái tháo đường.
  • Ở Ấn Độ, chiết xuất Dừa cạn được dùng điều trị vết ong đốt. 
  • Tại Trung Quốc, Dừa cạn có khả năng lợi tiểu, trị ho và làm săn se niêm mạc.
  • Ở Việt Nam, Dừa cạn được dùng để thông tiểu, kinh bế, huyết áp cao, điều trị bệnh đi tiểu ít. Một số nơi dùng để làm thuốc ra mồ hôi, tình trạng tiêu hóa kém và lỵ. Như thông tin ghi nhận, một số trường hợp dùng Dừa cạn để hỗ trợ quá trình điều trị ung thư máu và ung thư phổi có hiệu quả.

Hướng dẫn liều lượng dùng Dừa cạn điều trị bệnh

Mọi người có thể sử dụng toàn cây Dừa cạn với liều dùng tầm khoảng 8 - 20g/ ngày ở dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc ở dạng viên nén từ cao khô.

Ở trên thị trường, chiết xuất Dừa cạn thường được bán là vincaleucoblastin (hay vinblastin) ở dạng muối sulfat, sử dụng tiêm tĩnh mạch với liều dùng 0,10 - 0,15mg/kg thể trọng. Thuốc này được sử dụng chủ yếu chống lại bệnh Hodgkin và các đối tượng cần phải theo dõi bạch cầu khi sử dụng.

Một thành phần khác có trong Dừa cạn được sản xuất là leucocristine (hay vincristin) dưới dạng muối sulfat, sử dụng tiêm tĩnh mạch với liều dùng 0.03 - 0.1mg/kg trong những trường hợp bệnh về máu và bệnh bạch huyết.

Một số bài thuốc dân gian của Dừa cạn

Ở Việt Nam, người ta dùng Dừa cạn ở dạng thuốc sắc nhằm làm thuốc lợi tiểu, điều trị đái tháo đường, chữa huyết áp. Liều lượng được quy định dùng 10 - 16g/ ngày. Theo đó, một số bài thuốc dân gian có mặt của loại thuốc Dừa cạn gồm có:

Một số bài thuốc dân gian của Dừa cạn

Điều trị tình trạng tăng huyết áp

+ Dừa cạn 160g, hoa hòe 150g, lá đinh lăng 180g, đỗ trọng 120g, cỏ xước 160g, cam thảo đất 140g, chi tử 100g. Những vị này mang đi sao giòn tán vụn trộn đều, cần phải bảo quản ở hộp kín, tránh nơi ẩm ướt. Mỗi ngày dùng 40g cho vào ấm, đổ nước sôi để hãm, sau tầm khoảng 10 phút là có thể sử dụng được. Có thể uống thay trà trong ngày.

Công dụng: giúp an thần hạ áp, êm dịu thần kinh, làm bền thành mạch.

+ Dừa cạn (phơi khô) 16g, hồng hoa 10g, nga truật 12g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g, huyết đằng 16g, trạch lan 16g, hương phụ 12g. Tiến hành sắc uống 1 thang/ ngày, sắc 3 lần và uống 3 lần/ ngày.

Điều trị chứng tiêu khát - Đái tháo đường

Dừa cạn 16g, thạch hộc 12g, cát căn  20g, hoài sơn 16g, đan bì 10g, sơn thù 12g, khởi tử 12g, khiếm thực 12g, ngũ vị 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần/ ngày.

Trị khí hư bạch đới

Dừa cạn 12g, biển đậu 16g, rễ cây bạch đồng nữ 16g, diệp hạ châu 16g, đan sâm 16g, lá bạc sau 16g. Sắc uống 1 thang/ ngày.

Điều trị lỵ trực khuẩn

Dừa cạn (đã sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ mực  20g, cỏ sữa 20g, chi tử 10g, lá khổ sâm 20g, rau má 20g, hoàng liên 10g, đinh lăng 20g. Những vị thuốc này cho vào trong ấm, đổ 3 bát nước sắc lấy khoảng tầm 1.5 bát và chia làm 3 lần uống/ ngày.

Lưu ý trước khi sử dụng Dừa cạn

Tuy những công dụng của vinblastin và vincristin có trong Dừa cạn đã được minh chứng, nhưng không phải cứ sử dụng loại dược liệu này sẽ có khả năng điều trị bệnh ung thư, vì hàm lượng vinblastin và vincristin trong cây là rất nhỏ (vincristin chỉ đạt khoảng tầm 0,0002% khối lượng ở trong dược liệu khô).

Trong khi một liều tiêm vinblastin và vincristin có hàm lượng rất cao, nên khi dùng có thể sẽ dễ bị ngộ độc (suy tủy, giảm bạch cầu hạt, bị rối loạn tiêu hóa, mắc phải bệnh lý thần kinh ngoại vi,...). Do đó, bệnh nhân cần phải được hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ điều trị không được tự ý sử dụng.

Tổng hợp những thông tin ở trên do những giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về công dụng của Dừa cạn và những bài thuốc dân gian điều trị bệnh. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898