Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Những bài thuốc dân gian của thảo dược Bán hạ

Cập nhật: 10/03/2021 11:33
Người đăng: Nguyễn Trang | 1368 lượt xem

Thảo dược bán hạ có công dụng như thế nào? Liều dùng được chỉ định điều trị bệnh ra sao? Những thông tin này mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ hoặc các vị thầy thuốc, nhằm để được hỗ trợ tư vấn cụ thể để sớm điều trị bệnh dứt điểm, tránh để lại biến chứng đối với sức khỏe về sau.

Bán hạ là thảo dược gì?

Bán hạ là phần thân rễ phơi hoặc sấy khô rồi sau đó chế biến của nhiều cây khác nhau, đều thuộc họ Ráy- Araceae. Bán hạ Việt Nam gồm các cây có tên khoa học như sau Typhonium divaricatum Decne, Typhonium trilobatum (Schott).

>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích:

Bán hạ là thảo dược gì?

Cây bán hạ Trung Quốc có tên khoa học tương ứng là Pinellia ternata (Thunb.) Breiter hoặc là Pinellia tuberifera Tenore. Cây chưởng diệp bán hạ có tên tương ứng là Pinellia pedatisecta (Schott).

Lưu ý, cho dù cùng một loại cây nhưng tùy theo củ to hoặc củ nhỏ khác nhau mà cho ra những vị thuốc có tên khác nhau. Ví dụ như củ nhỏ của cây bán hạ tại một số vùng ở nước ta được khai thác và dùng với cái tên tương ứng là bán hạ, còn củ to của cùng cây ấy thì được sử dụng với tên gọi là nam tinh. Do đó, việc dùng dược liệu này còn khá lẫn lộn cả trong và ngoài nước.

Cây bán hạ Việt Nam còn được gọi là củ chóc, lá ba chìa,... đây là một loại cỏ không có thân, củ hình cầu có đường kính đến 2cm. Lá mọc từ củ, hình tim hoặc hình mác, có thể sẽ được chia thành 3 thùy, cuống dài pha màu đỏ tím nhạt, ở phần gốc loe ra thành bẹ. Mùa hoa của bán hạ rơi vào khoảng từ tháng 5 - 7.

Bộ phận sử dụng của bán hạ

Hiện nay, cây bán hạ Việt Nam mọc hoang ở tại nơi đất ẩm ướt từ miền Nam ra Bắc. Mọi người thường tiến hành đào rễ (củ), rửa sạch phần đất cát rồi lựa ra củ to (gọi là nam tinh), củ nhỏ (được gọi là bán hạ). Bán hạ cũng được dùng tươi (dùng để giã nhằm để đắp lên vị trí bị rắn độc cắn) hay sử dụng khô đã qua chế biến. Theo quan niệm của Đông Y, bán hạ được dùng để chế biến qua nhiều cách nhằm để giảm độc độc tức là loại trừ tác dụng gây ngứa (phèn chua, tẩm cam thảo, nước vôi, nước vo gạo) hoặc tăng công dụng để chữa ho (tẩm gừng hoặc bồ kết). Dưới đây là một số cách chế biến thường được mọi người áp dụng gồm có:

+ Tẩm cam thảo cùng với bồ kết: bán hạ cần phải được rửa sạch, ngâm nước trong khoảng 2 - 3 ngày, mỗi ngày cần phải thay một lần cho đến khi nước trong hẳn. Cứ khoảng 1kg bán hạ sẽ thêm 0.1kg (100g) cam thảo, 0.100kg bồ kết và nước cho đủ ngập rồi tiến hành đun đến khi cạn hết nước, vớt ra để phơi hoặc tiến hành sấy khô.

+ Tẩm gừng và phèn chua: bán hạ cũng cần phải rửa sạch và ngâm nước như ở trên. Cứ khoảng 1kg bán hạ thì thêm 50g phèn chua, 300g gừng tươi giã nhỏ, thêm nước vào cho ngập. Ngâm trong thời gian khoảng 24h và lấy ra rửa sạch. Tiến hành đồ cho chín xong rồi thái mỏng, lại tẩm nước gừng: cứ khoảng 1kg bán hạ thêm tầm 150g gừng tươi giã thật nát, thêm một ít nước. vắt lấy nước và cho bán hạ vào ngâm một đêm. Cuối cùng các bạn hãy lấy ra để sao vàng là được.  

+ Ở trong dược điển Việt Nam có quy định ngâm củ chóc vào nước vo gạo 1 - 2 gạo, vớt ra và rửa sạch rồi tiến hành ngâm với phèn chua trong thời gian 2 ngày, khi nhấm thử không còn thấy tê cay thì vớt ra, rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đến, giã đến hơi dập, phới qua, phân loại củ to củ nhỏ, tẩm nước gừng và ủ trong khoảng 2 - 3h rồi đem sao cháy cạnh.

Những thành phần hóa học trong thảo dược bán hạ                           

Bán hạ có chứa khoảng 69.9% nước, 1.4% protein, 0.1% chất béo, 1% chất sợi, 26% những Cacbohydrat khác, 1.6% những chất vô cơ và những khoáng chất như: sắt, canxi, Photpho, Kali.

Bên cạnh đó, bán hạ còn có Thiamin, caroten, axit folic, iodin, cholin, niacin, fluorin. Củ chóc Việt Nam còn có chứa alkaloid và stigmasterol.

Những công dụng của thảo dược bán hạ

Các tác dụng của dược lý được nghiên cứu cụ thể ở trên bán hạ gồm có:

- Có công dụng chống ho.

- Giảm đau hiệu quả.

- Ức chế thần kinh trung ương.

- Có tác dụng chống nôn: theo Y văn cổ, bán hạ sống sẽ có công dụng gây nôn, nhưng đối với bán hạ chế lại có công dụng ức chế nôn do chất gây nôn đã bị phá hủy trong quá trình sao tẩm hoặc bào chế.

- Hạ nhãn áp.

- Giảm tình trạng co thắt cơ trơn.

- Sẽ kích thích co bóp tử cung ở liều lượng thấp, nhưng ức chế co bóp ở liều cao.

- Chống loét dạ dày.

Đối với tính vị, công năng thì bán hạ sẽ có tính ôn, vị cay, có độc, quy vào 2 kinh tỳ và vị, có công dụng tán phong đờm, giáng nghịch, hạ khí, chống nôn, hòa vị.

Bán hạ được sử dụng trong Y học cổ truyền với công dụng chống nôn mửa đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai, nôn mửa đối với trường hợp bị viêm dạ dày mãn tính, ho kéo dài, chữa ho có đờm, hen suyễn.

Liều lượng của bán hạ

Liều lượng bán hạ đối với mỗi một bệnh nhân sẽ không giống nhau. Tùy vào liều lượng trên từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe cũng như một số vấn đề khác có liên quan. Do đó, điều quan trọng là mọi người cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ, thảo dược nhằm cân nhắc để tìm ra được liều dùng phù hợp nhất.

Theo quy định, liều dùng mỗi ngày được chỉ định từ khoảng 3 - 10g. Trong trường hợp sử dụng ngoài, hãy lấy bán hạ tươi giã nhuyễn rồi đắp tại chỗ nhằm để điều trị tình trạng sưng đau và mụn nhọt.

Tổng hợp một số bài thuốc của thảo dược bán hạ 

Những giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Dược TP HCM có chia sẻ chi tiết đến với mọi người về những bài thuốc của bán hạ trong quá trình điều trị bệnh cụ thể như sau:

Tổng hợp một số bài thuốc của thảo dược bán hạ

* Điều trị ho gió, ho lâu ngày, ho có đờm, nôn mửa

- Sử dụng bán hạ, rễ dâu, vỏ quýt khô mỗi thứ tầm khoảng 150g, ô mai, cát cánh, lá chanh, cam thảo dây, lá táo mỗi thứ 100g, đường 200g. Bán hạ, rễ dâu, vỏ quýt, cát cánh đem phơi sây cho đến khi khô giòn rồi mới tán bột, ô mai bóc lấy cùi giã thật nhuyễn, lá táo, lá chanh, cam thảo dây mang đi sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, đường nấu thành siro. Tất cả hãy trộn đều rồi vo thành từng viên khoảng 0.5g. Đối với người lớn có thể dùng khoảng 15 - 20 viên/ ngày. Trẻ nhỏ sử dụng 5 - 15 viên tùy thuộc vào độ tuổi và ngậm nhiều lần trong ngày.

- Bán hạ lấy khoảng 15g, hạt cải bẹ 10g, vỏ quýt 15g, hạt cải củ 15g mang đi sắc để lấy nước uống.

* Điều trị đờm dãi kéo lên vướng cổ, ho tức ngực, nghẹt thở, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài

Bán hạ 8g, gừng sống 6g, trần bì 8g. Toàn bộ hãy mang đi sắc lấy nước uống.

* Điều trị hắc loan, bụng đầy trướng

Bán hạ (chế với gừng), quế và mỗi vị tương ứng với một lượng bằng nhau, mang đi tán bột uống với nước sắc của lá lấu và xương bồ.

Những lưu ý trước khi sử dụng dụng bán hạ

Theo một số nghiên cứu ở trên động vật, dịch chiết cồn của bán hạ sẽ có khả năng gây nên tình trạng co quắp con vật cho đến khi chết. Tác dụng này tương tự như tác dụng hưng phấn của bán hạ đối với mạt tiêu thần kinh.

Thảo dược bán hạ sẽ được sử dụng cho các đối tượng bị nôn mửa, hen suyễn, đờm thấp, đau nhức đầu, mất ngủ, sử dụng ngoài sẽ có công dụng tiêu thũng.

Mức độ an toàn & Khả năng tương tác bán hạ

Mức độ an toàn của bán hạ như thế nào?

Nên dùng một cách thận trọng đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai, hoặc có chứng táo nhiệt. Mọi người cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ, các vị thầy trước khi có ý định sử dụng để điều trị bệnh.

Tìm hiểu rõ về khả năng tương tác của bán hạ

Vị bán hạ phản với thảo ô, ô đầu, sợ hùng hoàng, ghét tạo giác, gừng sống, gừng khô, quy giáp, tần bì, kỵ máu dê, mạch nha, đường, hải tảo. Vì vậy, mọi người không nên dùng chung các vị thuốc này cùng với nhau.

Hy vọng với toàn bộ những thông tin do giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về công dụng của thảo dược bán hạ. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định khác của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898