Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Phương pháp phòng ngừa bệnh dại ở người hiệu quả

Cập nhật: 06/04/2021 14:46
Người đăng: Nguyễn Trang | 1286 lượt xem

Bệnh dại ở người là gì? Đâu là những triệu chứng nhận biết bệnh lý này? Những thông tin này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng tìm hiểu thông tin ở trên các kênh sức khỏe. Để tìm được lời giải đáp chính xác nhất cho những thắc mắc ở trên, quý độc giả cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

Bạn hiểu bệnh dại ở người là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết bệnh dại chính là một bệnh do virus gây nên, đa phần đều gây tử vong sau khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng. Có khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người.

>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích:

Bạn hiểu bệnh dại ở người là gì?

Hiện nay không có những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh dại sau khi những dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Nhưng bệnh lý này có thể phòng ngừa bằng cách tiêm văc-xin phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.

Bệnh dại chính là nguyên nhân gây khoảng hơn 70 ca tử vong tại Việt Nam mỗi năm, đa phần những trường hợp bệnh dại ở Việt Nam đều do chó dại cắn.

Tìm hiểu những cách nhận biết bệnh dại ở người theo từng thời kỳ

Thời kỳ ủ bệnh dại

Thời kỳ ủ bệnh sẽ được tính từ khi bị chó cắn cho đến khi phát bệnh, đây chính là khoảng thời gian quý báu nhằm để cứu sống người bệnh. Dấu hiệu của thời kỳ này chỉ duy nhất đó là vết cắn, do đó người bị chó cắn phải đi khám và tiến hành tiêm phòng bệnh dại là việc làm quan trọng nhất.

Thời kỳ tiền triệu khi bị dại

Thời kỳ tiền triệu chính là lúc những biểu hiện ban đầu của bệnh dại ở người trước khi phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện lo lắng, có cảm giác ngứa ngáy, thay đổi tính tình, đau tại vị trí bị cắn. Lưu ý đến thời điểm này, đa phần mọi người đã quên đi việc bị chó cắn.

Thời kỳ toàn phát bệnh dại

Khi toàn phát bệnh dại thường có 2 thể bệnh đó là thể hung dữ và thể liệt.

Triệu chứng của bệnh dại ở người thể hung dữ/ co cứng: Đối với bệnh nhân sẽ biểu hiện một tình trạng kích thích tâm thần vận động, bệnh nhân sẽ trở nên hung giữ, gây gổ, điên khùng, đập phá lung tung và sẽ nhanh chóng đi đến hôn mê, gây tử vong.

Những triệu chứng nhận bệnh dại ở người

Những giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM chia sẻ với mọi người về các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây để nhận biết bệnh dại ở người như sau:

  • Cơ thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi và đau nhức đầu kéo dài từ khoảng 2 - 4 ngày.
  • Đau hoặc ngứa ngáy tại vết cắn (>80% các trường hợp).
  • Không chịu được những tiếng ồn ào, ánh sáng.
  • Luôn sợ nước, ở giai đoạn sau chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây nên tình trạng co thắt ở cổ và họng.
  • Tăng động, bứt rứt, tức giận và bị trầm cảm.
  • Sợ hãi khi cảm thấy cái chết sắp xảy ra.
  • Thời gian phát bệnh thường khoảng từ 2 - 3 ngày, nhưng có thể sẽ kéo dài đến 5 - 6 ngày, hay dài hơn nếu như được chăm sóc tích cực.

 

- Triệu chứng của bệnh dại ở người thể hung dữ/ co cứng: đối với bệnh nhân sẽ biểu hiện một tình trạng kích thích tâm thần vận động, bệnh nhân sẽ trở nên hung giữ, gây gổ, điên khùng, đập phá lung tung và sẽ nhanh chóng đi đến hôn mê, gây tử vong.

Đối với bệnh nhân bị co cứng, co giật, run rẩy tứ chi, co thắt lọng và thanh khí quản gây nên triệu chứng sợ nước, có cảm giác khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc sẽ có thể nghe thấy tiếng nước chảy cũng gây tăng co thắt họng và có cảm giác rất đau. Theo đó, tình trạng co thắt sẽ tăng lên mỗi khi bị kích thích dù rất nhỏ như: quạt điện, gió thổi, mùi vị thức ăn, ánh sáng,... Bệnh nhân có nét mặt luôn trong tình trạng căng thẳng, mắt sáng và đỏ, hoảng hốt, tai thính, có thể có tình trạng kích thích bộ phận sinh dục, bị cương cứng dương vật ở đàn ông. Theo đó, bệnh nhân bắt đầu sốt tăng dần, tăng tiết đờm dãi, vã mồ hôi, bị rối loạn tim mạch và ảo giác, hô hấp. Những triệu chứng này tiến triển ở mức độ nặng dần và tử vong sau khoảng 3 - 5 ngày do bị ngừng thở và ngừng tim.  

- Triệu chứng của bệnh dại ở người thể liệt: tình trạng này hay gặp ở những bệnh nhân bị chó dại cắn đã được tiêm vac-xin, nhưng do tiêm phòng muộn, virus đã vào đến nào nên gây bệnh. Các bệnh nhân thường không có những triệu chứng sợ gió, sợ nước.

Đầu tiên sẽ thấy đau nhiều tại khu vực cột sống, tiếp đến sẽ xuất hiện hội chứng liệt kiểu Landry (đâu tiền liệt chi dưới, tiếp đến sẽ bị rối loạn cơ vòng, sau đó liệt chi trên). Khi tổn thương đã lan đến hành não, bệnh nhân sẽ xuất hiện liệt thần kinh   sọ, ngừng tim, ngừng thở và gây tử vong.

Nên làm gì khi bị động vật cắn?

Trong trường hợp các bạn bị chó mèo (hoặc các loài động vật) cắn, thì sẽ có 2 việc cần phải làm đó là điều trị vết cắn và tiêm thuốc phòng bệnh dại.

Điều trị vết cắn:

ngay sau khi các bạn bị chó mèo (hoặc các loài động vật khác) cắn, thì người bệnh cần phải vệ sinh sạch, dội thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng, tiếp đến hãy rửa lại vết thương bằng nước lọc, lau khô sát khuẩn vết thương bằng những loại thuốc có sẵn như: cồn Iod, nước muối sinh lý, nước oxy già.

Lưu ý, không được khâu vết thương sớm, chỉ loại trừ vết thương ở trên khuôn mặt. cần phải được tiêm phòng huyết thanh kháng uốn ván, sử dụng thuốc kháng sinh nhằm chống nhiễm khuẩn vết thương.

Sử dụng thuốc phòng bệnh dại sẽ gồm 2 loại đó là: huyết thanh kháng dại, tiêm vac-xin phòng bệnh dại. Sẽ tiến hành tiêm huyết thanh phòng bệnh dạ trong những trường hợp như nhiều vết cắn, vết cắn rộng, bị cắn ở vùng đầu/ cổ/ tay vì một con chó có biểu hiện bị dại. Do đó, cần phải tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị cắn sẽ mang lại hiệu quả cứu sống bệnh nhân.

Tiêm vac-xin: trong trường hợp con vật cắn đã bị giết chết (không có điều kiện xét nghiệm nhằm để xác định được nó có bị dại hay không) hoặc đã mất tích. Nếu như con vật cắn vẫn sống khỏe mạnh, cần phải nhốt nó nhằm theo dõi nó trong thời gian 10 ngày, trong thời gian theo dõi đó, nếu như thấy nó bị ốm hay thay đổi tính tình thì người bệnh cần phải đi tiêm vac-xin ngay lập tức. Ngược lại, nếu như con vật đó vẫn sống khỏe sau 10 ngày thì không cần phải tiêm vac-xin.

Giải pháp điều trị cơn dại hiệu quả

Tình đến hiện tại thì nền Y học vẫn chưa có loại thuốc nào có thể cứu sống được bệnh nhân khi đã lên cơn dại. Theo đó, quá trình điều trị lúc này đó là điều trị triệu chứng như an thần, nên để cho bệnh nhân nằm ở những nơi yên tĩnh và riêng biệt.

Phòng ngừa bệnh dại khi chăm sóc người bệnh

Theo như nhận định thì bệnh dại là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm, khi chăm sóc người bệnh, người nhà hoặc nhân viên Y tế cần phải mặc đầy đủ trang bị bảo hộ như quần áo, mũ, găng tay, ủng,... rửa tay bằng xà phòng thật kỹ sau khi chăm sóc và sát khuẩn bằng cồn. Những đồ dùng của bệnh nhân cần phải đốt hủy. Những vật dụng bằng giường, sắt, tủ, sàn nhà,... cần phải lau rửa bằng xà phòng và cần phải phun thuốc khử khuẩn.

Phòng ngừa bệnh dại khi chăm sóc người bệnh

Ở trong điều kiện môi trường thuận lợi, virus gây bệnh dại có thể “ngủ đông” từ 3 - 4 năm. Vì vậy, mọi người cần phải chủ động phòng ngừa từ trong trứng nước với các việc làm dưới đây:

  1.  Cần phải báo cáo với cơ quan thú Y nơi có động vật bị bệnh dại.
  2. Luôn luôn chủ động tuyên truyền giáo dục sức khỏe: hãy cung cấp các thông tin cần thiết và cách phòng chống bệnh dại. Nhất là khi phát hiện súc vật mắc bệnh dại, các xử lý sau khi bị súc vật cắn hay khi tiếp xúc.
  3. Cần phải đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo, tiêm vac-xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt > 85% trong quần thể súc vật nuôi.
  4. Nên tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc với các loài động vật, nhất là chó, mèo đi lạc.
  5. Đối với những trường hợp có nguy cơ bị nhiễm virus dại như kiểm lâm, nhân viên thú Y, người làm việc ở trong phòng thí nghiệm có virus dại,... cần được gây miễn dịch bằng vac-xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao, tiêm nhắc lại theo đúng chỉ định của Y tế.
  6. Cần phải dạy cho trẻ tránh xa những loại động vật hoang dã như dơi, mèo, gấu trúc, chồn hôi, cáo, khỉ,...
  7. Nếu như nhà có nuôi chó hoặc mèo thì cần phải chủ động tiêm chủng cho nó, không để cho nó chạy rong ra bên ngoài bởi rất dễ lây lan mầm bệnh.

Hy vọng với những thông tin do các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về bệnh dại ở người là gì và những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Tốt nhất khi phát hiện bệnh mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám cụ thể và có phương pháp điều trị kịp thời.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898