Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Dị ứng vật nuôi là gì? Tìm hiểu nguyên nhân & Triệu chứng gây bệnh

Cập nhật: 04/03/2021 10:52
Người đăng: Nguyễn Trang | 1231 lượt xem

Bệnh dị ứng vật nuôi là gì? Đâu là những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay? Dưới đây những chuyên gia sức khỏe hàng đầu sẽ bật mí những thông tin liên quan đến vấn đề trên, mọi người cùng cập nhật chi tiết ở bài viết dưới đây.

Bệnh dị ứng vật nuôi là gì?

Dị ứng vật nuôi được biết đến là một trong những phản ứng dị ứng cùng với những Protein được tìm thấy ở trong những tế bào da của động vật, nước tiểu hoặc nước bọt. Những dấu hiệu của dị ứng vật nuôi gồm có các triệu chứng như: hắt hơi, sốt cỏ khô, chảy nước mũi. Một số người cũng có thể gặp phải các dấu hiệu tương tự như bệnh hen suyễn như khó thở, thở khò khè.

>>> Tìm hiểu những kiến thức hữu ích:

Bệnh dị ứng vật nuôi là gì?

Thường thì dị ứng vật nuôi sẽ được kích hoạt bởi quá trình tiếp xúc với những mảnh da chết (gàu) từ vật nuôi. Bất kỳ động vật có lông đều có thể là nguồn gốc của dị ứng, nhưng dị ứng vật nuôi phổ biến nhất có liên quan đến mèo và chó.

Trong trường hợp bạn bị dị ứng vật nuôi, thì tốt nhất cần phải tránh hay giảm thiểu quá trình tiếp xúc với động vật càng nhiều càng tốt. Thuốc hay những phương pháp điều trị khác có thể cũng rất cần thiết để giảm đi được triệu chứng và quản lý hen suyễn.

Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh dị ứng vật nuôi

Những triệu chứng nhận biết bệnh dị ứng vật nuôi

Những triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng vật nuôi được các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ như sau:

  • Ngứa ngáy, đỏ hoặc bị chảy nước mắt.
  • Hắt hơi.
  • Sổ mũi.
  • Ngứa mũi, ở vòm miệng hoặc cổ họng.
  • Nghẹt mũi.
  • Chảy mũi sau.
  • Bị ho.
  • Tăng áp lực và đau ở mặt.
  • Vùng da dưới mắt sẽ bị sưng và quầng xanh.
  • Bị thức giấc thường xuyên.
  • Trẻ thường xuyên chà xát mũi lên trên.

Trong trường hợp bị dị ứng thú cưng gây bệnh hen suyễn, các bạn có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau:

  • Gây tức hoặc đau ngực.
  • Khí thở.
  • Khó ngủ do khó thở, thở khò khè hoặc ho.
  • Tiếng rít hoặc thở khò khè khi thở ra.

Những triệu chứng ở trên bề mặt da

Một số trường hợp bị dị ứng vật nuôi có thể cũng có thể xuất hiện những triệu chứng ở trên da, được gọi với cái tên là viêm da dị ứng. Loại viêm da này chính là một trong những phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm da. Khi tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi sẽ gây dị ứng có thể kích hoạt viêm da dị ứng và gây ra những dấu hiệu và triệu chứng cụ thể như sau:

  • Ngứa ngáy.
  • Chàm.
  • Những mảng da đỏ, nổi cộm ở trên bề mặt da (nổi phát ban).

Mọi người có thể sẽ không gặp phải những triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Trong trường hợp gặp bất kỳ thắc mắc gì về những dấu hiệu bệnh, khi đó các bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ thăm khám cụ thể hơn.

Tìm hiểu những nguyên nhân gây dị ứng vật nuôi

Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với  chất lạ như: nấm mốc, phấn hoa, hoặc có thể là vảy da thú cưng. Hệ thống miễn dịch tạo ra những Protein và được gọi là kháng thể. Kháng thể này sẽ có công dụng trong việc bảo vệ cơ thể tránh khỏi được các tác nhân không như mong muốn. Trong trường hợp các bạn hít phải những chất gây dị ứng, hoặc tiếp xúc với nó, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng, tạo ra phản ứng viêm. Hoặc khi tiếp xúc trong thời gian dài hoặc thường xuyên với chất gây dị ứng thì sẽ gây nên tình trạng viêm đường thở (mãn tính) liên quan đến hen suyễn.

Dị ứng lông mèo hoặc dị ứng lông chó chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng. Chất gây dị ứng từ mèo và chó được tìm thấy trong những tế bào da cũng như ở trong nước bọt, mồ hôi hoặc nước tiểu của nó. Phần nước bọt của thú cưng cũng có thể sẽ dính vào thảm, đồ dùng nội thất, giường và áo quần.

Thú nuôi gặm nhấm gồm có chuột và chuột lang. Tình trạng dị ứng từ động vật gặm nhấm thường có ở trong vẩy, tóc, nước bọt và nước tiểu. Bụi từ rác hoặc từ mùn cưa ở dưới đáy lồng có thể sẽ góp phần trong quá trình gây dị ứng.

Phương pháp điều trị dị ứng vật nuôi hiệu quả

Quá trình điều trị đầu tiên đối với kiểm soát dị ứng vật nuôi đó là tránh những động vật gây dị ứng càng nhiều càng tốt. Khi đã giảm thiểu tiếp xúc với vật nuôi gây dị ứng, các bạn cần phải có các phản ứng dị ứng ít thường xuyên hơn hoặc ít nghiêm trọng.

Khi loại bỏ hoàn toàn tiếp xúc với chất gây dị ứng từ động vật đôi khi rất khó khăn. Thậm chí nếu bạn không nuôi thú cưng, các bạn cũng có thể gặp phải chất gây dị ứng vật nuôi còn lưu lại ở trên áo quần của người khác một cách tình cờ. Bên cạnh đó, việc tránh những chất gây dị ứng từ vật nuôi, các bạn cũng cần phải sử dụng đến thuốc nhằm để kiểm soát những triệu chứng.

Phương pháp điều trị dị ứng vật nuôi hiệu quả

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Phía các bác sĩ sẽ hướng dẫn các bạn về một số loại thuốc dưới đây nhằm cải thiện được những triệu chứng dị ứng mũi:

+ Thuốc kháng Histamine làm giảm sản xuất những hóa chất của hệ miễn dịch đang kích hoạt một phản ứng dị ứng, giảm được tình trạng ngứa ngáy, hắt hơi và chảy nước mũi. Loại thuốc kháng Histamine dạng xịt mũi gồm có: olopatadine (Patanase), azelastine (Astelin, Astepro). Thuốc dạng viên nén kháng Histamine không cần toa gồm: loratadin (Claritin, Alavert), fexofenadine (Allegra dị ứng), cetirizine (Zyrtec dị ứng) và siro kháng histamin không cần toa có sẵn dành cho trẻ em. Thuốc kháng Histamine theo toa như desloratadine (Clarinex), levocetirizine (Xyzal) và những biệt dược khác.

+ Corticosteroid ở dạng xịt mũi cũng có khả năng làm giảm viêm, kiểm soát những triệu chứng sốt cỏ khô. Các loại thuốc này gồm có: mometasone furoate (Nasonex), ciclesonide (Omnaris), Flonase Allergy Relief, triamcinolone (Nasacort Allergy 24h). Corticosteroid được sử dụng cho đường mũi với liều lượng thấp, ít gây tác dụng phụ hơn so với Corticosteroid sử dụng theo đường uống.   

+ Thuốc thông mũi có khả năng thu nhỏ những mô bị sưng phù ở trong mũi, làm cho bạn thở bằng mũi dễ dàng hơn. Một số viên dị ứng không cần toa kết hợp kháng Histamin với thuốc làm thông mũi. Loại thuốc thông mũi có thể sẽ làm tăng huyết áp, chống chỉ định đối với những người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch hoặc bệnh tăng nhãn áp. Cần phải trao đổi với các bác sĩ nhằm để biết được thuốc thông mũi có an toàn đối với bạn hay không. Thuốc thông mũi không cần phải kê toa dưới dạng thuốc xịt mũi sẽ làm giảm được những triệu chứng dị ứng trong khoảng thời gian ngắn. Trong trường hợp bạn dùng bình xịt thông mũi hơn 3 ngày liên tiếp, khi đó sẽ có thể sẽ làm tăng thêm tình trạng tắc nghẽn. 

+ Bổ thể Leukotrien ngăn chặn được những tác động của những hóa chất miễn dịch nhất định. Bác sĩ sẽ kê toa montelukast (Singulair). Hoặc nếu như bạn dùng thuốc xịt mũi corticosteroid hay thuốc kháng Histamin không phải là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Tác dụng phụ cũng có thể có của montelukast gồm có đau nhức đầu, bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, sốt. Những tác dụng phụ ít gặp hơn gồm có thay đổi về hành vi hoặc tâm trạng như trầm cảm hoặc lo lắng.

Những phương pháp điều trị khác

+ Liệu pháp miễn dịch: phương pháp này được thực hiện thông qua một loạt những mũi tiêm dị ứng. Tầm khoảng 1 - 2 mũi tiêm mỗi tuần sẽ giúp cho cơ thể bạn tiếp xúc với liều rất nhỏ của chất gây dị ứng, đối với trường hợp này là những Protein động vật gây nên phản ứng dị ứng. Liều lượng sẽ tăng dần lên, thường sẽ mất khoảng 4 - 6 tháng. Giữa các mũi tiêm nhắc lại được tiêm mỗi 4 tuần trong thời gian 3 - 5 năm. Liệu pháp miễn dịch thường được dùng khi những phương pháp điều trị đơn giảm khác không mang lại hiệu quả.

+ Vệ sinh mũi: mọi người có thể dùng những dụng cụ rửa mũi, hoặc một chai bóp với thiết kế đặc biệt nhằm để làm loãng chất nhầy đặc quánh, vệ sinh sạch các xoang bằng dung dịch muối pha loãng sẵn. Trong trường hợp bạn tự chuẩn bị dung dịch nước muối, nhưng dùng nước không bị nhiễm bẩn như vô trùng, nước cất, nước đun sôi để nguội hoặc lọc với bộ lọc có lỗ lọc đường kính 1 micron hay có thể sẽ nhỏ hơn. Cần phải chắc chắn rằng vệ sinh sạch những thiết bị rửa mũi sau mỗi lần sử dụng với nước sạch, cần phải để những nơi khô ráo.

Giải pháp phòng ngừa bệnh dị ứng vật nuôi

Theo các chuyên gia chia sẻ cách tốt nhất nhằm để phòng ngừa dị ứng vật nuôi đó là tránh hoặc giảm tiếp xúc với động vật càng nhiều càng tốt. Thuốc hay những phương pháp điều trị khác có thể sẽ cần thiết nhằm làm giảm đi được những triệu chứng và kiểm soát được tình trạng hen suyễn. Nhưng nếu như các bạn vẫn muốn giữ lại thú cưng, khi đó mọi người nên áp dụng những giải pháp dưới đây:

- Vệ sinh và cọ rửa những bức tường và đồ gỗ. Giữ cho bề mặt ở trong nhà luôn sạch sẽ và gọn gàng. 

- Lưu ý, không được để cho vật nuôi ở trong phòng ngủ.

- Trong trường hợp các bạn sử dụng thảm, hãy lựa chọn loại thảm mỏng và cần phải giặt thảm thường xuyên. Hãy thường xuyên hút bụi nhằm để làm sạch nhà cửa.

- Thay quần áo, vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc trong một thời gian dài với vật nuôi.

- Cần phải đeo khẩu trang trong khi hút bụi.

- Lắp thêm một máy lọc không khí kết hợp với một bộ lọc, nhằm giúp loại bỏ đi những chất gây dị ứng vật nuôi từ không khí.

- Hãy tắm cho vật nuôi mỗi tuần, khi đó sẽ giảm được những tác nhân gây dị ứng trong không khí. 

Chắc hẳn với toàn bộ những thông tin do những giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ đến với mọi người được biết rõ về tình trạng dị ứng vật nuôi là gì và những phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Tốt nhất các mọi người nên xin thêm ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898