Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Đâu là các triệu chứng nhận biết tình trạng ngộ độc thực phẩm?

Cập nhật: 04/03/2021 11:55
Người đăng: Nguyễn Trang | 1459 lượt xem

Ngộ độc thực phẩm cũng là một trong những bệnh lý thường gặp đối với nhiều người. Vậy, đâu là những triệu chứng và nguyên nhân nhận biết bệnh lý này? Dưới đây là những thông tin liên quan đến vấn đề này mọi người cùng tìm hiểu.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm chính là tình trạng gây ra bởi ăn phải những thực phẩm nhiễm độc. Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng/ độc tố của chúng là các nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Bệnh lý này thường không nghiêm trọng, đa phần ai cũng cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày và không cần phải tiến hành điều trị.

>>> Tìm hiểu thêm một số thông tin:

ngo-doc-thuc-pham-la-gi
Tìm hiểu về bệnh ngộ độc thực phẩm là gì?

Triệu chứng & Nguyên nhân gây bệnh ngộ độc thực phẩm

1. Triệu chứng nhận biết bệnh

Các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược TPHCM có chia sẻ đến mọi người về những dấu hiệu, triệu chứng cơ bản nhất để nhận biết các dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh lý này như sau:

  • Đau bụng.
  • Ói mửa, buồn nôn và bị tiêu chảy.
  • Cơ thể bị sốt.
  • Gây nên tình trạng chán ăn.
  • Cơ thể mệt mỏi và luôn trong tình trạng thiếu năng lượng.
  • Đau nhức cơ.
  • Ớn lạnh.

Tùy vào từng cơ địa của mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Vì vậy, nếu như nghi ngờ mắc bệnh hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe, khi đó mọi người hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.

Mọi người nên đến gặp bác sĩ để thăm khám bệnh ngộ độc thực phẩm nếu như xuất hiện những triệu chứng như:

  • Xuất hiện tình trạng nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu.
  • Thường xuyên bị nôn ói.
  • Đau bụng ở mức độ dữ dội.
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
  • Nhiệt độ trong miệng thường cao hơn 38.6 độ C.
  • Tầm nhìn bị mờ, ngứa ran ở vùng cánh tay và bị yếu cơ.
  • Khát nước, đi tiểu nhiều hơn hoặc không có nhu cầu, bị khô miệng, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi mỏi và hoa mắt chóng mặt.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Các bạn bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp ăn phải những loại thức ăn/ nước uống bị nhiễm độc. Hoặc trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có thể bị nhiễm độc khi nào không hay, ví dụ như: trồng rau, thu hoạch, chế biến/ vận chuyển hoặc trong khâu chuẩn bị. Nguyên nhân chính có thể do những vi khuẩn có hại di chuyển từ bề mặt này sang đến bề mặt khác. Trong trường hợp ăn các món ăn không được nấu chính như: salad/ các món ăn khác, các vi khuẩn có hại khi đó chưa được tiêu diệt và loại bỏ nên sẽ gây nên tình trạng bệnh lý ngộ độc thực phẩm.

Cũng có nhiều loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng cũng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt virus chính là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là các loại vi khuẩn.

Đồng thời, chất độc cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Hàm lượng chất độc có khả năng sản sinh ra bởi vi khuẩn có sẵn ở trong thức ăn, do thực vật/ động vật, cá hoặc do những loại vi khuẩn khác. Ngoài ra, chất độc có thể xuất hiện ở một số loại hóa chất nhất định khác.

Phương pháp điều trị bệnh ngộ độc thực phẩm 

1. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Phía các bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách thu thập những thông tin từ bệnh sử như: thời gian mắc bệnh, triệu chứng và đã ăn uống những gì. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng nhằm kiểm tra xem có xuất hiện dấu hiệu mất nước hay không. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ đi đến các xét nghiệm chẩn đoán như: xét nghiệm máu, kiểm tra ký sinh trùng/ cấy phân, những việc làm này nhằm xác định rõ về những nhân gây bệnh và đi đến kết quả chẩn đoán.

ky-thuat-chan-doan-benh-ngo-doc-thuc-pham
Tham khảo kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý

Sau khi tiến hành lấy mẫu phân, các bác sĩ sẽ gửi đến phòng thí nghiệm nhằm xác định được vi khuẩn gây bệnh. Trong một số trường hợp, phía các bác sĩ sẽ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

2. Phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm

Đa phần bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đều có thể khỏi hoàn toàn sau đó vài ngày mà không cần phải tiến hành điều trị, cho dù một số dạng ngộ độc có thể sẽ kéo dài hơn. Nhưng nếu như các bạn không thể tự phục hồi, dựa vào từng nguyên nhân cũng như mức độ của triệu chứng, phía các bác sĩ sẽ lựa chọn ra giải pháp điều trị tương ứng.

Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng bổ sung lượng nước đã mất đi. Chất lỏng, chất điện giải trong đó bao gồm: Natri, Kali, Canxi,... nhằm duy trì, cân bằng lượng nước cơ thể đã bị mất đi do tiêu chảy. Đó có thể là muối, chất lỏng cung cấp thông qua đường tĩnh mạch nhằm ngăn ngừa và điều trị được tình trạng mất nước.

Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn nhất định, những triệu chứng ở mức độ trầm trọng khi đó sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai nếu như điều trị kháng sinh kịp thời sẽ tránh được tình trạng thai nhi bị nhiễm trùng.

Trong những trường hợp không bị tiêu chảy ra máu/ không bị sốt, phía các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol®) hoặc thuốc loperamide (Imodium A-D®).

Hướng xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà

Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng nhất là các bạn cần phải nôn ra hết mọi thức ăn ra bên ngoài. Nhưng không nên gây nôn đối với trẻ nhỏ, bởi trẻ sẽ dễ bị sặc. Sau khi đã nôn hết, các bạn cần phải uống Oresol nhằm bù điện giải.

Đối với các trường hợp bị co giật, ngừng tim hoặc tim ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo ngay lập tức. Nếu như người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, khi đó hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên và đề phòng tình trạng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi đã được sơ cứu kịp thời thì cần phải nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện ngay lập tức để điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp hạn chế diễn biến ngộ độc thực phẩm

Mọi người sẽ kiểm soát được tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn biến nếu như áp dụng một trong những biến pháp sau đây:

+ Cần phải để cho dạ dày được nghỉ ngơi và không nên ăn uống trong vài giờ.

+ Khi bắt đầu ăn uống lại, cần phải lựa chọn những loại thức ăn nhạt, ít chất béo và dễ tiêu hóa như: bánh mì nướng, rau câu, cơm, chuối,...

+ Hãy thử ngậm một viên đá nhỏ, hoặc uống từng ngụm nước nhỏ. Hoặc bạn có thể húp nước canh/ uống nước thể thao không có chứa Cafein.

+ Cần phải dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, bởi khi cơ thể mất nước sẽ khiến cho bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi và yếu ớt.

Tổng hợp những thông tin trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về bệnh lý ngộ độc thực phẩm là gì và phương pháp điều trị phù hợp. Khi phát hiện bản thân mình có những dấu hiệu mắc bệnh, các bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898