Methionine là gì? Công dụng của Methionine như thế nào trong quá trình điều trị bệnh lý? Toàn bộ những thông tin này mọi người nên trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm được tư vấn cụ thể trước khi dùng, tránh để lại biến chứng đối với sức khỏe về sau.
Tìm hiểu về công dụng của Methionine
Methionine là một loại axit amin, cơ thể chúng ta dùng axit min nhằm tạo ra những protein. Methionine được chỉ định dùng để:
>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác:
- Melanotan-II: Công dụng, Liều lượng & Lưu ý khi sử dụng
- Mexican scammony được sử dụng điều trị bệnh lý gì?
- Marsh blazing star có công dụng như thế nào khi điều trị bệnh?
+ Phòng ngừa tình trạng tổn thương gan khi ngộ độc acetaminophen.
+ Điều trị tình trạng rối loạn gan.
+ Tăng độ axit của nước tiểu.
+ Điều trị tình trạng trầm cảm, dị ứng, nghiện rượu, ngộ độc đồng, hen suyễn, tác dụng phụ về phóng xạ, tâm thần phân liệt, bệnh Parkinson và cai nghiện thuốc.
Bên cạnh đó, Methionine còn được dùng cho những mục đích khác. Nhưng mọi người cần phải trao đổi trước với các bác sĩ/ dược sĩ để được biết rõ hơn thông tin.
Cơ chế hoạt động của Methionine như thế nào?
Trong tình trạng ngộ độc với acetaminophen, Methionine sẽ phòng ngừa những sản phẩm phá vỡ của acetaminophen làm hại đến gan. Hiện tại vẫn chưa có đầy đủ thông tin nghiên cứu về công dụng của loại thuốc này. Do đó, mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng loại thuốc này để điều trị bệnh.
Liều lượng sử dụng Methionine điều trị bệnh
Đối với những trường hợp ngộ độc với acetaminophen (Tylenol®): chỉ định dùng 2.5mg Methionine mỗi 4h với 4 liều nhằm phòng ngừa được tình trạng tổn thương gan và tử vong. Methionine cần phải được dùng trong thời gian 10h sau khi sử dụng acetaminophen. Điều này cần phải thực hiện bởi một số chuyên gia Y tế.
Liều lượng Methionine đối với từng bệnh nhân có thể sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác liên quan. Cũng có thể Methionine sẽ không an toàn. Vì vậy, mọi người cần phải thảo luận với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm tìm ra được liều lượng thích hợp nhất.
Methionine sẽ được tiến hành bào chế ở dạng:
- Dạng viên nang;
- Dạng bột.
Tác dụng phụ của Methionine khi sử dụng
Trong trường hợp dùng quá nhiều Methionine sẽ gây tổn thương hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị tử vong. Methionine có thể sẽ làm tăng mức homocysteine ở trong máu, một chất hóa học có thể gây bệnh tim. Methionine cũng có khả năng làm thúc đẩy quá trình phát triển của một số khối u.
Trong trường hợp các bạn gặp bất kỳ thắc mắc gì về những tác dụng phụ, khi đó cần phải tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Những lưu ý quan trọng trước khi dùng Methionine
Trước khi sử dụng Methionine mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ nếu như:
- Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, khi đó nên dùng thuốc Methionine theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
- Hoặc bạn đang trong thời gian dùng thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược, các loại Vitamin/ khoáng chất.
- Trường hợp bị dị ứng với những thành phần của Methionine, hoặc các thành phần có trong thuốc hay thảo dược nào khác cũng nên báo cáo rõ cho các bác sĩ được biết.
- Bạn gặp phải bất kỳ bệnh tật, bị rối loạn hoặc mắc phải tình trạng bệnh lý nào khác.
- Trường hợp đang gặp bất kỳ dị ứng nào đó như chất bảo quản, thực phẩm, thuốc nhuộm, động vật.
Trẻ em: Methionine có thể sẽ an toàn đối với trẻ khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch (bằng IV) nhằm điều trị tình trạng ngộ độc acetaminophen, nhưng cần phải có sự giám sát của các bác sĩ. Methionine có thể sẽ không an toàn khi tiêm tĩnh mạch đối với trẻ sơ sinh truyền dưỡng chất không qua đường miệng.
Nhiễm axit: Methionine sẽ làm thay đổi tính axit ở trong máu, không nên sử dụng đối với người có tình trạng nhiễm axit.
Xơ vữa động mạch: lo ngại Methionine có thể sẽ khiến cho động mạch xơ vữa trở nên tệ hơn. Methionine sẽ làm tăng nồng độ homocysteine trong máu, nhất là đối với người không có đủ folate, Vitamin B12/ Vitamin B6 trong cơ thể hoặc ở những người gặp phải rắc rối trong quá trình chuyển hóa homocysteine. Khi quá nhiều homocysteine có liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tim và mạch máu.
Bệnh gan, gồm có bệnh xơ gan: Methionine sẽ khiến cho bệnh gan trở nên nặng hơn.
Thiếu metylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR): đối với các trường hợp bị rối loạn này không được bổ sung thêm Methionine, bởi Methionine có thể sẽ làm homocysteine tích tụ ở trong cơ thể. Khi quá nhiều homocysteine sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim/ mạch máu.
Bệnh tâm thần phân liệt: liều lượng Methionine lớn có thể sẽ gây nên tình trạng bị nhầm lẫn, sảng khoái, gây mất phương hướng, kích động, lo lắng và những triệu chứng tương tự khác đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Mọi người cần phải cân nhắc những lợi ích của quá trình dùng Methionine cùng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Do đó, mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
Toàn bộ các thông tin ở trên do giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ về Methionine và liều lượng sử dụng tương ứng. Tuy nhiên, mọi người lưu ý đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu. Do đó, mọi người cần phải tuân thủ rõ các quy định của các bác sĩ về mọi vấn đề trong quá trình dùng Methionine điều trị bệnh.