Khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ các mẹ nên làm gì? Đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến và gửi câu hỏi về các chuyên mục tư vấn sức khỏe. Dưới đây các chuyên gia sức khỏe sẽ bật mí chi tiết thông tin liên quan đến vấn đề trên, các bà mẹ cùng tham khảo ở bài viết sau.
Lý do trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Nôn trớ được biết là hiện tượng trào ngược sữa dạ dày lên miệng thường thấy ở trẻ sơ sinh khi bé vừa mới ăn no hoặc trẻ vặn người. Lý do trẻ sơ sinh thường bị trớ nhiều lần trong một ngày là do khi còn nhỏ thì dạ dày của trẻ nằm ngang, hệ tiêu hóa khi đó còn chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị cũng đang còn yếu. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn trớ sẽ tự động hết khi trẻ được 12 - 18 tháng tuổi.
>>> Tham khảo thêm các kiến thức hữu ích:
- Cảm lạnh: Triệu chứng, Nguyên nhân gây bệnh & Giải pháp điều trị
- Tổng hợp những cách chữa cảm cúm hiệu quả ngay tại nhà
- Bật mí thông tin bị cảm cúm nên ăn gì là tốt nhất
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị nôn trớ do bị rối loạn tiêu hóa, quấy khóc kéo dài, ho. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ này là do bị chế độ chăm sóc chưa đúng cách như: mùi vị những loại thức ăn không thích hợp, khi ăn có phản xạ nôn, trẻ bị ép ăn nên sợ, trẻ ăn phải các thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng, hoặc có thể cho trẻ ăn hoặc bú không đúng cách,...
Đối với hiện tượng nôn trớ bệnh lý thường xảy ra khi trẻ gặp phải những vấn đề bất thường như: xoắn ruột, tắc ruột, teo ruột, hẹp phì đại môn vị và những bệnh lý khác, liên quan đến đường hô hấp, trẻ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa. Trong những trường hợp này thì các mẹ không nên áp dụng mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh nữa, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến những cơ sở Y tế/ bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị bởi kèm theo nôn trẻ sẽ bị bụng chướng, nôn và co giật, đau bụng quằn quại, xuất hiện máu.
Mẹ cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Theo như các giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Hộ sinh TP HCM chia sẻ nôn trớ là một trong những hiện tượng không thể nào tránh khỏi ở trẻ sơ sinh, vì vậy các bà mẹ cần phải biết được cách xử lý phù hợp nhất trong những lần trẻ bị nôn trớ, nhằm tránh được các tình huống nguy hiểm không mong muốn do tình trạng nôn trớ gây ra.
Sau đây là các điều mà các mẹ nên biết trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ, cụ thể:
+ Nếu như trẻ bị nôn thì khi đó mẹ nên đỡ bé ngồi dậy nhằm tránh chất nôn tràn vào khí quản, khiến trẻ bị sặc rất nguy hiểm.
+ Sau khi trẻ đã nôn xong, thì các mẹ cần phải làm sạch cho bé theo thứ tự từ miệng trước - họng - mũi. Các mẹ cần phải thấm hết chất nôn trớ trong miệng của trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào phần ngón tay.
+ Mẹ cũng cần phải xoa dịu, vỗ về trẻ sau khi nôn nhằm tránh tình trạng trẻ sợ hãi.
+ Khi trẻ ngừng nôn trớ thì cần phải cố gắng giúp cho trẻ ngủ nhằm bé cảm nhận được cảm giác dễ chịu, nhanh chóng được phục hồi.
+ Sử dụng nước ấm để lau cổ, người và thay bộ quần áo dơ trẻ vừa nôn dơ ra.
+ Các mẹ cũng nên nhớ không được tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc chống nôn trớ nào khi chưa được phía các bác sĩ chỉ định.
Những mẹo khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Những giảng viên của Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có chia sẻ đến mọi người về những mẹo khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ cụ thể như sau:
Nên cho bé bú đúng cách
+ Đây được xem là một trong các biện pháp tốt nhất hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên cho bé bú bên trái trước sau đó mới chuyển sang bú bên phải nhằm sữa dễ dàng xuống, lưu giữ trong dạ dày bé mà sẽ không trào ngược ra bên ngoài.
+ Không nên cho bé bú khi bé đang còn khóc, cũng không nên chọc bé cười nhiều bởi nếu như vậy thì sẽ khiến trẻ trớ sữa ra ngoài.
+ Nếu như cho trẻ bú bình, thì mẹ nên giữ để cho đầu bú luôn được đầy sữa, tánh để bình sữa bị nằm nghiêng.
+ Lưu ý, không cho trẻ bú hoặc ăn quá nhiều, dạ dày khi đó sẽ căng lên và khiến trẻ bị nôn trớ. Tốt nhất cho trẻ bú, ăn dặm thành nhiều cữ, cách nhau khoảng tầm 2 - 4h.
Cần phải nới lỏng quần áo
Khi trẻ mặc áo quần chật hoặc quấn tã/ bỉm quá chật cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ bởi thành bụng và dạ dày khi đó bị chèn ép và dễ bị dồn nén. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ mặc càng thoáng càng tốt, đặc biệt nới lỏng tại khu vực quanh bụng cho trẻ khi ăn hoặc khi bú.
Hãy giữ tư thế đứng sau khi trẻ bú/ ăn
Sau khi trẻ bú/ ăn xong thì trẻ cần được bế cao đầu trong tầm khoảng 15 - 20 phút, vỗ lưng cho ợ hơi, rồi mới nằm nghiêng sang bên trái ở trên gối hơi cao. Các mẹ nhớ vỗ lưng cho trẻ cho đến khi có tiếng ợ lớn. Đây chính là cách đẩy không khí trong dạ dày ra bên ngoài nhằm tránh nôn trớ mạnh.
Lưu ý, không để cho trẻ bú/ ăn trong tư thế nằm, bởi nếu nôn trớ thì sẽ rất dễ khiến cho dị vật dễ rơi vào đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Cần phải thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp
Hiện tượng nôn nớ ở trẻ là do chế độ dinh dưỡng bị sai cách, các mẹ không nên ép trẻ ăn bởi sẽ khiến cho trẻ bị sợ hãi và khi đó sẽ nôn trớ nhiều hơn, tốt nhất hãy cho trẻ em vừa đủ và không quá no. Khi đưa thức ăn vào miệng của bé, mẹ cần tránh để muỗng ăn quá lâu ở trong miệng bởi như thế sẽ tạo ra phản xạ nôn.
Chắc hẳn với toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên các mẹ cũng đã hiểu được rõ về lý do trẻ sơ sinh bị nôn trớ và các giải pháp khắc phục hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu như áp dụng những giải pháp ở trên không mang lại hiệu quả thì các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám cụ thể hơn.