Thuốc Bumetanid có tác dụng gì và liều dùng thuốc điều trị bệnh tương ứng ra sao? Những vấn đề quan trọng này mọi người cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể trước khi dùng.
Thuốc Bumetanide có công dụng như thế nào?
Bumetanid là loại thuốc thông thường được chỉ định nhằm làm giảm đi lượng dư thừa ở bên trong cơ thể gây nên bởi những bệnh lý như: bệnh thận, gan, suy tim. Trên có cơ đó có khả năng giảm bởi đi được những triệu chứng như: sưng phù tay, chân, bụng và triệu chứng khó thở. Bumetanid còn là một loại thuốc lợi tiểu, có khả năng giúp bạn đi tiểu nhiều hơn và giúp cho thể loại bỏ được dịch dư thừa và lượng muối.
>>> Tham khảo thêm thông tin một số loại thuốc:
- Tìm hiểu về công dụng của thuốc Benzatropine
- Những thận trọng khi dùng Beta carotene
- Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Benazepril an toàn
Thuốc Bumetanid cũng có thể sử dụng nhằm điều trị tình trạng tăng huyết áp, nhất là đối với những người bị suy tim, quá nhiều dịch ở trong phổi, hoặc đang mắc bệnh thận. Có khả năng làm giảm huyết áp cao, phòng ngừa được căn bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay những vấn đề khác về thận.
Liều dùng Bumetanide điều trị bệnh
Trước khi kê đơn thuốc Bumetanide các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe, bệnh lý và phụ thuộc và từng đội tuổi khác nhau để chỉ định liều tương ứng. Theo đó, liều dùng Bumetanide sẽ được chỉ định cụ thể như sau:
Liều Bumetanide dành cho người lớn
- Đối với trường hợp mắc bệnh cổ trưởng:
- Đường uống: chỉ định dùng 0/5 - 2mg/ ngày/ lần.
- Tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch: sử dụng 0.5 -mg/ lần.
- Truyền tĩnh mạch liên tục: dùng 1mg/h lên đến 12mg/ ngày.
- Liều dành cho người bị phù được chỉ định:
- Đường uống dùng 0.5 - 2mg/ ngày/ lần.
- Tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch: dùng 0.5 - 1mg/ lần.
- Truyền tĩnh mạch liên tục: chỉ định sử dụng 1mg/h hoặc có thể lên đến 12mg/ngày.
- Liều dùng Bumetanide dành cho người bị phù phổi:
- Theo đường uống: dùng 0.5 -2mg/ ngày/ lần.
- Tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch: chỉ định sử dụng 0.5 - 1mg/ lần.
- Truyền tĩnh mạch liên tục: dùng 1mg/ h lên đến 12mg/ ngày.
Hướng dẫn liều Bumetanide dành cho trẻ em
Hiện nay, liều dùng Bumetanide dành cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ an toàn khi sử dụng. Do đó, mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn có nên dùng thuốc cho trẻ hay không.
Sử dụng thuốc Bumetanide đúng cách
Mọi người cần phải tuân thủ quá trình sử dụng Bumetanide theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Thông thường sẽ được chỉ định dùng 1 lần, hoặc 2 lần/ ngày. Lưu ý, tránh dùng Bumetanide trong vòng 4h trước khi đi ngủ, nhằm tránh tình trạng phải thức dậy để đi tiểu.
Liều dùng thuốc Bumetanide sẽ được dựa vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị bệnh của từng người. Đối với người lớn tuổi thông thường sẽ bắt đầu uống với liều thấp, nhằm giảm được nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng khi chưa được các bác sĩ cho phép.
Sử dụng thuốc Bumetanide điều đặn sẽ phát huy được tác dụng của thuốc. Để ghi nhớ về thời gian sử dụng mọi người hãy dùng cùng một thời điểm trong ngày theo đúng chỉ định. Tốt nhất nhất hãy tiếp tục dùng thuốc ngay cả trong trường hợp bạn đã cảm thấy khỏe hơn hẳn.
Cần phải báo cáo với các bác sĩ nếu như tình trạng bệnh lý không được cải thiện, hoặc trở nên xấu đi so với lúc đầu. Trong trường hợp sử dụng thuốc nhằm để kiểm soát huyết áp, cần phải báo cáo nhanh với bác sĩ nếu như huyết áp vẫn đang tăng, hoặc đang ở mức cao.
Tìm hiểu tác dụng phụ khi dùng Bumetanide
Mọi người cần phải gọi cho cấp cứu nếu như xuất hiện những dấu hiệu phản ứng dị ứng như: nổi phát ban, khó thở, bị sưng mặt/ mũi/ lưỡi/ cổ họng.
Cần phải ngừng dùng Bumetanide, gọi đến cho các bác sĩ nếu như gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng như:
+ Hạ Kali máu như: nhịp tim đập không đều, hoặc có thể bị rối loạn, đi tiểu nhiều hơn, khó chịu ở phần chân, yếu cơ và cảm giác mềm nhũn.
+ Cơ thể mệt mỏi như muốn ngất xỉu.
+ Đau nhức đầu và khó có thể tập trung được, chán ăn, suy nhược cơ thể, cảm giác không ổn định, co giật, thở nông, hoặc thở mà dừng lại.
+ Bị sốt, đau họng, đau đầu kèm với tình trạng bị rộp nặng, bong tróc, nổi phát ban đỏ ở trên bề mặt da.
+ Gặp phải vấn đề về thính giác.
+ Cơ thể dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường hoặc có thể sẽ xuất hiện những điểm tím/ đỏ ở dưới về mặt da.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi sử dụng thuốc Bumetanide cần phải kể đến như:
- Chóng mặt;
- Đau cơ ở mức độ nhẹ;
- Đau nhức đầu;
- Ngứa ngáy ở mức độ nhẹ hoặc có thể sẽ bị nổi phát ban da.
- Đau bụng và gây cảm giác buồn nôn.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ đối tượng nào trong khoảng thời gian dùng Bumetanide cũng gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Do đó, điều quan trọng nhất là mọi người hãy dùng thuốc này theo đúng chỉ định, nếu như xuất hiện những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe hãy kịp thời báo cáo với các bác sĩ được biết.
Một số lưu ý trước khi dùng Bumetanide
Mọi người cần phải báo cáo rõ với các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Bumetanide, nếu như:
+ Những trường hợp bị dị ứng với những thành phần của thuốc Bumetanide, thuốc Sulfa, hay bất kỳ thành phần có trong thuốc khác.
+ Bạn đang trong thời gian dùng những loại thuốc được kê đơn và không được kê đơn. Nhất là những loại thuốc trị tăng huyết áp, những corticosteroid, indomethacin, digoxin, các loại Vitamin, probenecid.
+ Trao đổi cho bác sĩ được biết nếu như bạn đang hoặc đã từng mắc phải những bệnh lý về bệnh tiểu đường, bệnh thận, gout, hoặc đang gặp phải vấn đề về gan.
+ Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú sẽ không được chỉ định dùng thuốc Bumetanide. Trường hợp nếu như đang mang thai dùng thuốc này cần phải báo cáo ngay lập tức với các bác sĩ.
+ Đối với những trường hợp tiến hành làm phẫu thuật, trong đó có cả phẫu thuật nha khoa cũng cần phải báo cáo với bác sĩ/ bác sĩ nha khoa được biết rằng bạn đang dùng Bumetanide.
Tình trạng sức khỏe cũng là một trong những yếu tố có khả năng tương tác với quá trình sử dụng thuốc Bumetanide. Do đó, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ được biết nếu như đang mắc phải một trong những bệnh lý dưới đây:
- Vô niệu: không có khả năng tạo ra nước tiểu.
- Mất nước.
- Bệnh thận ở mức độ nặng, không được dùng Bumetanide đối với những bệnh nhân này.
- Mắc bệnh gout.
- Bị hạ Kali máu.
- Trường hợp hạ Canxi máu.
- Hạ Magne máu.
- Tăng hàm lượng axit uric máu.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, thuốc Bumetanide sẽ có khả năng làm tăng đường huyết.
- Giảm thể tích.
- Giảm tiểu cầu trong máu - Nếu dùng một cách thận trọng Bumetanide sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn ban đầu.
- Bệnh thận nặng, dùng Bumetanide có thể sẽ làm cho quá trình đào thải thuốc diễn ra chậm hơn.
- Tiểu đường, dùng Bumetanide sẽ có nguy cơ làm tăng đường huyết.
Lời khuyên: Mọi người hãy bảo quản Bumetanide ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất. Nên tránh những vị trí ẩm ướt hay nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Mọi người hãy tham khảo thông tin trên nhãn thuốc, hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đã giúp mọi người được hiểu rõ hơn về thuốc Bumetanide và cách dùng an toàn nhất. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là những thông tin tham khảo của các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ, sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ kê đơn trước đó.