L-tryptophan là thuốc gì? Liều lượng sử dụng loại thuốc này như thế nào? Những thông tin này mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm tìm ra được liều lượng cũng như cách sử dụng an toàn nhất.
Tìm hiểu những công dụng của L-tryptophan
Đối với L-tryptophan thông thường sẽ được dùng để điều trị những tình trạng bệnh lý như
- Ngừng thở khi ngủ.
- Mất ngủ.
- Trầm cảm.
- Đau mặt.
- Lo lắng.
- Ngừng hút thuốc.
- Tình trạng rối loạn dysphoric tiền kinh nguyệt (PMDD).
- Nghiến răng trong khi ngủ.
- Tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
- Cải thiện được hiệu suất thể thao.
- Hội chứng Tourette.
Bên cạnh đó, những công dụng khác của L-tryptophan không được liệt kê cụ thể tại đây. Nhưng tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý của mỗi người khi đó bác sĩ / dược sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định được liều dùng tương ứng.
Cơ chế hoạt động của L-tryptophan
L-tryptophan thường có trong những protein động vật và thực vật. L-tryptophan được coi là một loại axit amin thiết yếu bởi cơ thể chúng ta không thể tạo ra được. L-tryptophan quan trọng đối với quá trình phát triển, hoạt động của nhiều cơ quan ở trong cơ thể. Sau khi hấp thu L-tryptophan từ thực phẩm, cơ thể sẽ chuyển đổi thành 5-HTP (5-hyrdoxytryptophan), tiếp đến là serotonin. Serotonin được biết đến là một hormone truyền tín hiệu giữa những tế bào thần kinh. Sự thay đổi mức độ serotonin trong não có thể làm thay đổi tâm trạng.
Hiện tại, vẫn chưa có đầy đủ thông tin nghiên cứu về công dụng của L-tryptophan. Vì vậy, mọi người hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng điều trị bệnh.
Hướng dẫn về liều lượng sử dụng L-tryptophan
Liều lượng của L-tryptophan đối với từng bệnh nhân sẽ không giống nhau. Theo đó, tùy vào từng độ tuổi của từng bệnh nhân, tình trạng sức khỏe bệnh lý và các vấn đề khác liên quan. Cũng có thể L-tryptophan có thể sẽ không an toàn. Mọi người cần phải thảo luận với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm tìm ra được liều lượng phù hợp.
Đối với L-tryptophan sẽ được bào chế ở dạng bột.
Những tác dụng phụ khi sử dụng L-tryptophan
Trong thời gian dùng L-tryptophan mọi người có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ như đau dạy, ợ nóng, ói mửa, gây cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, ăn mất ngon, chóng mặt, gây đau nhức đầu, buồn ngủ, khô miệng, yếu cơ, làm mờ thị giác và những vấn đề khác về tình dục.
Trong trường hợp gặp bất kỳ thắc mắc gì về những tác dụng phụ, khi đó mọi người hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
Một số lưu ý quan trọng trước khi dùng L-tryptophan
Mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ nếu như:
- Những đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai học cho con bú, khi đó nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.
- Đang sử dụng những loại thuốc bao gồm thuốc được kê đơn, không được kê đơn và các loại Vitamin/ khoáng chất.
- Bị dị ứng ứng với bất kỳ thành phần nào của L-tryptophan, hoặc các thành phần có trong những loại thuốc khác, hay loại thảo mộc khác.
- Đang mắc phải bệnh lý nào đó, bị rối loạn hay tình trạng bệnh nào khác.
- Trường hợp bị dị ứng nào khác như thuốc nhuộm, thực phẩm, chất bảo quản hoặc động vật.
Mọi người cần phải cân nhắc về những lợi ích của quá trình dùng L-tryptophan cùng với những nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Mọi người nên tham khảo những ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng loại chất này.
Mức độ an toàn khi sử dụng L-tryptophan
L-tryptophan có thể sẽ không an toàn khi uống. Cụ thể:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: L-tryptophan có thể sẽ không an toàn trong thời gian mang thai bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện tại, không có đầy đủ thông tin nghiên cứu về mức độ an toàn của L-tryptophan trong thời gian cho con bú. Vì vậy, mọi người nên tránh dùng L-tryptophan trong thời gian mang thai và cho con bú.
- Bệnh gan/ thận: L-tryptophan có thể sẽ làm cho bệnh gan và thận sẽ trở nên tồi tệ hơn.
- Rối loạn bạch cầu eosinophilia: L-tryptophan cũng sẽ có khả năng khiến cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
L-tryptophan có khả năng tương tác như thế nào?
L-tryptophan sẽ có khả năng tương tác cùng với những loại thuốc bạn đang dùng hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại. Do đó, mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ / dược sĩ trước khi dùng L-tryptophan.
Những sản phẩm có khả năng tương tác cùng với L-tryptophan
* Thuốc chống trầm cảm
Một số loại thuốc chống trầm cảm như amitriptyline (Elavil®), clomipramine (Anafranil®), fluoxetine (Prozac®), paroxetine (Paxil®), sertraline (Zoloft®), imipramine (Tofranil®) và những loại khác.
* Thuốc giảm trầm cảm
Những loại thuốc có khả năng giảm trầm cảm như tranylcypromine (Parnate®), phenelzine (Nardil®) và những loại khác.
* Thuốc an thần
Những loại thuốc an thần bao gồm lorazepam (Ativan®), phenobarbital (Donnatal®), clonazepam (Klonopin®), zolpidem (Ambien®) và những loại khác.
Dextromethorphan (Robitussin® DM và các loại khác) tương tác với cùng L-tryptophan.
* Meperidine
* Pentazocine
* Phenothiazines: một số Phenothiazines gồm có fluphenazine (Prolixin®), trifluoperazine (Stelazine®), chlorpromazine (Thorazine®), thioridazine (Mellaril®) và những loại khác.
* Thuốc an thần:
Những loại thuốc an thần gồm có diazepam (Valium®), lorazepam (Ativan®), clonazepam (Klonopin®), và những loại khác.
* Tramadol
Những thông tin ở trên do những giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về công dụng và liều lượng của L-tryptophan. Nhưng mọi người cần phải lưu ý đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ đã kê đơn ban đầu.
>>> Tham khảo thêm những kiến thức hữu ích: