Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Những công dụng của Ké đầu ngựa trong điều trị bệnh lý

Cập nhật: 12/04/2021 12:08
Người đăng: Nguyễn Trang | 1402 lượt xem

Ké đầu ngựa cũng là một trong số những loại thảo dược có tác dụng điều trị bệnh lý hiệu quả. Nhưng mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng để được tư vấn cụ thể, nhằm điều trị bệnh dứt điểm và tránh để lại biến chứng đối với sức khỏe về sau.

Tổng quan những thông tin liên quan đến Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa thuộc loại cây nhỏ, có chiều cao đạt khoảng 2m và ít phân cành. Thân có hình trụ, màu lục, có khía, đôi khi điểm các chấm màu nâu tím và có lông cứng. Lá Ké đầu ngựa thường mọc so len, hình tam giác/ hình tim, méo lá có răng cưa không đều, lông ngắn và sẽ cứng ở cả 2 mặt. Cụm hoa Ké đầu ngựa mọc ở đầu cành hoặc ở kẽ lá, màu lục nhạt. Quả của thảo dược này có hình trứng có 2 sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai móc, dài tầm khoảng 12 - 15mm. Mùa hoa quả Ké đầu ngựa thường rơi vào tháng 5 - 8.

>>> Tham khảo thêm công dụng một số thảo dược khác:

Tổng quan những thông tin liên quan đến Ké đầu ngựa

Loài cây này thường ưa sáng và ưa ẩm, thường sẽ mọc tương đối tập trung thành từng đám lớn ở những bãi trống, ven đường đi hoặc ở trên những ruộng đồng hoa màu bị bỏ hoang. Quả Ké đầu ngựa có gai móc nên thường dễ bị vướng lông động vật hoặc quần áo, tóc của người để phát tán đi xa.

Những bộ phận sử dụng của Ké đầu ngựa

Mọi người thường dùng quả và toàn bộ phần trên mặt đất của loài cây này để làm thuốc. Quả Ké đầu ngựa sẽ thu hái khi chưa ngả sang màu vàng, mang đi phơi/ sấy khô để sử dụng.

Các thành phần hóa học ở trong quả Ké đầu ngựa

Toàn cây Ké đầu ngựa có chứa Iod với hàm lượng khá cao: 1g lá/ thân chứa trung bình khoảng 200µg iod, 1g chứa tầm 220–230µg iod.

Ở trong quả Ké đầu ngựa còn chứa nhiều sesquiterpen lacton như xanthumin, xanthatin, xanthinin, xanthol, isoxanthol.

Đối với quả non có chứa nhiều hàm lượng Vitamin C, những hợp chất khác bao gồm fructose, sucrose, axit hữu cơ, glucose, kali nitrat, ꞵ-sitosterol, strumarosid,...

Hạt Ké đầu ngựa chính là nguồn nguyên liệu của dầu béo với tỷ lệ khá cao. Dầu ké lỏng, có màu vàng nhạt, không mùi, vị sẽ tương tự như dầu thực vật. Bên cạnh đó, trong hạt Ké đầu ngựa còn có chứa một số những chất gây độc đối với gia súc, trong đó có hydroquinon, cholin,...

Công dụng của thảo dược Ké đầu ngựa

Tổng hợp các nghiên cứu về công dụng của loại dược lý của dược liệu này cho thấy như sau:

  • Ké đầu ngựa sẽ có khả năng làm giảm đi cường độ co bóp của tim, lợi tiểu và làm giảm thân nhiệt.
  • Rễ cây này sẽ làm giảm đường huyết (đã được thực nghiệm ở trên chuột cống trắng).
  • Hợp chất xanthumin có công dụng ức chế thần kinh trung ương.
  • Đơn thuốc có khả năng chống dị ứng, nhiều dược liệu cho thấy có công dụng kháng Histamin.
  • Loại nước hãm từ lá Ké đầu ngựa sẽ làm tăng nhu động ruột ở trên thỏ, gây phong bế tim ếch.
  • Hoạt tính kháng viêm nhờ ꞵ-sitosterol-ꞵ-D-glucosid.

Năm 1969, 1970, phía Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã sử dụng cao Ké đầu ngựa chế biến thành dạng viên nhằm điều trị tình trạng bướu cổ tại một số lâm trường ở miền núi. Theo đó, kết quả đặt được trên 80%.

Ở trong tài liệu cổ, Ké đầu ngựa có vị ngọt, hơi có độc, tính ôn, quy vào phế kinh. Vị thuốc này sẽ có công dụng làm ra mồ hôi, tán phong, sử dụng trong những chứng phong hàn, phong thấp, đau nhức, tê dại, chân tay co giật, mờ mắt, uống lâu ích khí.

Ké đầu ngựa thông thường sẽ sử dụng chữa phong hàn đau đầu, phong tê thấp, chân tay đau co rút, mày đay, đau khớp, mụn nhọt, lở ngứa. Bên cạnh đó, người dân cũng sử dụng loài cây Ké đầu ngựa để chữa tình trạng đau răng, bướu cổ, đau họng, hắc lào, nấm tóc, lỵ.

Trong Y học Trung Quốc, Ké đầu ngựa được sử dụng phổ biến nhằm để làm thuốc uống chống bướu cổ tại vùng bị bệnh. Cây này được sử dụng để làm thuốc ra mồ hôi, an thần, hạ nhiệt, trị thấp khớp và cảm lạnh.

Phần quả và hạt Ké đầu ngựa hãy phơi khô rồi tán nhỏ làm thành phần cho thuốc mỡ dùng bên ngoài da đối với một số các bệnh lý như ngứa, Eczema, vết sâu bọ cắn, ghẻ. Loại dầu ép này cũng được dùng để chữa bệnh về bàng quang, bệnh viêm quầng do liên cầu, herpes.

Lá cây Ké đầu ngựa có công dụng làm săn, chống bệnh giang mai, lợi tiểu và sử dụng trong lao hạch, herpes. Rễ Ké đầu ngựa là một chất bổ đắng nhằm điều trị bệnh ung thư và lao hạch. Cao rễ sẽ được sử dụng nhằm điều trị tại chỗ nhằm điều trị tình trạng mụn nhọt, vết loét và áp xe.

Dược liệu này cũng được sử dụng để làm thuốc tại khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, Campuchia, Lào và Malaysia với công dụng ra mồ hôi, lợi tiểu, làm mềm da niêm mạc, an thần khá mạnh.Nước sắc của loại cây này nhằm điều trị tình trạng sốt rét, bệnh đường tiết niệu, khí hư.

Hướng dẫn về liều lượng dùng Ké đầu ngựa

Thông thường Ké đầu ngựa mỗi ngày sẽ được chỉ định sử dụng 6 - 12g quả, hoặc dùng 10 - 16g cành và lá ở dạng thuốc sắc, cao hoặc ở dạng viên.

Một số bài thuốc dân gian có sử dụng Ké đầu ngựa

Dưới đây những giảng viên hàng đầu trong Khoa Cao đẳng Dược đã tổng hợp thông tin và chia sẻ đến với mọi người về các bài thuốc dân gian có sử dụng đến Ké đầu ngựa gồm có:

Một số bài thuốc dân gian có sử dụng Ké đầu ngựa

Điều trị thấp khớp, viêm khớp

  • Ké đầu ngựa 20g, lá lốt 20g, ngưu tất 10g, vòi voi 40g. Tiến hành bào chế thành chè thuốc, hãm cùng với nước sôi rồi tiến hành chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Ké đầu ngựa 12g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g, ngải cứu 12g. Toàn bộ mang đi sao vàng, sắc đặc uống. Sử dụng trong thời gian từ 7 - 10 ngày.

Chữa tê thấp, phong thấp, tay chân bị co rút

Quả Ké đầu ngựa 12g, mang đi giã nát rồi sắc lấy nước uống.

Chữa đợt cấp của viêm da tiến triển

Ké đầu ngựa 12g, thổ phục linh 12g, cành dâu 12g, ngưu tất 16g, hy thiêm 16g, tỳ giải 12g, cà gai leo 12g, lá lốt 10g. Toàn bộ hãy mang đi sắc uống, uống 1 thang/ ngày.

Điều trị phong thấp đau khớp, chân tay lở ngứa ra mồ hôi, tê hại đau buốt người, viêm xoang, đau trước trán/ đau ở trên đỉnh đầu

Ké đầu ngựa 12g, xuyên khung 6g, thiên niên kiện 6g, kinh giới 8g, bạch chỉ 8g. Toàn bộ hãy sắc lấy nước uống.

Điều trị tình trạng đau răng

Quả Ké đầu ngựa (liều lượng ở mức vừa phải), hãy sắc lấy nước rồi ngậm thêm khoảng 10 phút xong rồi nhổ đi. Tiến hành thực hiện nhiều lần trong ngày.

Chữa bệnh bướu cổ

Sử dụng quả hoặc cây Ké đầu ngựa, mang đi phơi khô rồi tán bột. Sử dụng 4 - 5g/ ngày, dạng thuốc sắc (hãy đun sôi và giữa sôi trong khoảng 15 phút).

Điều trị chốc lở, mụn nhọt

  • Ké đầu ngựa 10g, Kim ngân 20g. Hãy tiến hành bào chế thành uống mỗi ngày, hãm cùng với 500ml nước sôi chia thành nhiều lần sử dụng. Đối với trẻ < 1 tuổi uống ½ gói/ ngày.
  • Ké đầu ngựa 10g, sài đất 10g, kim ngân 5g, bồ công anh 15g, cam thảo đất 2g. Bào chế thành chè uống (đóng thành gói 42g). Uống 1 gói/ ngày, hãy hãm với nước sôi và cần phải chia thành 3 lần uống.
  • Quả Ké đầu ngựa sao vàng 20g và củ khúc khác 40g. Toàn bộ mang đi sắc uống.
  • Ké đầu ngựa 16g, kim ngân 20g, hổ phục linh, cỏ xước, vòi voi mỗi vị 12g, kinh giới, cam thảo dây mỗi vị 8g, đỗ đen sao 40g. Hãy mang đi sắc lấy nước uống, dùng 1 thang/ ngày.

Điều trị viêm mũi mãn tính

Ké đầu ngựa 16g, tân di 8g, bạc hà 6g, hạ khô thảo 12g, và bạch chỉ, cát cánh, cam thảo mỗi vị 4g. Toàn bộ hãy sắc 1 thang/ ngày.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Ké đầu ngựa

Nhằm dùng Ké đầu ngựa một cách an toàn và hiệu quả nhất, mọi người hãy tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ hay các vị thầy thuốc Đông Y uy tín. Đã có một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược khác mà bạn đang sử dụng có thể sẽ gây ra các tương tác không như mong muốn với dược liệu này.

Trong suốt quá trình sử dụng, nếu như xuất hiện các triệu chứng bất thường, khi đó cần phải tạm ngừng sử dụng và hãy thông báo ngay lập tức cho các bác sĩ. Theo như trong sách cổ, người dùng Ké đầu ngựa cần phải kiêng thịt lợn nếu không sẽ bị nổi quầng đỏ khắp người.

Tổng hợp các thông tin ở trên do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về công dụng của Ké đầu ngựa và một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là các thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định ban đầu của các bác sĩ / dược sĩ đã kê đơn ban đầu.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898