Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Những lưu ý quan trọng quan trọng trước khi dùng cây lưu ly

Cập nhật: 05/04/2021 10:46
Người đăng: Nguyễn Trang | 1515 lượt xem

Lưu ly có công dụng như thế nào đối với sức khỏe? Liều lượng sử dụng điều trị bệnh như thế nào? Những thông tin này mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ hay các thầy thuốc Đông Y để được hỗ trợ tư vấn cụ thể trước khi sử dụng.

Lưu ly có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?

Đối với phần lá và hoa cũng như dầu từ hạt lưu ly được dùng để làm thuốc. Cây lưu ly được sử dụng để điều trị suy thượng thận, tăng lưu lượng nước tiểu, thanh lọc máu, phòng ngừa tình trạng viêm phổi, thúc đẩy tăng tiết mồ hôi, an thần, tăng tiết sữa mẹ, điều trị viêm phổi phế quản và tình trạng cảm lạnh. Cây lưu ly được dùng riêng hoặc sẽ sử dụng kết hợp với dầu cá nhằm điều trị chứng viêm khớp dạng thấp, suy yếu xương và bị rối loạn về da. Nhưng bằng chứng lâm sàng minh chứng các công dụng này rất hạn chế.

>>> Tham khảo thêm công dụng một số thảo dược khác:

Lưu ly có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?

Hoa và lá lưu ly được dùng nhằm điều trị tình trạng ho và sốt. Phần lá sẽ được dùng để điều trị bệnh thấp khớp, viêm phế quản, cảm lạnh cũng như sẽ tăng tiết sữa ở phụ nữ. Dịch chiết từ phần lá sẽ được dùng nhằm tăng tiết mồ hôi và lợi tiểu.

Đối với dầu lưu ly sẽ được dùng nhằm điều trị những rối loạn về da như eczema, viêm da thần kinh, viêm da tiết bã, stress, viêm khớp dạng thấp, hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tăng động giảm chú ý, bệnh đái tháo đường, hội chứng suy hô hấp cấp, đau và sưng, nghiện rượu, phòng ngừa được bệnh tim và tình trạng đột quỵ.

Ngoài ra, lưu ly cũng được sử dụng cho những mục đích khác nhưng không được liệt kê cụ thể tại đây. Do đó, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng loại thảo dược này để điều trị bệnh.

Cơ chế hoạt động của cây lưu ly

Đã có một số nghiên cứu minh chứng rằng dầu cây lưu ly có chứa axit béo - axit gamma - linolenic (GLA). Đây là một loại axit có công dụng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả.

Hướng dẫn về liều lượng sử dụng của cây lưu ly

Liều lượng của cây lưu ly đối với từng bệnh nhân là không giống nhau. Theo đó, liều lượng sẽ được chỉ định dựa vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi và những vấn đề khác cần được quan tâm. Mọi người cũng cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng thuốc này để điều trị bệnh.

Trong một số các thử nghiệm lâm sàng, liều lượng sẽ được áp dụng đối với trẻ em là 1g dầu hạt lưu ly/ ngày, còn đối với người lớn sẽ là 3g/ ngày. Cây lưu ly sẽ được sử dụng ở dạng thảo mộc khô 2g hãm trong 1 bát nước sôi, uống 3 lần/ ngày.

Bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: liều sử dụng là 1.1 hoặc là 1.4g dầu hạt cây lưu ly, uống trong thời gian 24 tuần.

Nhằm điều trị tình trạng rối loạn về da, áp dụng liều sử dụng từ khoảng 2 - 4g/ ngày ở người lớn, trẻ em sẽ được chỉ định dùng 1 - 2g/ ngày.

Hiện tại, chưa có dạng bào chế cụ thể đối với cây lưu ly, nhưng người ta thường dùng cây dược liệu này ở dạng chiết xuất tinh khiết hoặc là nước hãm.

Hướng dẫn về cách sử dụng cây lưu ly an toàn

Ở thời Trung cổ, tại Châu Âu, lá cây lưu ly được dùng như một loại thảo dược. Mọi người có thể thêm lá và hoa cây lưu ly vào rượu và nước cốt chanh để làm nước giải khát.

Cũng tương tự như những loại tinh dầu khác, dầu cây lưu ly được khuyến cáo dùng thoa ngoài da nhưng không được uống. Trước khi thoa lên da, các bạn cần phải tiến hành pha loãng dầu lưu ly cùng với những loại dầu khác như dầu bơ/ dầu dừa nhằm tránh gây kích ứng da.

Một số những tác dụng phụ khi dùng cây lưu ly

Những bộ phận của cây lưu ly gồm có hoa, lá, hạt có thể sẽ chứa pyrrolizidine alkaloids (PAs). Đây chính là những chất có khả năng làm tổn thương đến gan, sẽ gây ung thư, nhất là khi sử dụng với liều lượng cao hoặc dùng trong khoảng thời gian dài. Nhưng hợp chất này được loại bỏ trong quá trình chế biến cây lưu ly. Mọi người nên dùng những sản phẩm từ cây lưu ly được chứng nhận và dán nhãn không chứa PAs.

Hoạt chất ở trong cây lưu ly có thể sẽ gây nên một số vấn đề về tiêu hóa ở mức độ nhẹ như gây cảm giác buồn nôn, đầy hơi và khó chịu. Bên cạnh đó, một số những tác dụng phụ khác sẽ gặp phải khi dùng thảo dược này như tiêu chảy, phân mềm, gây tổn thương đến gan/ ung thư, nhất là khi sử dụng liều lượng cao hay trong thời gian dài.

Những lưu ý quan trọng trước khi dùng cây lưu ly

- Trẻ em: dầu hạt lưu ly không có chứa PAs có thể an toàn khi sử dụng thông qua đường uống với liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.

- Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú: dầu hạt lưu ly có thể sẽ không mang lại cảm giác an toàn đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Điều quan trọng nhất là các bạn cần phải tránh dùng dầu hạt lưu ly chứa pyrrolizidine alkaloids (PAs). PAs sẽ có khả năng gây bệnh gan, gia tăng về nguy cơ mắc bệnh ung thư đối với người mẹ, đi vào sữa mẹ gây ảnh hưởng đến em bé. Phía nhà khoa học cũng đã cảnh báo, mọi người không được sử dụng dầu hạt lưu ly trong thời gian đang mang thai và cho con bú.

Những lưu ý quan trọng trước khi dùng cây lưu ly

- Rối loạn chảy máu: một số ý kiến cho rằng dầu hạt cây lưu ly sẽ có khả năng kéo dài thời gian chảy máu, tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Trong trường hợp bạn bị rối loạn chảy máu cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng.

- Phẫu thuật: cây lưu ly có thể sẽ tăng thêm nguy cơ chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Cần phải ngừng sử dụng ít nhất khoảng 2 tuần trước khi phẫu thuật theo đúng lịch trình.

- Bệnh nhân mắc bệnh về gan: những bộ phận của cây lưu ly có chứa PAs sẽ gây ngộ độc gan, sẽ khiến cho bệnh gan trở nên nghiêm trọng hơn.

- Động kinh: cần phải hết sức thận trọng khi dùng dầu cây lưu ly cho bệnh động kinh.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào trong khoảng thời gian dùng cây lưu ly cũng gặp phải những tác dụng phụ ở trên. Do đó, nếu như trong thời gian sử dụng loại thảo dược này gặp phải những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hãy quay lại trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. 

Cây lưu ly có khả năng tương tác như thế nào?

Cây lưu ly sẽ làm thay đổi về khả năng hoạt động của thuốc mà bạn đang dùng hoặc làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hiện tại. Nhằm tránh tình trạng tương tác của thuốc, tốt nhất mọi người cần phải liệt kê ra toàn bộ những loại thuốc đang dùng , trong đó bao gồm thuốc được kê đơn, hoặc không được kê đơn, các loại thảo dược, Vitamin/ khoáng chất, thực phẩm chức năng,... để được các bác sĩ / dược sĩ xem xét. Nhằm đảm bảo an toàn khi dùng loại thảo dược này, mọi người không được tự ý ngừng dùng thuốc, tăng/ giảm hay kéo dài về thời gian sử dụng nếu như chưa được chỉ định cụ thể.

Các loại thuốc có khả năng tương tác cùng với cây lưu ly gồm có:

+ Thuốc làm gây cảm ứng: những loại thuốc cảm ứng cytochrome P450 3A4 (CYP3A4) gồm có: phenobarbital, phenytoin, carbamazepine, rifampin, rifabutin,... Vì cây lưu ly bị chuyển hóa bởi gan, qua men CYP 3A4 nên sử dụng cây lưu ly cùng với những loại thuốc này sẽ làm tăng tác động có hại của những hợp chất chứa trong dầu hạt cây lưu ly.

+ Những loại thuốc làm chậm quá trình đông máu (thuốc chống đông/ thuốc chống huyết khối) gồm clopidogrel, diclofenac, aspirin, ibuprofen, naproxen, heparin, warfarin, dalteparin, enoxaparin,... Bởi dầu cây lưu ly sẽ làm chậm đi quá trình đông máu. Sử dụng dầu hạt cây lưu ly cùng với những loại thuốc làm chậm đông máu sẽ làm tăng thêm nguy cơ bầm tím và chảy máu. 

+ Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): gồm có piroxicam, aspirin, ibuprofen indomethacin, naproxen và các loại thuốc khác. Đôi khi NSAIDs và dầu hạt cây lưu ly cũng được dùng kết hợp nhằm điều trị tình trạng viêm khớp dạng thấp. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng sử dụng NSAIDs cùng với dầu hạt cây đậu có thể sẽ làm giảm đi hiệu quả của dầu hạt lưu ly.

+ Tình trạng sức khỏe cũng là một trong những vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình dùng cây lưu ly. Cần phải báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ nếu như gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Hy vọng  những thông tin do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về công dụng  của lưu ly đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đây chỉ là các thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ đã chỉ định ban đầu.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898