Huyền sâm có công dụng như thế nào trong quá trình điều trị bệnh lý? Cách dùng thảo dược này như thế nào là an toàn nhất? Toàn bộ những thông tin quan trọng này mọi người hãy trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn rõ. Để biết thêm thông tin mọi người cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Những công dụng của Huyền sâm như thế nào?
Mọi người thường sử dụng cây Huyền sâm để làm thuốc lợi tiểu bằng cách thúc đẩy được quá trình sản xuất nước tiểu. Nhưng một số trường hợp Huyền sâm cũng được sử dụng để bôi trực tiếp lên bề mặt da nhằm chữa bệnh chàm, ngứa ngáy, bệnh vảy nến, sưng, bệnh trĩ và nổi phát ban.
>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác:
- Bồ đề nhựa: Công dụng, Liều lượng & Khả năng tương tác
- Cascara được chỉ định dùng điều trị bệnh lý gì?
- Tổng hợp những thông tin liên quan đến dược liệu Hoàng bá
Hoặc cũng có một số trường hợp khác sử dụng cây Huyền sâm nhằm thay thế cho cây vuốt quỷ bởi công dụng của 2 loại cây này tương tự với nhau.
Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Huyền sâm
Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ thông tin nghiên cứu về công dụng của Huyền sâm. Vì vậy, mọi người cần phải tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ hoặc những vị thầy thuốc Đông Y trước khi dùng Huyền sâm điều trị bệnh. Nhưng cũng có vài nghiên cứu cho thấy Huyền sâm có chứa những chất có công dụng chống viêm.
Liều lượng sử dụng của dược liệu Huyền sâm ra sao?
Liều lượng sử dụng Huyền sâm cũng tùy thuộc vào việc bào chế, cụ thể:
- Thuốc sắc: sử dụng 2- 8g cây thuốc mỗi ngày.
- Chiết xuất chất lỏng: 2- 8ml (tiến hành pha với nước tỷ lệ tương ứng 1:1), dùng mỗi ngày.
- Rượu thuốc: sử dụng 2 - 4ml (pha cùng với nước với tỷ lệ 1:5) để dùng mỗi ngày.
Theo đó, liều lượng của Huyền sâm đối với mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Cũng tùy thuộc vào từng đối tượng bệnh lý, tình trạng sức khỏe và những vấn đề khác liên quan. Cũng có thể cây Huyền sâm sẽ không an toàn. Do đó, mọi người hãy thảo luận với các bác sĩ/ dược sĩ nhằm tìm ra được liều lượng sử dụng điều trị bệnh phù hợp nhất.
Các dạng bào chế của huyền sâm
- Rượu thuốc.
- Chiết xuất chất lỏng.
- Rượu thuốc.
Những tác dụng phụ gặp phải khi dùng Huyền sâm
Trong suốt quá trình dùng Huyền sâm để điều trị bệnh có thể sẽ gây nên một số tác dụng phụ như:
- Gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, bị tiêu chảy.
- Nhịp tim giảm và ngừng tim.
- Phản ứng quá mẫn cảm.
Nhưng không phải đối tượng nào trong thời gian dùng Huyền sâm cũng gặp phải những tác dụng phụ ở trên. Vì vậy, nếu như gặp bất kỳ thắc mắc gì về những tác dụng phụ, khi đó mọi người cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Một số lưu ý quan trọng trước khi sử dụng Huyền sâm
Mọi người lưu ý cần phải lưu trữ Huyền sâm tại nơi khô thoáng, cần phải tránh nhiệt độ ẩm ướt và nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Mọi người cũng cần phải theo dõi những phản ứng mẫn cảm. Trong trường hợp gặp bất kỳ những phản ứng dị ứng nào, khi đó nên ngừng dùng thuốc và chuyển sang sử dụng thuốc kháng sinh, hoặc những biện pháp phù hợp khác.
Đồng thời, hãy thường xuyên đo huyết áp và nhịp tim khi sử dụng. Đối với những bệnh nhân bị rối loạn tim mạch không được dùng loại cây thuốc này.
Các quy định đối với Huyền sâm ít nghiêm ngặt hơn so với các quy định của tân dược. Cần phải được nghiên cứu sâu hơn nhằm xác định được mức độ an toàn của vị thuốc này. Những lợi ích của việc dùng cây Huyền sâm cần phải được cân nhắc cùng với nguy cơ xảy ra trước khi sử dụng. Do đó, mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn đầu đủ thông tin trước khi dùng loại thuốc này để điều trị bệnh.
Mức độ an toàn khi dùng Huyền sâm
Lưu ý, không được sử dụng cây Huyền sâm đối với trẻ em và phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc cho con bú. Trường hợp bị mẫn cảm với Huyền sâm hay người mắc bệnh tim ở mức độ nghiêm trọng cũng không nên sử dụng cây Huyền sâm.
Những khả năng tương tác của thảo dược Huyền sâm ra sao?
Huyền sâm sẽ có khả năng tương tác cùng với những loại thuốc bạn đang dùng, hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại. Do đó, các bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng thuốc này để điều trị bệnh.
Cây Huyền sâm sẽ có khả năng tương tác cùng với thuốc lợi tiểu, gây nên tình trạng không cân bằng Lithium trong cơ thể. Theo đó, đối với dược liệu Huyền sâm sẽ có khả năng tương tác cùng với:
- Thuốc điều trị tiểu đường.
- Thuốc ức chế Beta, thuốc đường huyết, thuốc chống loạn nhịp.
- Hoặc những loại thảo dược có tác dụng đối với đường huyết.
Tổng hợp toàn bộ những thông tin ở trên do giảng viên của Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ về công dụng của Huyền sâm và những khả năng tương tác tương ứng trong quá trình sử dụng. Nhằm để điều trị bệnh dứt điểm và tránh để lại biến chứng đối với sức khỏe về sau, khi đó các bạn hãy tuân thủ quá trình sử dụng Huyền sâm như chỉ định ban đầu của các bác sĩ.