Hàm lượng Vitamin B3 được chỉ định điều trị đối với những người bị thiếu hụt Vitamin B3 tự nhiên, giảm nguy cơ mắc bệnh đau tim đối với những người tăng Cholesterol,... Nhưng mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ để biết được rõ về cách sử dụng an toàn.
Vitamin B3 có công dụng như thế nào?
Vitamin B3 thường được các bác sĩ/ dược sĩ chỉ định cụ thể đối với những bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu hụt Vitamin B3 tự nhiên, hạ Cholesterol và Triglycerides máu, sử dụng loại Vitamin này để giảm được cơn đau tim đối với những người tăng lượng Cholesterol máu khi vừa mới trải qua cơn đau tim, hoặc được chỉ định điều trị bệnh mạch vành.
>>> Tìm hiểu thêm thông tin:
- Sudocrem® - Công dụng & Liều dùng thuốc điều trị bệnh
- Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Cephalexin an toàn tránh để lại tác dụng phụ
- Tìm hiểu những thông tin về thuốc Glotadol® trước khi sử dụng
Ngoài ra, Vitamin B3 còn được chỉ định điều trị đối với những vấn đề khác, nhưng không được cập nhập cụ thể tại đây. Nhưng mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Liều dùng Vitamin B3 được chỉ định như thế nào?
Liều lượng Vitamin B3 đối với mỗi trường hợp là không giống nhau. Vì vậy, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng sức khỏe bệnh lý, tùy vào từng độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng điều trị bệnh của mỗi người để kê đơn thuốc tương ứng.
Liều lượng Vitamin B3 đối với người lớn
- Liều dùng khuyến cáo dành cho người cần được bổ sung dinh dưỡng:
- Đối với nữ giới từ 19 tuổi trở lên: chỉ định dùng 14mg/ ngày.
- Nam giới từ 19 tuổi trở lên: chỉ định dùng 16mg/ ngày.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai cần phải dùng 18mg Vitamin B3/ ngày.
- Phụ nữ đang cho con bú cần phải dùng 17mg/ ngày.
- Trường hợp những thực phẩm bổ sung Niacin: chỉ định dùng 50mg mỗi 12h. Hoặc được dùng liều 100mg/ ngày.
- Liều lượng đối với người bị tăng Lipid máu được chỉ định:
+ Đối với Vitamin B3 dạng phóng thích nhanh được chỉ định dùng như sau:
- Dùng liều 250mg, uống 1 lần/ ngày.
- Cần phải sử dụng thường xuyên điều chỉnh liều mỗi từ 4 - 7 ngày tùy vào mức độ hiệu quả, cũng như khả năng dung nạp của cơ thể đối với những người trong lần đầu tiên sử dụng. Sau khi uống thuốc với liều 1.5 - 2g mỗi 6 - 8h. Tiếp đến sẽ được điều chỉnh liều lượng mỗi 2 - 4 tuần.
- Liều dùng tối đa Vitamin B3 được chỉ định 6g/ ngày.
+ Đối với Vitamin B3 dạng phóng thích kéo dài, mọi người cần phải tuân thủ quá trình dùng thuốc như sau:
- Liều dùng khởi đầu được chỉ định dùng 500mg/ ngày trước khi đi ngủ.
- Mọi người cần phải điều chỉnh liều dùng mỗi 4 tuần và tùy vào mức độ hiệu quả cũng như khả năng dung nạp của cơ thể đến liều 1 - 2g/ lần/ ngày.
- Liều dùng tối đa được chỉ định dùng 1 - 2g/ ngày.
Liều dùng Vitamin B3 dành cho trẻ em
Liều dùng thông thường Vitamin B3 sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của từng trẻ, cụ thể:
- Trẻ từ 0 - 6 tháng: chỉ định dùng 2mg/ ngày.
- Trẻ từ 6 - 12 tháng: cho trẻ dùng Vitamin B3 3g/ ngày.
- Trẻ từ 1 - 4 tuổi: chỉ định dùng 6mg/ ngày.
- Trẻ từ 4 - 9 tuổi: dùng 8mg Vitamin B3/ ngày.
- Trẻ ở độ tuổi từ 9 - 14 tuổi: chỉ định dùng 12mg/ ngày.
- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: dùng liều 16mg/ ngày đối với con trái. Con gái sẽ được chỉ định dùng liều 14mg/ ngày.
Hướng dẫn cách sử dụng Vitamin B3 an toàn
Đối với Vitamin B3 dạng viên nang, viên nén mọi người hãy uống thuốc này kèm với thức ăn hoặc không cần thiết. Mọi người không được nhai, bẻ hoặc nghiền viên thuốc, thay vì đó hãy nuốt nguyên viên thuốc này với một cốc nước đầy.
Đối Vitamin B3 dạng dung dịch, mọi người cần phải thận trọng đo lường liều dùng bằng dụng cụ Y tế chuyên dụng hoặc bằng cốc đo lường. Trường hợp không có dụng cụ đo lường, các bạn cần phải báo cáo với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Trong trường hợp dùng Vitamin B3 một thời gian nhưng tình trạng bệnh không được thuyên giảm, hoặc xuất hiện những triệu chứng mới hãy quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Những tác dụng phụ khi dùng Vitamin B3
Vitamin B3 cũng tương tự như những loại thuốc khác cũng có khả năng tương tác và gây một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, những tác dụng khi sử dụng loại Vitamin này hiếm khi gặp phải và không cần phải điều trị.
Tuy nhiên, tốt nhất mọi người cần phải báo cáo với các bác sĩ được biết nếu như xuất hiện những tác dụng phụ ở như sau:
- Xuất hiện những cơn ho bất thường.
- Bị tiêu chảy.
- Tim đập nhanh bất thường.
- Gây cảm giác buồn nôn, đau bụng trên.
- Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- Chảy máu hoặc cơ thể có thể bị bầm tím bất thường.
- Mất vị giác.
- Nước tiểu sẫm màu, phân cũng có màu bất thường.
- Xuất hiện những triệu chứng giống như bệnh cảm cúm.
- Nổi mẩn, phát ban da hoặc ngứa ngáy khó chịu.
- Phù mặt, họng, môi, lưỡi, mắt, tay hoặc phần mắt cá hay chân dưới.
- Bị khàn giọng.
- Khó thở và gặp khó khăn khi bị nuốt.
- Bị đau cơ, mệt hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào khi dùng Vitamin B3 cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất mọi người hãy dùng Vitamin này theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ. Trong những trường hợp gặp phải những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe hoặc không hiểu rõ về cách sử dụng thuốc an toàn hãy quay lại trao đổi với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Một số lưu ý trước khi dùng Vitamin B3
Trước khi sử dụng Vitamin B3 mọi người cần phải báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ nếu như:
- Những trường hợp bị dị ứng với những thành phần có trong Vitamin B3, tá dược hoặc những loại thuốc khác.
- Hoặc bạn dị ứng với bất kỳ những loại thực phẩm, hóa chất, những chất bảo quản hoặc bất kỳ những loại động vật khác.
- Hết sức thận trọng khi dùng Vitamin B3 đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ.
- Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú.
Trao đổi với các bác sĩ được biết nếu như gặp phải bất kỳ những vấn đề khác về tình trạng sức khỏe, hay đang dùng với những loại thuốc khác có khả năng tương tác với Vitamin B3.
Hướng dẫn bảo quản Vitamin B3 hợp lý
Mọi người cần phải bảo quản Vitamin B3 ở nhiệt độ phòng là phù hợp nhất. Ngoài ra, mọi người cần tránh để Vitamin B3 ở nhiệt độ ẩm ướt hoặc những nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Mọi người cần phải lưu ý mỗi một loại thuốc sẽ có những phương pháp bảo quản khác nhau. Do đó, mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ, hoặc tham khảo thêm thông tin ở trên nhãn thuốc để biết được cách bảo quản tương ứng. Cần phải để Vitamin B3 tránh xa tầm với của trẻ em và những vật nuôi ở trong gia đình.
Không được vứt Vitamin B3 vào trong toilet hoặc đường ống dẫn nước khi chưa được các bác sĩ cho phép. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ hoặc những người làm việc trong công ty xử lý rác thải để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. Mọi người cần phải loại bỏ Vitamin B3 đã quá hạn sử dụng, hoặc không sử dụng đến nữa theo đúng nơi quy định.
Tổng hợp những thông tin cung cấp trên liên quan đến Vitamin B3 do những giảng viên Khoa Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ. Nhưng đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.