Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Dược liệu hồng hoa - vị thuốc quý của Chị em phụ nữ

Cập nhật: 23/06/2021 16:40
Người đăng: Dung Nguyen | 9534 lượt xem

Hồng hoa có quá nhiều tác dụng đối với chị em phụ nữ chúng mình, nếu chưa biết đến hồng hoa thì quả là một thiếu sót. Cùng chuyên gia nghiên cứu chỉ ra tác dụng của loại dược liệu quý này nhé!

Hồng hoa, tên khoa học:  Carthamus tinctorius L thuộc họ nhà cúc Asteraceae, người ta thường sử dụng hồng hoa để sấy khô hoặc phơ khô làm thuốc.

Dược liệu hồng hoa - vị thuốc quý của Chị em phụ nữ

tìm hiểu về dược liệu hồng hoa

Trong các sách Dược điển được sử dụng để giảng dạy ngành Dược tại các trường Đại học, Cao đẳng Y dược Sài Gòn, Y dược Hà Nội..., dược liệu Hồng hoa có 2 tính vị là cay và ấm, như tên gọi của nó, hồng hoa có rất nhiều tác dụng đặc biệt dành cho chị em phụ nữ như phá ứ huyết, sinh huyết mới, giúp giảm đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều thậm chí là mất kinh, điều hòa nội tiết tố nữ... phụ nữ sau khi sinh xong sử dụng hồng hoa để tránh hậu sản. Trục hết thai chết lưu trong bụng. Còn có công dụng giải nhiệt ra mồ hôi. Phàm không ứ, trệ thì không dùng được.

Sở dĩ tốt cho phụ nữ và được chị em tin dùng bởi dược liệu hồng hoa là vị thuốc thiên nhiên, không gây nên tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể phụ nữ. Ngày nay, sử dụng thuốc tây gây rác rất nhiều tác dụng phụ khiến chị em e dè trong việc lựa chọn thuốc tây.

Bên cạnh tác dụng làm thuốc, hồng hoa còn được biết đến như một loại cây sử dụng để nhuộm tơ lụa thành màu đỏ, đến ngày nay nhiều nơi không sử dụng phẩm màu công nghiệp àm vẫn dùng cánh hồng hoa nhuộm vải. Hạt của hồng hoa dùng dể ép dầu và sử dụng như các loại dầu ép hạt khác, dầu hạt hồng hoa có chứa tới 20-60% protein...

Tuy có nhiều tác dụng đối với chị em nhưng hồng hoa lại được chỉ định không dùng cho phụ nữ đang mang thai nên phụ nữ cần lưu ý điểm này
Mách bạn: Bột ngọc trai có công dụng như thế nào đối với phụ nữ sau sinh?

Đặc điểm của Hồng hoa

Đặc điểm của Hồng hoa: Được gọi là hồng hoa vì đến mùa thu hoạch, cây hoa sẽ chuyển sang màu đỏ hồng. Hồng hoa là cây thảo thân nhẵn không có lông, cây hoa có thể cao từ 0,6 tới 1m. Lá nhỏ có răng cưa mọc so le với nhau, hoa mọc ra từ một cụm nhỏ xanh lá trên đầu, khi nở sẽ có màu vàng cam, rồi chuyển dần sang đỏ, 2 sắc tố vàng đỏ là sắc tố quyết định thành phần hóa học để sử dụng làm dược liệu có chứa trong hồng hoa. Quả bế, hình trứng và có vạch lồi.

Mùa hoa tháng 5-7; quả tháng 7-9. 

Dược liệu hồng hoa - vị thuốc quý của Chị em phụ nữ

Tìm hiểu về dược liệu hồng hoa

Thành phần hóa học

+ Ethyl acetate, Benzene, Pent-1-en-3-ol, 3-Hexanol, 2-Hexanol, 2-Hexenal, 3-Methyl butyric acid, Methylbutyric acid, p-Xylene, O-Xylene, Phenyl acetaldehyde, Nonanal, Terpinen-4-ol, Verbenone, Decanal, Benzothiazole, E, E-2, 4, E, E-2, 4 Decadienal, Methyl cinnamate 1, 2, 3-Trimethoxy-5-Methylbenzene, a-Copaene, 1-Tetradecene, a-Cedrene (Koshi Saito và cộng sự Ca 1991, 115: 5139e).

  • + Galatose (Từ Trung Tự, Trung Dược thông Báo 1982 9 (1): 31).
  • + Nonacosane, b-Sitosterol, Palmitic acid, (Hoàng Giang, Trung Thảo Dược 1984, 15 (5): 123).

Dược liệu Hồng hoa có chứa từ 0,3 đến 0,6% chất gluxit được gọi là cartamin khoogn tan trong nước và sắc tố vàng tan trong nước. dung dịch nước cất dễ bị phân giải.
Click Ngay: Tìm hiểu về tác dụng của lá mật gấu trong chữa bệnh

Bài thuốc từ dược liệu Hồng hoa

Trong Đông y dược liệu Hồng hoa có rất nhiều tác dụng đối với phụ nữ, sử dụng hồng hoa chữa kinh nghuyệt không đều, rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt xấu, đau bụng kinh, viêm dạ con... có khi hồng hoa còn được sử dụng để ra được hết thai đã chết lưu trong bụng.

Còn có thể dụng liều lượng này để chữa cách bệnh viêm như viêm phổi, viêm dạ dày

Liều lượng sử dụng: 3-8g mỗi ngày, có thể ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống. Nếu sắc thuốc nên kết hợp thêm với Tô mộc, Nghệ đen

2.Chữa cổ họng sưng đau

Vắt nước cốt Lam hồng hoa, mỗi ngày uống một chén, uống đến khi bệnh khỏi thì thôi

2.Cây hồng hoa trục thai chết trong bụng ra:

Hồng hoa đun với rượu mà uống; hoặc dùng Hồng hoa, rễ Gấc, gỗ Vang, Cỏ nụ áo, vỏ cây Vông đồng, lá Đào, Cỏ xước, sắc rồi chế thêm đồng tiện vào mà uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam)

4.Bị ban sởi, thủy đậu

Sử dụng hồng hoa, trân châu, băng phiến tán bột thật mịn rồi đợi các nốt thủy đậu vỡ nước, nặn hết máu độc rồi rắc thuốc lên, băng lại chỗ rắc thuốc tránh nhiễm trùng.

Còn Ban sởi thì chỉ cần sử dụng 3-5 hạt hồng hoa, nhai rồi uống thêm 1 cốc nước đến khi tình trạng giảm hẳn.
Xem thêm: Hạt sacha inchi có công dụng như thế nào đối với sức khỏe?

 

 

tìm hiểu về dược liệu hồng hoa

Tìm hiểu về dược liệu hồng hoa

Cách bào chế dược liệu hồng hoa

Để bào chế dược liệu hồng hoa, người ta sẽ thu hái hồng hoa khi cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ, hoa đủ tuổi thu hoạch, lúc này cánh hoa đang chứa nhiều hoạt chất nhất.

Hái về, bỏ đài hoa đi, chỉ dùng cánh hoa và hạt để áp lấy dầu. Chỉ nên phơi cánh hoa khi trời nắng nhưng phơi trong bóng râm để tránh làm mất màu cánh hoa ( hoạt chất nhiều nhất ở 2 sắc tố vàng và đỏ của cánh hoa). Phơi thật khô có thể ngâm rượu hoặc tán mịn thành bột sắc thuốc uống. Hạt có thể nhai sống hoặc ép dầu.

Lưu ý: Hồng hoa cần được bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, nên sử dụng hút ẩm để tránh cánh hoa bị mốc, mềm hay bị vụn.

Lời khuyên của chuyên gia Y tế: Hồng hoa không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, người cao huyết áp. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tác dụng và thời gian khỏi bệnh khác nhau, không nên sử dụng bừa bãi mà nên hỏi ý kiến Bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất, tránh phản tác dụng

Thông tin về trường Cao đẳng y dược Sài Gòn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC SÀI GÒN 

Saigon Medical College

  • Cơ sở 1: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14, Phường: Bình Hưng Hòa, Quận:Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).
  • Cơ sở 2: PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
  • Điện thoại : 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
  • Facebook: https://www.facebook.com/truongcaodangyduocsaigon/

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898