Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Khi có dị vật trong mũi cần phải làm gì?

Cập nhật: 07/04/2021 12:46
Người đăng: Nguyễn Trang | 1472 lượt xem

Dị vật trong mũi là như thế nào? Đâu là phương pháp điều trị tình trạng dị vật trong mũi? Để có được lời giải đáp chính xác nhất cho những thắc mắc ở trên, quý độc giả cùng cập nhật chi tiết thông tin ở bài viết dưới đây.

Tình trạng dị vật trong mũi có nguy hiểm không?

Đa phần các trường hợp dị vật trong mũi thường không quá nghiêm trọng, thông thường sẽ xảy ra với trẻ nhỏ khi đang tập đi hoặc ở độ tuổi từ khoảng 1 - 8 tuổi . Trẻ em khi bắt đầu có khả năng cầm, nắm và nhặt đồ vật từ 9 tháng tuổi nên tình trạng có dị vật trong mũi ít thấy ở trẻ em hơn độ tuổi này.

>>> Tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích:

Tình trạng dị vật trong mũi có nguy hiểm không?

Một vật thể lạ bị mắc kẹt ở trong mũi có khi sẽ không gây ra các triệu chứng khác thường lúc đầu, nhưng vẫn cần sớm được phát hiện và loại bỏ càng sớm càng tốt. Một số trường hợp dị vật có thể sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng tại chỗ, hoặc gây ra nhiều biến chứng ở mức độ nghiêm trọng.

Đồng thời, dị vật trong mũi có lúc sẽ đi xuống miệng, trẻ em sẽ nuốt vào trong dạ dày hoặc nguy hiểm hơn dị vật có thể sẽ rơi vào phổi, khi đó sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp.

Tổng hợp các dị vật thường mắc kẹt ở trong mũi

Như những giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Hộ sinh TP HCM chia sẻ đến các bậc phụ huynh về những loại dị vật thường mắc kẹt ở trong mũi bao gồm:

  • Khăn giấy.
  • Những mảnh đồ chơi nhỏ.
  • Hoặc có thể là cục gôm (tẩy) nhỏ.
  • Các loại thức ăn.
  • Đất sét (đất nặn).
  • Bụi bẩn.
  • Đá cuội.
  • Pin cúc áo.
  • Bông tai nam châm.

Nhưng trong đó pin cúc áo (thông thường có trong đồng hồ hoặc những đồ chơi điện tử nhỏ), đây chính là những vật dụng cần phải để tránh xa khỏi tầm với của trẻ em. Những viên phin này sẽ có khả năng gây tổn thương mức độ nặng đối với đường mũi trong khoảng ít nhất 4h đồng hồ.

Cặp nam châm được sử dụng làm bông tai hoặc gắn ở mũi cũng có khả năng gây tổn thương đến mô ở đường thở. Quá trình đó thường sẽ xảy ra trong khoảng một vài tuần.

Những triệu chứng nhận biết tình trạng dị vật trong mũi

Dị vật trong mũi sẽ có khả năng gây nên một số dấu hiệu cũng như triệu chứng, ngay khi các bạn không thể nhìn thấy vật thể lạ đó. Đối tượng là người lớn, dị vật có thể dễ dàng cảm nhận, nhanh chóng loại bỏ ra bên ngoài. Trong những trường hợp ở mức độ nghiêm trọng, các bạn cần phải dễ dàng chủ động đến gặp các bác sĩ nhằm nhanh chóng xử lý các dị vật.

Nhưng trẻ em lại rất dễ dàng gặp phải tình trạng nguy hiểm khi trẻ không tự nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vật lạ ở trong mũi. Theo đó, một số biểu hiện có thể khiến các bậc phụ huynh nghi ngờ có dị vật ở trong mũi gồm có:

Chảy nước mũi

Nếu như có dị vật ở trong đường mũi sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết chất nhầy, gây chảy nước mũi. Khi đó nước mũi có thể sẽ ở dạng trong, xuất hiện màu xám hoặc có máu. Nếu như các bạn ngửi thấy mùi hôi từ nước mũi chảy ra, khi đó sẽ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

Đôi khi, dị vật sẽ làm trầy xước niêm mạc trong mũi, vì vậy sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu mũi. Nhưng đa phần trường hợp máu chảy ngược vào trong và sẽ bị nuốt xuống họng. Mùi máu thường dễ dàng gây nên tình trạng buồn nôn, có thể sẽ khiến trẻ nôn ra máu.

Xuất hiện tình trạng khó thở

Đối với những trẻ gặp phải tình trạng dị vật trong mũi trẻ có thể sẽ cảm thấy khó thở. Điều này sẽ xảy ra khi vật lạ có kích thước đủ lớn gây nên tình trạng tắc nghẽn đường thở, khiến không khí khó di chuyển vào và ra.

Các bậc phụ huynh có thể sẽ nghe thấy âm thanh như huyết sao khi trẻ thở bằng mũi. Các dị vật sẽ chặn bớt phần khoang mũi có khả năng tạo ra âm thanh tương tự như vậy.

Nguyên nhân gây dị vật trong mũi 

Đa phần dị vật trong mũi đối với trẻ em xuất hiện bởi nhiều lý do, nhưng phần lớn là do hành động chủ ý bởi trẻ thường có tính hay tò mò. Theo đó, điều quan trọng nhất là bạn không được quát trẻ khi trẻ có những hành động cho vật lạ vào trong miệng, mũi hoặc ở tai bởi chúng sẽ lo sợ mà không thông báo vấn đề đang gặp phải. Chính điều này sẽ khiến việc phát hiện ra các dị vật chậm trễ hơn.

Ngoài ra, tai nạn cũng chính là lý do khiến cho vật lạ đẩy vào bên trong mũi. Nếu như trẻ bị té ngã hoặc bị đánh vào mặt, vật thể lạ sẽ có khả năng vô tình đi vào trong khoang mũi, sẽ mắc kẹt lại ở trong đó mà không biết được.

Chẩn đoán & Phương pháp điều trị dị vật trong mũi

Những kỹ thuật chẩn đoán tình trạng dị vật trong mũi

Mọi người cần phải sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong trường hợp nghi ngờ có dị vật ở trong mũi. Khi đó, phía các bác sĩ sẽ yêu cầu đứa trẻ nằm ngửa ra, sử dụng đèn chiếu sáng soi vào trong lỗ mũi và tìm kiếm dị vật.

Hoặc nếu như nghi ngờ về việc dị vật đã vào sâu trong khoang mũi, phía các bác sĩ sẽ đề nghị tiếp hàng chụp CT. Nhưng đôi khi dị vật được phát hiện một cách tình cờ trong khi chụp X- quang bởi một lý do khác không liên quan. Nhưng đối với những vật bằng gỗ, thực phẩm hoặc nhựa sẽ không nhìn thấy được trên kết quả X- quang thông thường.

Nếu như vẫn đang còn lo lắng, các bạn hãy yêu cầu kiểm tra toàn bộ vùng đầu và cổ của trẻ. Dị vật đôi khi xuất hiện ở cả 2 lỗ mũi hoặc ở bên trong tai. 

Phương pháp điều trị dị vật trong trong mũi

Trong trường hợp bạn thấy hoặc nghi ngờ có dị vật mắc ở trong mũi:

Phương pháp điều trị dị vật trong trong mũi
  • Không được cố lấy dị vật ra ngoài bằng tăm bông hoặc những vật dụng không chuyên dụng khác.
  • Hỉ mũi một cách nhẹ nhàng nhằm để cho dị vật rơi ra ngoài. Nhưng không nên dùng sức quá mạnh để hỉ mũi hoặc lặp lại nhiều lần. Trong trường hợp có một lên mũi có dị vật, cần phải ấn nhẹ phía bên mũi không bị ảnh hưởng rồi thở nhẹ qua bên mũi còn lại (mũi đang có dị vật).  
  • Không nên cố hít vào thật mạnh khi có dị vật bên trong mũi. Thay vào đó các bạn cần phải thở bằng đường miệng cho đến khi dị vật đã được lấy ra bên ngoài.
  • Hoặc các bạn có thể nhẹ nhàng loại bỏ dị vật bằng nhíp, trong trường hợp các bạn thấy chúng rõ ràng.
  • Các bạn hãy đến những cơ sở Y tế gần nhất nhằm được các bác sĩ xử lý kịp thời.

Giải pháp phòng ngừa tình trạng dị vật trong mũi 

Các bạn cần phải quan sát trẻ trong lúc trẻ vui chơi nhằm để kịp thời ngăn chặn được những hành động đưa đồ vật lên miệng, tai, mũi. Cần phải hạn chế mua các đồ dùng hoặc đồ chơi có những chi tiết quá nhỏ cho trẻ. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng không được la hét trẻ nếu như trẻ đưa các vật lạ lên mặt.

Đối với trẻ lớn hơn, các bạn nên nhẹ nhàng giải thích về chức năng của đường hô hấp và các nguy hiểm có thể gặp phải trong trường hợp trẻ đưa vật lạ vào trong mũi.

Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên để cho trẻ vừa ăn; vừa chơi hoặc cười nói trong khi ăn uống nhằm tránh được tình trạng bị sặc dẫn đến những mảnh đồ ăn di chuyển nhầm vào đường hô hấp. Hãy giữ những đồ vật nhỏ, nguy hiểm tránh xa khỏi tầm với của trẻ em. 

Hy vọng những thông tin do các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về tình trạng dị vật trong mũi và các phương pháp điều trị bệnh. Mọi người cần phải nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám cụ thể và kịp thời xử lý để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe về sau.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898