Cây cỏ ngọt có tác dụng trong quá trình điều trị hạ huyết áp, lợi tiểu, tiêu khát, tình trạng chảy máu chân răng,... Hiện nay, có rất nhiều các bài thuốc dân gian liên quan đến cây cỏ ngọt, dưới đây các chuyên gia hàng đầu chia sẻ các thông tin liên quan mọi người cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu những đặc điểm của cây cỏ ngọt
Dược liệu cỏ ngọt bao gồm những đặc điểm nổi bật như sau:
>>> Tìm hiểu thêm về công dụng của một số thảo dược khác:
- Sử dụng thảo dược huyết kiệt cần lưu ý gì?
- Liều lượng sử dụng của hoa quỳnh trong điều trị bệnh
- Chia sẻ các lưu ý quan trọng khi dùng củ mài
- Đây là một trong những loại dược liệu sống lâu năm, kích thước tuy khá nhỏ chỉ tầm khoảng 100cm đối với cây trưởng thành. Khi phát triển, cây sẽ có phần gốc hóa gỗ lúc khoảng 6 tháng tuổi.
- Cành cây cỏ ngọt thường phân tại gốc, lá và cành non được phủ lên một lớp lông mịn.
- Lá cỏ ngọt có hình mũi mác, chiều rộng đạt khoảng 15 - 30mm, chiều dài tầm khoảng 30 - 60mm. Lá của loại cây này thường mọc đối xứng và mặt lá hiện 3 gân, bắt đầu từ phần cuống. Một số lá tại mép sẽ có răng cưa.
- Hoa dược liệu cây cỏ ngọt thường nở vào khoảng từ tháng 10 - 12. Hoa nở thành từng cụm và mỗi cụm tầm khoảng 5 bông. Hoa 5 cánh, có nhụy mọc để lộ ra bên ngoài. Hoa có màu trắng ngà, mùi thơm dịu nhẹ và rất dễ chịu.
- Cây cỏ ngọt có vị ngọt khá đặc trưng, tập trung nhiều tại phần lá. Loại cây này khi phơi khô vẫn giữ nguyên được vị ngọt.
Các công dụng của cây cỏ ngọt đối với tình trạng sức khỏe
Cũng không phải ngẫu nhiên là loại cây này trở thành một trong số các loại dược liệu quen thuộc ở trong bài thuốc Y học cổ truyền. Theo đó, công dụng của loại cây này đã được ghi chép ở trong nhiều tài liệu Đông Y cũng như được nghiên cứu và minh chứng ở trong Y học hiện đại.
Theo như trong Đông Y, loại dược liệu này có vị ngọt và có tác dụng chính trong quá trình điều trị hạ huyết áp, điều trị chứng chảy máu chân răng, tiêu khát, lợi tiểu, hỗ trợ bệnh lý tiểu đường và có hiệu quả thông tiểu.
Ở trong Y học hiện đại, loại cây cỏ ngọt có chứa các thành phần rất tốt đối với người sử dụng như: Glycoside, chất béo, Steviol, Rebauside, Carbohydrate, Protein, Stevioside. Đây được biết là các thành phần tự nhiên, lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ đối với người dùng.
Trong số đó, stevioside và rebauside có thành phần chính, có độ ngọt gấp 250 - 300 lần so với mía đường. Nhưng điều đặc biệt của chất ngọt này đó là không bị nhiệt phân, không bị vi khuẩn, nấm men tấn công và không bị lên men. Bên cạnh đó, độ pH ổn định sẽ khiến cho người sử dụng khi dùng sẽ không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Với toàn bộ những thành phần có, loại cây cỏ ngọt sẽ có công dụng như thế nào khi điều trị bệnh lý?
Phía các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã đã hợp thông tin và chia sẻ đến với mọi người về công dụng của cây cỏ ngọt cụ thể như sau:
+ Tham gia vào trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường.
+ Cỏ ngọt được dùng nhằm làm phụ gia thực phẩm, xuất hiện ở trong thực đơn của người ăn kiêng, hỗ trợ vào quá trình giảm cân hiệu quả.
+ Hiệu quả trong quá trình cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ ăn ngon miệng hơn.
+ Loại cây này cũng được dùng tương tự như một chất tạo ngọt cho những loại nước ngọt, bánh kẹo.
+ Hỗ trợ trong quá trình điều trị rối loạn mỡ máu, phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác có liên quan đến hệ tim mạch.
Cây cỏ ngọt được trồng ở đâu?
Theo như ý kiến của các chuyên gia, cây cỏ ngọt sẽ phát triển tốt nhất tại khu vực có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa ít vào mùa đông. Cây này có nguồn gốc tại vùng cao nguyên vịnh Amami và huyện Iguazu, giữa vùng biên giới của 2 nước đó là Paraguay và Brazil.
Cây cỏ ngọt đã di thực vào lãnh thổ Việt Nam từ những năm 1990. Nhưng chúng lại không thực sự phổ biến ở nhiều tỉnh/ thành phố nước ta. Hiện nay, với những công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này, đã không ít địa phương/ các trung tâm dược liệu nuôi trồng và phát triển thành công thảo dược này.
Theo đó, một số các tỉnh/ thành phố trồng nhiều hạt giống cây cỏ ngọt bao gồm Hòa Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Giang,... Quá trình phát triển cũng như kỹ thuật trồng cây cỏ ngọt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến dược tính, do đó chuyên gia rất chú ý đến việc này khi khai thác và nghiên cứu, nuôi trồng cây thuốc.
* Thu hái & Bào chế dược liệu
Thông thường cây cỏ ngọt sẽ thu hoạch quanh năm. Nhưng theo như kinh nghiệm nghiên cứu, thời điểm tốt nhất để thu hái dược liệu này vào tháng 8 hàng năm. Phần búp non và lá cây chính là 2 bộ phận được sử dụng chủ yếu để tiến hành làm thuốc.
Trong suốt quá trình thu hái, người sử dụng chỉ cần cắt thành từng đoạn dài khoảng 20 - 25cm. Không nên sử dụng các phần lá già hoặc lá đã bị hư hại, có thể sẽ ảnh hưởng đến dược tính của dược liệu. Sau khi thu hoạch, dược liệu này cần phải được sấy khô ở nhiệt độ 30 - 40 độ C, hoặc có thể mang đi phơi nắng tự nhiên cho đến khi đã khô hoàn toàn.
Nhằm để đảm bảo về công dụng của loại cây cỏ ngọt, người sử dụng thường phun ẩm dược liệu rồi ủ kín bằng túi trong khoảng tầm 2 - 3 ngày rồi mang đi phơi nắng thêm một lần nữa. Dược liệu này sau khi bào chế phải được tiến hành bảo quản tại ví trí khô ráo, tránh vị trí ẩm ướt và mối mọt hay ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào, bởi vậy sẽ khiến cho dược liệu này không đảm bảo được công dụng của dược liệu.
Hướng dẫn cách sử dụng & Những bài thuốc dân gian có cây cỏ ngọt
Với toàn bộ các tác dụng của cây cỏ ngọt được liệt kê ở trên, người mắc phải bệnh lý này thường dùng sử dụng trong các bài thuốc Đông Y như sau:
* Điều trị bệnh tiểu đường
Chất ngọt có trong loại dược này không làm ảnh hưởng, tác động lên nồng độ glucose ở trong máu. Do đó, công dụng điều trị bệnh của loại cây này đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là rất tốt. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông Y từ loại dược liệu này như sau:
+ Nguyên liệu chuẩn bị: 2.5gram lá cỏ ngọt đã được phơi hoặc sấy khô.
+ Những bước thực hiện:
- Đầu tiên hãy sơ chế thật sạch loại cây thuốc và mang đi sắc cùng với khoảng tầm 200ml nước.
- Đun sôi thuốc rồi cho nhỏ lửa, hãy tiếp tục đun cho đến khi còn khoảng 50ml nước, những dưỡng chất từ loại dược liệu này cũng đã ngấm ra thuốc thì tắt bếp và sử dụng.
- Loại thuốc này khá dễ uống nên người bệnh hoàn toàn có thể dùng thuốc khi đang còn nóng/ đã nguội.
- Dùng 2 lần / ngày, hãy kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài để thấy được hiệu quả mà loại dược liệu này mang lại. Loại dược liệu này cũng có khả năng phòng ngừa tình trạng gia tăng lượng đường ở trong máu, hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh.
* Hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp
Những hoạt chất có trong loại dược liệu này sẽ hỗ trợ tích cực điều trị bệnh tăng huyết áp. Mọi người có thể kết hợp cỏ ngọt cùng với loại thảo dược khác nhằm gia tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh lý.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 6gr cỏ ngọt, 4gr hoa cúc, 10gr hoa hòe, 12gr quyết minh tử.
- Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Đầu tiên cần phải sao vàng, phơi khô dược liệu cỏ ngọt, hoa hòe và quyết minh tử.
- Sơ chế thật sạch toàn bộ những dược liệu trước khi sắc thuốc.
- Đun những dược liệu với khoảng tầm 600ml nước, đun sôi và để lửa thật nhỏ cho đến khi chỉ còn lại khoảng 200ml nước, những dưỡng chất này cũng đã ngấm ra thuốc thì cần phải tắt bếp.
- Dùng thuốc hàng ngày, kiên trì áp dụng trong thời gian dài nhằm thấy được công dụng của thuốc đối với tình trạng sức khỏe.
* Hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm béo hiệu quả
Dùng loại cây thuốc này sẽ có khả năng giúp làm giảm đi nhu cầu đường, tinh bột ở trong cơ thể, vì vậy sẽ có khả năng kiểm soát tốt cân nặng. Do đó, đây chính là dược liệu đang được nhiều người dùng với mục đích giảm cân.
- Những nguyên liệu cần phải chuẩn bị: 7.6gr lá cỏ ngọt đã được sao vàng/ phơi khô.
- Cách thức thực hiện: mang toàn bộ đi sắc với nước, đun sôi và để lửa nhỏ để cho những hoạt chất từ từ ngấm ra thuốc. Sau đó, hãy tắt bếp và sử dụng. Với cách kiểm soát cân nặng này, mọi người hãy kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
* Phòng ngừa những bệnh lý có liên quan đến tim mạch
Độ ngọt cùng những hoạt chất có trong loại dược liệu này sẽ có hiệu quả ổn định lượng Glucose ở trong máu, có khả năng phòng ngừa bệnh lý máu nhiễm mỡ, phòng tránh được nhiều triệu chứng khác nhau có liên quan đến hệ tim mạch.
Theo đó, người bệnh có thể dùng lá cỏ ngọt để hãm trà uống mỗi ngày. Sử dụng một lượng lá vừa đủ, hãy tráng qua một lượt nước nóng, bỏ phần nước đó đi rồi hãm bằng nước ấm khác. Thời gian hãm trong khoảng 5 - 10 phút là sử dụng được.
Mọi người có thể sử dụng dược liệu cỏ ngọt mỗi ngày mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Một số các lưu ý quan trọng khi sử dụng cây cỏ ngọt
Cỏ ngọt tuy là một trong số các loại dược liệu rất tốt đối với sức khỏe của người bệnh, nhưng gia tăng tính hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo được tính ngọt, dưới đây các chuyên gia đã chỉ ra một số các lưu ý khi dùng loại dược liệu này như sau:
+ Mọi người không được tự ý kết hợp loại dược liệu này cùng với thuốc Tây hay những loại dược liệu khác nếu như chưa có sự chỉ định của các chuyên gia/ người có chuyên môn. Trong trường hợp kết hợp không đúng, có thể sẽ gây nên tình trạng ngộ độc và những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
+ Cỏ ngọt tuy là dược liệu lành tính, nhưng mọi người không được dùng quá liệu hoặc sử dụng quá ít bởi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
+ Đối với phụ nữ mang thai/ đang cho con bú/ trẻ nhỏ, cần phải tuân thủ theo đúng lời khuyên của người có chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý dùng dược liệu này.
+ Không được đun, sắc thuốc bằng các dụng phụ bằng kim loại. Tốt nhất mọi người nên sử dụng các đồ bằng sứ để đun thuốc.
+ Hãy kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học nhằm quá trình điều trị bệnh có được kết quả tốt nhất.
Chắc hẳn với tất cả thông tin do giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về công dụng của dược liệu cỏ ngọt. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là các thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ hay các vị thầy thuốc Đông Y chỉ định ban đầu.