Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Chia sẻ các lưu ý quan trọng khi dùng củ mài

Cập nhật: 22/04/2021 11:46
Người đăng: Nguyễn Trang | 1114 lượt xem

Củ mài có tác dụng như thế nào đối với tình trạng sức khỏe? Sử dụng củ mài như thế nào là đúng cách? Để có được lời giải đáp chính xác nhất cho các thắc mắc trên, quý độc giả cùng tham khảo chi tiết thông tin ở bài viết dưới đây.

Tại sao củ mài là một vị thuốc?

Trong rất nhiều trường hợp, củ mài được sử dụng như một bài thuốc dân gian nhằm giải quyết một số những tình trạng sức khỏe như:

  • Tình trạng tiêu chảy lâu ngày.
  • Mất khẩu vị và chán ăn.
  • Ho khan.
  • Hen suyễn.
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Đi tiểu thường xuyên.

Ngoài ra, hoài sơn cũng còn nổi tiếng với hàm lượng Allantoin dồi dào. Đây chính là một trong số những hợp chất tự nhiên có khả năng thúc đẩy quá trình phát triển của các mô được khỏe mạnh, đồng thời sẽ cũng rút ngắn được thời gian chữa lành vết thương.

>>> Tham khảo về công dụng của một số thảo dược khác:

Tại sao củ mài là một vị thuốc?

Cũng nhờ vào đó mọi người còn sử dụng củ mài nhằm giải quyết các vấn đề như mụn nhọt, loét, áp xe ở da. Bên cạnh đó, chiết xuất từ loại củ mài còn được biết đến là phương pháp điều trị vết thương do bọ cạp/ rắn cắn.

Bên cạnh đó, củ mài cũng có chứa khá nhiều diosgenin. chính là nguyên liệu tổng hợp một số steroid như progesterone, estrogen. Không dừng lại ở đó mà giá trị dinh dưỡng của loài thực vật này cũng luôn được đánh giá cao. Ngoài lượng tinh bột dồi dào thì củ mài còn chứa thêm nhiều: 

  • Amylase;
  • Axit amin;
  • Vitamin B1 & C;
  • Glutamine.

Một số những nghiên cứu khác cho thấy loại củ này có đặc tính chống oxy hóa, đi kèm với đó là một lượng lớn khoáng chất như sắt, kẽm, mangan, đồng và selenium.

Tổng hợp những lợi ích của củ mài mang lại cho sức khỏe

Bên cạnh các vấn đề được đề cập đến tình trạng sức khỏe, một số chuyên gia về lĩnh vực Y học cổ truyền còn cho rằng củ mài còn có các khả năng đối phó lại những tình trạng như:

  • Tình trạng khô âm đạo sau thời kỳ mãn kinh.
  • Dễ cáu gắt do mãn kinh.
  • Một số vấn đề khác có liên quan đến túi mật.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
  • Tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Những người bị loãng xương.
  • Bị rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Ho mãn tính.

Theo như kết quả từ một nghiên cứu về chức năng của đường tiêu hóa ở trên chuột, chiết xuất của củ mài không những hỗ trợ tiêu hóa mà còn có khả năng tăng cường vi khuẩn có lợi ở trong vi khuẩn của đường ruột.

Bên cạnh đó, đặc tính chống oxy hóa của loại củ này còn đóng góp trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường bằng quá trình điều chỉnh một số các yếu tố liên quan như:

  • Chỉ số cholesterol trong máu.
  • Stress oxy hóa.
  • Hoạt động những chất chống oxy hóa.

Cũng nhờ vào đó mà chức năng của thận và gan cũng đã được cải thiện rất đáng kể.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn cho rằng loại củ này còn có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch, vấn đề về sức khỏe mang tính nguy hiểm cao ở nhiều quốc gia ở trên Thế giới, trong đó có cả ở Việt Nam.

Lưu ý khi tăng cường sức khỏe bằng củ mài

Củ mài được đánh giá là một loại thực vật lành tính. Những nếu như bạn sử dụng chất bổ sung chiết xuất từ nó, cần phải thảo luận với các bác sĩ/ dược sĩ hay các vị thầy thuốc Đông Y về toàn bộ các rủi ro phát sinh tác dụng phụ. Lấy ví dụ, đôi khi những hoạt động trong chất hoài sơn còn có nguy cơ tương tác cùng với thuốc sử dụng ở trong liệu pháp thay thế hormone/ thuốc tránh thai.

Lưu ý khi tăng cường sức khỏe bằng củ mài

Bên cạnh đó, phía các chuyên gia cũng đã khuyến nghị các đối tượng dưới đây cần phải tránh phương pháp này, gồm có: 

  • Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú.
  • Phụ nữ đang mắc bệnh lý có liên quan đến hormone như xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay một số loại ung thư (như buồng trứng, ung thư vú và tử cung,...).

Bên cạnh đó, cho dù là hiếm gặp nhưng phản ứng dị ứng cũng có nguy cơ xảy ra như nổi phát ban. Đồng thời, nếu như tiêu thụ quá nhiều củ mài hoặc chiết xuất từ loại thực vật này sẽ có khả năng dẫn đến:

  • Tình trạng buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Bị tiêu chảy.

Hướng dẫn cách sử dụng củ mài đúng cách

Hiện nay, mọi người có thể sử dụng của mài theo nhiều cách khác nhau như:

  • Chất bổ sung dạng uống: dạng viên nang hoặc chiết xuất dạng chất lỏng.
  • Món ăn: luộc, nướng, nấu canh, nấu chè,...
  • Hoặc tiến hành pha thành trà củ mài.

Với những thông tin ở trên chúng ta cũng thấy được củ mài là một trong số những loại thực vật đa năng với rất nhiều đóng góp trong quá trình hỗ trợ điều trị vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, củ mài cũng có thể sử dụng trực tiếp hoặc ở dưới dạng chiết xuất. Nhưng trước khi quyết định có nên dùng bất kỳ loại chế phẩm nào chứa hoạt chất lấy từ loại thực vật này, các bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng về các rủi ro tác dụng phụ.

Hy vọng toàn bộ các chia sẻ do giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn về công dụng của củ mài. Nhưng mọi người lưu ý đây chỉ là các thông tin mang tính chất tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ kê đơn từ ban đầu.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898